Quản lý rủi ro trong ngân hàng là gì năm 2024

Xin chào anh/chị trong Ban biên tập, tôi hiện đang tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tôi được biết sang năm sẽ có quy định mới về này. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được anh/chị trong Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy anh/chị cho tôi hỏi theo quy định mới thì chức năng của Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại gồm những gì? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!

Thiện Thanh - Đồng Nai

Chức năng của Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại được quy định tại quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), theo đó:

1. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại tự quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai và có tối thiểu các chức năng sau:

  1. Giúp Hội đồng rủi ro trong việc:

(i) Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

(ii) Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;

  1. Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
  1. Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
  1. Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;

đ) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

  1. Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
  1. Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.

2. Bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ do ngân hàng mẹ quyết định.

Trên đây là tư vấn về chức năng của Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Bên cạnh hoạt động Kiểm soát nội bộ là hoạt động cốt lõi trong toàn bộ hệ thống Kiểm soát nội bộ, Quản Trị Rủi Ro (QTRR)

Bên cạnh hoạt động Kiểm soát nội bộ là hoạt động cốt lõi trong toàn bộ hệ thống Kiểm soát nội bộ, Quản Trị Rủi Ro (QTRR) chính là nền tảng bảo đảm an toàn trong hệ thống kiểm soát nội bộ với chức năng chính là nhận dạng, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro, xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về QTRR, đo lường và theo dõi rủi ro, kiểm tra, đánh giá độc lập và đưa ra khuyến nghị QTRR hoạt động.

VPBank thực hiện QLRR đảm bảo các yêu cầu: (i) QLRR trọng yếu, (ii) Nhận dạng đầy đủ, đo lường chính xác, theo dõi thường xuyên để kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trọng yếu, (iii) Kiểm soát trạng thái rủi ro đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro, (iv) Các quyết định có rủi ro phải được minh bạch, rõ ràng và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro, (v) QLRR công ty con thông qua người đại diện phần vốn.

CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH NỘI BỘ VỀ QLRR TẠI VPBANK

VPBank có chính sách QLRR, quy định nội bộ về QLRR do Hội đồng Quản trị (“HĐQT”) ban hành. Chính sách QLRR, Quy định nội bộ về QLRR tại VPBank được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

  • Được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa kiểm soát, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý;
  • Các trạng thái rủi ro, vi phạm về rủi ro phải được báo cáo kịp thời và có cơ chế xử lý;
  • Xác định được các hoạt động trọng yếu và rủi ro trọng yếu và rủi ro trọng yếu được quản lý trên cơ sở xác định được chiến lược QLRR và các hạn mức, cách thức nhận dạng, đo lường, kiểm soát.

Chính sách QLRR, Quy định nội bộ về QLRR tại VPBank có những nội dung sau đây:

  • Chính sách QLRR bao gồm Chính sách khung QLRR và Chính sách quản lý đối với các rủi ro trọng yếu;
  • Hạn mức rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu;
  • Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu;
  • Kiểm tra sức chịu đựng;
  • Cơ chế báo cáo nội bộ về QLRR;
  • QLRR đối với sản phẩm mới, hoạt động trên thị trường mới;

TRIỂN KHAI QTRR VÀ VAI TRÒ CỦA KHỐI QTRR

QTRR được triển khai trên 03 tuyến bảo vệ tại VPBank, cụ thể:

  • Tại Tuyến bảo vệ thứ nhất (“Tuyến 1”) gồm các Đơn Vị Kinh Doanh và các Đơn Vị Vận Hành – Hỗ Trợ: Đây là các đơn vị sở hữu rủi ro và chịu trách nhiệm đầu tiên trong công tác quản trị mọi rủi ro hoạt động với chức năng nhận dạng, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và báo cáo đầy đủ cho Tuyến 2.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ hai (“Tuyến 2”) gồm Khối Quản trị rủi ro và Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ, có trách nhiệm xây dựng chính sách, quy định nội bộ QTRR, giám sát, kiểm tra độc lập để đảm bảo tuân thủ hoạt động của các Đơn vị thuộc Tuyến 1 và đưa ra yêu cầu bổ sung biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoạt động đối với Tuyến 1.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ 3 (“Tuyến 3”): Khối Kiểm toán Nội bộ thực hiện hỗ trợ Ban Kiểm soát đánh giá công tác QTRR, kiểm tra, đánh giá độc lập công tác QTRR của Tuyến 1 và Tuyến 2, đưa ra khuyến nghị QTRR.

Khối QTRR thuộc tuyến thứ 2 là bộ phận chuyên trách thực hiện QLRR tại VPBank với các chức năng sau đây:

Tại sao phải quản trị rủi ro trọng ngân hàng?

Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

Quản lý rủi ro trọng kinh doanh là gì?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là quá trình định hướng, ước lượng, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Đây là một hoạt động quản lý chiến lược được thực hiện bởi các quản lý và lãnh đạo Doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững.

Rủi ro và quản trị rủi ro là gì?

\=> Rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến mục tiêu của tổ chức. Quản trị rủi ro là hệ thống các quy trình nhận diện, đánh giá, quản lý và kiểm soát những sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể xảy ra để đảm bảo hoàn thành mục tiêu cuối cùng của dự án được tốt nhất.

Rủi ro pháp lý trọng ngân hàng là gì?

Bản chất của rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Là những rủi ro bắt nguồn từ yếu tố pháp lý (khung pháp luật chưa hoàn thiện; sơ hở của các điều khoản hợp đồng; những thay đổi trong các chính sách của Nhà nước, trong đó có chính sách về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng…).