Lý thuyết môn toán ôn thi đại học năm 2024

Bài viết dưới đây của Toan.vn sẽ chia sẻ với các em những bước cần phải thực hiện cho người muốn tự học toán ôn thi đại học.

Đặc biệt hơn nữa, bài viết không chỉ cần thiết với các em cần học và ôn luyện môn Toán để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng, mà nó còn đúng với các em đang bị mất gốc toán hoặc hoàn toàn không biết gì về môn Toán. Để có thể bắt đầu tự học môn toán, các em cần có lộ trình tự học sau:

Khi bắt đầu học bất cứ một môn học gì chúng ta đều cần chuẩn bị những tài liệu học tập và không thể thiếu để phục vụ cho việc học đó. Học Toán hay học một môn học nào khác cũng đều như vậy. Riêng với môn Toán, những tài liệu cần thiết và không thể nào thiếu được cho người bắt đầu và tự học toán ôn thi đại học bao gồm:

  • Tài liệu: Bao gồm có sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo. Đây là tài liệu không thể thiếu khi học sinh bắt đầu tự học Toán.
    • Sách giáo khoa: giúp định hướng chuẩn nhất các kiến thức cơ bản về lý thuyết. Bài tập sẽ xuất hiện trong nội dung bài thi THPT QG.
    • Sách tham khảo: giúp hệ thống lại đầy đủ các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Trang bị kĩ năng cần thiết để làm tốt các dạng bài trắc nghiệm toán không có trong SGK.
  • Ngoài ra, nên tham gia các hội nhóm hoặc fanpage luyện thi chuyên Toán. Trên đây thường sẽ cập nhật tài liệu ôn tập cần thiết cho môn Toán nhanh và đa dạng.

2. Xác định kiến thức trọng tâm

Khóa thi THPT Quốc Gia năm 2016 – 2017, việc tự học là vô cùng dễ dàng bởi vì đây là năm đầu tiên mà Bộ Giáo Dục đổi mới phương án thi. Kiến thức thi đại học môn Toán tập trung chính ở chương trình học của lớp 12.

Từ năm 2018, nội dung có trong bài thi Toán sẽ được mở rộng cả chương trình học toán 11. Vì vậy, các em cần nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức bổ sung?

Với riêng môn Toán, trong chương trình lớp 11 và lớp 12, các em sẽ cần phải nắm được những kiến thức trọng tâm sau:

2.1. Chương trình Toán lớp 11:

  • Đại số: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác; Các bài toán tổ hợp; Ôn tập phần giới hạn của hàm số; Đạo hàm.
  • Hình học: Tự học phần phép dời hình, đồng dạng trong một mặt phẳng; Đường thẳng mặt phẳng và quan hệ song song; Vecto trong không gian và quan hệ vuông góc trong không gian
    Lý thuyết môn toán ôn thi đại học năm 2024
    Chương trình toán lớp 11

2.2. Chương trình Toán lớp 12:

  • Đại số: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát, vẽ đồ thị hàm số; Dạng bài hàm số mũ, logarit; Nguyên hàm và tích phân; Số phức.
  • Hình học: Khối đa diện; ôn tập kiến thức về mặt nón, mặt trụ, mặt cầu và phương pháp tọa độ trong không gian.
    Lý thuyết môn toán ôn thi đại học năm 2024
    Chương trình toán lớp 12

3. Tự luyện thi bằng cách học theo chuyên đề

Nếu như có điều kiện để đi học thêm, giáo viên sẽ bồi dưỡng chuyên sâu và theo dõi sát sao sự tiến bộ của các em.

Tuy nhiên, nếu như tự học ở nhà với những tài liệu đã được chuẩn bị thì bạn cần học theo sát những định hướng của sách giáo khoa. Luyện đề bằng các bài tập theo sách tự ôn, sách bài tập, đề từ các năm trước.

Các bạn học sinh sẽ cần học những gì?
  • Cần phải học và nắm thật chắc những kiến thức lý thuyết của mỗi chuyên đề Toán học
  • Làm nhuần nhuyễn từng dạng bài tập nhỏ nhất của từng chuyên đề
  • Luyện tập nhiều các dạng bài tập của từng chuyên đề đó từ dễ đến khó.

Lý thuyết môn toán ôn thi đại học năm 2024
Cấu trúc đề thi toán THPT QUốc Gia năm 2022

4. Tổng ôn tập sau khi đã học xong các chuyên đề

Học nhuần nhuyễn các kiến thức cơ bản, sau đó là tổng ôn tập và luyện đề.

Đối với những trường hợp chỉ cần đủ điểm để tốt nghiệp THPT thì các em nên tập trung vào những dạng toán cơ bản. Không nên tập trung vào làm đề toán nâng cao, ôn tập trọng tâm để lấy điểm 5 – 6 như:

  • Phần hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
  • Các dạng toán tổ hợp
  • Phần giới hạn của hàm số
  • Các ứng dụng của đạo hàm để vẽ, khảo sát đồ thị hàm số
  • Ôn tập hàm số mũ và logarit
  • Tập trung vào một vài bài toán tính tọa độ không gian

Hy vọng với những chia sẻ của TOAN.VN sẽ giúp cho quá trình tự học toán ôn thi đại học của các em có định hướng rõ ràng hơn. Nếu còn bất cứ điều gì cần giải đáp về việc tự học toán hoặc lộ trình ôn thi môn toán vào đại học thì đừng ngần ngại liên hệ với Toán.vn nhé.

Nhận định đề tham khảo môn Toán, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cô Nguyễn Thị Tuyết cho biết, đề thi có sự phân loại rõ ràng; trong đó khoảng 35 câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu; 15 câu mức độ vận dụng, vận dụng cao.

Nội dung kiến thức chủ yếu thuộc nội dung chương trình lớp 12 với 45 câu hỏi. Cụ thể, phần Giải tích gồm các chủ đề: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số (10 câu); hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit (8 câu); nguyên hàm, tích phân và ứng dụng (7 câu); số phức (6 câu).

Phần hình học có các chủ đề: Khối đa diện (3 câu); mặt nón, mặt trụ, mặt cầu (3 câu); phương pháp tọa độ trong không gian (8 câu).

Có 5 câu thuộc chương trình lớp 11 với các nội dung: Tổ hợp - xác suất (2 câu); cấp số cộng - cấp số nhân (1 câu); các bài toán liên quan đến góc và khoảng cách (2 câu).

Cô Nguyễn Thị Tuyết nhận định: Đề minh họa 2024 ở mức độ tương đương so với đề thi chính thức năm 2023, tuy nhiên, tính phân loại rõ hơn.

Những câu vận dụng cao thuộc các chủ đề số phức, hàm số, mũ - logarit, hình Oxyz và tích phân.

Ngoài ra, đề thi xuất hiện những dạng câu hỏi mới liên quan đến min-max và quỹ tích điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.

Với mức độ đề này, học sinh trung bình khá sẽ dễ dàng làm được 7 điểm (nhiều câu có thể nhìn đề và chọn được đáp án luôn). Học sinh ôn luyện tốt, chắc kiến thức hoàn toàn có thể đạt mức độ 8+. Tuy nhiên mức độ 9+ có vẻ hơi khó khăn do tính phân loại cao của đề.

Ma trận đề tham khảo như sau:

Cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Trường THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội).

Những kiến thức toán học cần chú trọng

Từ phân tích đề tham khảo, cô Nguyễn Thị Tuyết lưu ý, học sinh cần học thật vững khái niệm, nhớ các tính chất đã học trên lớp; đặc biệt là công thức: Thể tích các khối đa diện, các khối tròn xoay, diện tích hình tròn xoay (hình nón, hình trụ, hình cầu); công thức liên quan đến mũ và lôgarit; các tính chất tích phân, ứng dụng tích phân, phép toán số phức.

Đối với kiến thức thuộc chương trình lớp 11, học sinh nên ôn tập lại các khái niệm: Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, cấp số cộng, cấp số nhân; đặc biệt là những bài toán liên quan đến phép đếm và xác suất.

Đồng thời, các em lưu ý luyện tập kỹ năng xác định và tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng và bài toán liên quan đến khoảng cách (từ một điểm đến một mặt phẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau).

Đối với kiến thức thuộc chương trình lớp 12: Các em nên rèn luyện kỹ năng đọc bảng biến thiên, đọc đồ thị hàm số; các tính chất đặc trưng của hàm số (cực trị của hàm đa thức bậc 4 trùng phương; cực trị và đơn điệu của hàm đa thức bậc 3; các bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số).

Cùng với đó là khái niệm và tính chất mũ và lôgarit; phương trình và bất phương trình mũ và lôgarit dạng đơn giản; phương pháp đổi biến, phương pháp tích phân từng phần; công thức liên quan đến ứng dụng tích phân; số phức liên hợp; khái niệm liên quan đến vectơ chỉ phương của đường thẳng, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng; điểm thuộc đường thẳng, điểm thuộc mặt phẳng,…

Đối với những nội dung thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao, thí sinh lưu ý: Xác suất (Giải tích 11); góc giữa 2 mặt phẳng, khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (Hình học 11); bài toán tương giao, cực trị và đơn điệu của hàm trị tuyệt đối; bài toán thiết diện của mặt phẳng với hình tròn xoay; bất phương trình mũ và lôgarit; biến đổi tích phân, tích phân hàm ẩn; biện luận nghiệm của phương trình bậc hai trên tập số phức; cực trị số phức và cực trị trong hình học tọa độ không gian Oxyz.

Những thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT 2024 nên luyện tập thật kỹ các dạng toán thuộc nội dung 35 câu đầu của đề (mức độ nhận biết, thông hiểu).

Thí sinh có xét tuyển đại học, bên cạnh ôn tập chắc các câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu, phải luyện tập thêm các dạng câu vận dụng, vận dụng cao.

2 giai đoạn ôn tập

Đưa lời khuyên về việc ôn tập, cô Nguyễn Thị Tuyết đưa ra 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, học sinh nên xem lại toàn bộ lý thuyết, công thức và tính chất nằm trong chương trình lớp 12 để làm chắc các câu ở mức độ 1 và 2.

Giai đoạn 2 xem thêm các nội dung nâng cao: Chương 1, 2, 3, 4 (Giải tích 12); Chương 1 (Hình học 12) và các nội dung liên quan đến góc, khoảng cách (Chương 3, Hình học 11); bài toán phép đếm, xác suất (Chương 2: Đại số 11).

Ngoài ra, học sinh cũng nên luyện tập thêm các dạng toán mới như cực trị số phức, bài toán max-min trong hình học tọa độ Oxyz.

“Các em hãy luyện tập thường xuyên qua bằng các đề thi thử để rèn kỹ năng làm bài, kỹ năng phân bố thời gian, tâm lý tham gia kỳ thi, cũng như xây dựng chiến lược làm bài hiệu quả. Hãy có một cuốn sổ tay ghi chép lại những nội dung hay quên, những cách giải, công thức dễ quên để thường xuyên xem lại, cần phân loại các mảng kiến thức tránh lẫn lộn. Đặc biệt, các em phải giữ sức khỏe, học tập hàng ngày để tránh lãng quên để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới”, cô Nguyễn Thị Tuyết dặn dò.

Lưu ý khi làm bài, cô Nguyễn Thị Tuyết cho biết: Thí sinh nên làm theo tuần tự các câu. Những câu nào chắc chắn, các em đánh dấu trừ. Câu nào chưa chắc, còn phân vân, các em có thể đánh dấu cộng. Câu nào chưa biết, các em đánh dấu sao. Khi xem lại các em xem những câu đã đánh dấu cộng, suy nghĩ sâu hơn, xét các trường hợp khác nhau, hoặc sử dụng phương pháp loại trừ, thử đáp án, sử dụng máy tính cầm tay để chọn đúng đáp án. Tránh sa đà vào những câu khó.