Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam đã lý giải và đặt câu hỏi về việc “thu gom, tái chế, và quy trình thu gom xử lý rác hiện nay vẫn còn loay hoay và rối”, các địa phương cấp thiết cần có “kiến trúc sư trưởng” cho , hướng đến phát triển bền vững.

Các địa phương trong cả nước thiếu “kiến trúc sư trưởng” trong quy hoạch, xử lý rác

Ở Việt Nam hiện nay tại nhiều địa phương và thành phố lớn vẫn còn loay hoay và rối trong công tác lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư và quản lý sau đầu tư. Theo TS Nguyễn Đình Trọng, “Mấu chốt của vấn đề xử lý rác hiện nay tại nhiều tỉnh, thành phố là thiếu một “kiến trúc sư trưởng” để gỡ rối cho công tác xử lý rác”. Quan điểm trên được đánh giá là mang tính thực tiễn cao dựa trên kinh nghiệm chuyển giao và lắp đặt Lò đốt rác tại nhiều địa phương trên cả nước của T-Tech Việt Nam.

Cũng theo giới chuyên gia về môi trường, có nhiều nguyên nhân gây thất bại của các nhà máy rác trên toàn quốc trong những năm qua. Trong đó Công nghệ được nhận định là vấn đề mấu chốt tại các địa phương.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

TS. Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam chia sẻ những vấn đề xoay quan thực trạng “rối” xử lý rác tại các địa phương

Đồng quan điểm với các chuyên gia đầu ngành, TS Nguyễn Đình Trọng chia sẻ “Hiện nay, công nghệ xử lý rác của nước ngoài chưa phù hợp với rác Việt Nam như: công nghệ Đức, Nhật Bản, Châu Âu,… thông qua nguồn vốn ODA và Đầu tư tư nhân… các công nghệ trên bộc lộ nhiều yếu điểm công nghệ do tính chất phức tạp, đặc thù của rác thải chưa qua phân loại tại Việt Nam. Đặc biệt, các mô hình sản xuất phân Compost, Plasma, Khí hóa cũng chưa mang lại hiệu quả, được xem là nguyên nhân dân đến vẫn đề “rối”, loay hoay trong lựa chọn công nghệ”.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến vấn đề “rối” trong xử lý rác theo TS Nguyễn Đình Trọng được cho là suất đầu tư vào công nghệ nước ngoài quá lớn, hoặc do nhà đầu tư đẩy giá để vay vốn dẫn đến thực trạng ngân sách cho các dự án luôn cao hơn so với thực tế. Mặt khác đơn giá xử lý rác rất thấp từ 400k - 500k/tấn, được cho là góp phần làm thất bại các dự án xử lý rác trên khắp cả nước.

Nguyên nhân thứ ba theo TS Nguyễn Đình Trọng là quy hoạch nhà máy rác không khoa học, hệ thống thiết kế không tốt, không tối ưu dẫn đến lãng phí và vận hành không hiệu quả.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Lò đốt rác T-tech lắp đặt và chuyển giao công nghệ được đánh giá hiệu quả

Sau cùng một nguyên nhân trực tiếp nhất là năng lực vận hành yếu của các chủ đầu tư dự án do ít kinh nghiệm, nhà đầu tư “tay ngang”, không chuyên nghiệp dẫn đến thất bại tại nhiều địa phương. Vì vậy, các tỉnh/ thành phố cần có một “kiến trúc sư trưởng” cho vấn đề xử lý rác được xem là vô cùng cần thiết.

Tính cấp thiết cần xây dựng, quy hoạch thông minh điểm xử lý rác

Từ thực trạng rác thải, TS Nguyễn Đình Trọng đánh giá, các tỉnh/ thành phố hiện quy hoạch thiếu đồng bộ khu xử lý rác. Đồng thời đưa ra nhóm giải pháp 3 bước cho các địa phương hiện nay:

Bước 1: Mỗi tỉnh, thành phố phải có một bản đồ quy hoạch “thông minh” về các điểm xử lý rác, trạm xử lý rác, mạng lưới thu gom, …. đảm bảo tối ưu, khoa học.

Bước 2. Lựa chọn “công nghệ phù hợp”, “nhà đầu tư phù hợp” cho từng địa phương với địa bàn cụ thể.

Bước 3. Tăng cường quản lý sau đầu tư đối với các dự án nhà máy xử lý rác thải.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Thông qua 3 bước trên, việc lựa chọn một nhà đầu tư có công nghệ trong tay được cho là “chìa khóa vàng” trong giải quyết bài toán khó khăn xử lý rác, gỡ rối cho các địa phương. Hơn nữa, các dự án xử lý rác khi chọn công nghệ phù hợp, nhất là công nghệ tiên tiến trong nước giúp cho địa phương nâng cao tính hiệu quả nhờ không phụ thuộc công nghệ nước ngoài, không bị động trong sửa chữa, nâng cấp, bảo trì sản phẩm, chi phí tối ưu.

Hơn hết, thông qua hoạt động tăng cường quản lý sau đầu tư, nhất là công tác giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng từ Nhà nước, doanh nghiệp và người dân góp phần giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ, tránh nguy cơ các nhà máy rác rơi vào thất bại và liên tục cần gỡ rối như nhiều địa phương hiện nay.

Hiện nay, mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn chất thải sinh hoạt (thường gọi là rác thải), trong đó chất thải đô thị chiếm khoảng 60%. Theo dự báo, đến năm 2025 tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng thêm 10 - 16%.

Hiện nay, mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn chất thải sinh hoạt (thường gọi là rác thải), trong đó chất thải đô thị chiếm khoảng 60%. Theo dự báo, đến năm 2025 tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng thêm 10 - 16%.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Trong điều kiện hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; trình độ, năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị hóa, áp lực về xử lý rác thải sinh hoạt ngày càng lớn. Tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người dân tập trung phản đối, ngăn không cho xe chở rác vào các bãi chôn lấp do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Việc mở rộng các bãi chôn lấp gặp nhiều khó khăn do không nhận được sự ủng hộ của người dân. Vì vậy, triển khai các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường để thay thế dần biện pháp chôn lấp là hết sức cấp bách và mang tính căn cơ, lâu dài.

Tuy nhiên, đang có một thực tế là tình trạng “loạn công nghệ" xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, công ty môi trường có vốn nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng nhà máy nhưng hiệu quả lại rất hạn chế và gây lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, Thông tư 07/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa cụ thể nên các địa phương áp dụng theo cách khác nhau, công nghệ khác nhau giá cũng khác nhau và rất khó tính toán để có hành lang giá cho việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024
Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Do vậy, các bộ, ngành cần có hướng dẫn về các giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt để địa phương lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời hướng dẫn cụ thể về đơn giá cho từng hình thức xử lý (chôn lấp, đốt rác thông thường không phát điện, đốt rác phát điện…). Với hình thức đốt rác phát điện hiện đại, có suất đầu tư lớn, xử lý triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường, các tiêu chí chất thải đạt tiêu chuẩn châu Âu, cần phải có một đơn giá xử lý cụ thể để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đang được nhiều tỉnh, thành và nhà đầu tư quan tâm, song quy trình, thủ tục đầu tư rất phức tạp, kéo dài, và còn nhiều chồng chéo trong các quy định pháp luật về đấu thầu, đất đai, xây dựng, đầu tư… Đặc biệt, quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chưa cụ thể, còn nhiều vướng mắc. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ những khó khăn này để thu hút được các nhà đầu tư tham gia, góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước xử lý rác thải, bảo vệ môi trường bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2022 đạt 89%, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 90%.

Việt nam xử lý rác thải như thế nào năm 2024

Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước có đủ năng lực tài chính, trí tuệ, kinh nghiệm sử dụng công nghệ hiện đại cho các dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam. Công nghệ đốt rác phát điện cũng được áp dụng rộng khắp trên thế giới với hàng nghìn nhà máy đang hoạt động; trong đó nhiều nhà máy xử lý rác thải tương tự như rác thải sinh hoạt tại Việt Nam nên việc tiếp cận, chuyển giao công nghệ rất thuận tiện. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích và đặc biệt ưu tiên cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước có năng lực trong lĩnh vực này. Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tiến tới làm chủ công nghệ hiện đại, vừa mang lại nguồn thu để tái đầu tư và bảo đảm an ninh môi trường; đồng thời mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước phát triển và nhiều lợi ích khác khi các dự án có nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam.

Rác thải được xử lý như thế nào?

Đây là ba biện pháp xử lý rác thải phổ biến nhất..

Thu gom rác thải vào bãi rác đã quy hoạch từ trước rồi đem đi xử lý Đây là phương pháp xử lý rác thải truyền thống, có thể tiêu hủy được lượng lớn rác thải. ... .

Sử dụng hóa chất để xử lý rác thải. ... .

Sử dụng lò đốt rác thải rắn..

Tại sao phải xử lý rác thải?

Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người.

Việt Nam có bao nhiêu rác thải?

Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh.

Việt Nam thai ra bao nhiêu tấn rác mỗi ngày?

Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Thông tin nói trên được đưa ra tại tọa đàm "Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị" do báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức chiều 7-3, tại Hà Nội.