Top điện thoại có bức xạ cao nhất

Google, Sony, Motorola, ZTE, OnePlus và Oppo là các hãng có điện thoại phát nhiều bức xạ nhất nhưng đa số vẫn nằm trong tiêu chuẩn về an toàn.

Top điện thoại có bức xạ cao nhất
Các điện thoại phát ra nhiều bức xạ nhất. Ảnh: BanklessTimes

Theo báo cáo của BanklessTimes, danh sách các smartphone phát bức xạ nhiều nhất đều là các model cũ. Google, Sony chiếm nhiều model nhất nhưng điện thoại đứng đầu về mức độ nguy hiểm trong các thử nghiệm thực tế là Motorola Edge với 1,79 W/kg. Đứng thứ hai là ZTE Axon 11 5G với 1,59 W/kg và tiếp đến là OnePlus 5T với 1,55 W/kg.

Bức xạ của điện thoại di động được đo bởi mức độ ảnh hưởng của nó đến cơ thể con người. Trong đó, tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) sẽ dựa trên tốc độ cơ thể người hấp thụ năng lượng trên một đơn vị khối lượng khi tiếp xúc với tần số vô tuyến (RF). Giá trị SAR tối đa được cho phép có sự khác nhau trên thế giới, từ 1,6 đến 2 W/kg. Ví dụ, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ quy định SAR không được vượt 1,6 W/kg. Theo thông số này, chỉ Motorola Edge quá giới hạn. Đức hiện có chứng nhận về mức độ thân thiện với môi trường Der Blaue Engel với yêu cầu điện thoại có độ phát xạ dưới 0,6 W/kg nhưng không quy định về các sản phẩm vượt ngưỡng.

Tất cả smartphone ngày nay đều phát bức xạ nhưng chúng thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, loại thiết bị, kiểu máy, tuổi của thiết bị và độ bền của ăng-ten đều ảnh hưởng đến chỉ số SAR.

Điện thoại hiện nay phát ra sóng RF trong phổ điện tử với dải tần 0,7-2,7 GHz nếu dùng công nghệ từ 2G đến 4G. Các điện thoại 5G phát RF trong dải tần tới 80 GHz. Do tần số thấp, chúng không ion hóa, không đủ để thay đổi DNA con người nên không bị xếp vào các nguyên nhân gây ung thư. Năm 2020, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khẳng định bức xạ tần số vô tuyến của điện thoại thông minh không gây nguy hiểm cho sức khỏe sau khi tham khảo các nghiên cứu khoa học liên quan.

Nhiều người dùng hiện có thói quen sử dụng smartphone nhiều giờ trong ngày. Chúng được đặt trong túi, để trên bàn làm việc, trên xe khi di chuyển và trên giường khi đi ngủ. Tuy các nghiên cứu về tác động của bức xạ điện thoại tới sức khỏe người dùng chưa thực sự rõ ràng, các chuyên gia vẫn luôn khuyến khích mọi người hạn chế tiếp xúc với điện thoại thông minh.

Mọi smartphone đều phát ra bức xạ, tuy nhiên với mức độ cường độ khác nhau. Một bản trình bày dữ liệu mới nhất đã xếp hạng các smartphone khác nhau theo mức độ bức xạ của chúng.

BanklessTimes đã công bố một báo cáo trong đó họ chỉ ra những mẫu smartphone phát ra bức xạ nhiều hơn những mẫu khác. Xếp hạng bao gồm các sản phẩm của Google, Sony, Motorola, ZTE, OnePlus và Oppo. Dẫn đầu là Motorola Edge với mức phát xạ 1,79 W/kg, ở vị trí thứ hai và thứ ba là ZTE Axon 11 5G (1,59 W/kg) và OnePlus 6T (1,55 W/kg). Thấp hơn một chút là Sony Xperia XA2 Plus, Google Pixel 3XL và Google Pixel 4a.

Toàn bộ top 10 smartphone có bức xạ cao nhất có thể được nhìn thấy trong bảng đánh giá cung cấp từ BanklessTimes. Đáng chú ý là xếp hạng chủ yếu bao gồm các mẫu cũ, trong số đó có ba thiết bị của Google.

Được biết, bức xạ smartphone được đặc trưng bởi mức độ ảnh hưởng đến cơ thể và được đo bằng đơn vị SAR. SAR là đơn vị đo tốc độ cơ thể người hấp thụ năng lượng trên một đơn vị khối lượng khi tiếp xúc với tần số vô tuyến (RF).

Đối với giá trị SAR tối đa ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, smartphone có bức xạ từ 1,6 W/kg đến 2,0 W/kg được chấp nhận. Ví dụ: Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã đặt mức SAR tối đa là 1,6 W/kg. Dựa trên thông số này, trong số 10 máy hàng đầu chỉ có Motorola Edge vượt quá giới hạn bức xạ.

Top điện thoại có bức xạ cao nhất

Điều quan trọng cần lưu ý là tất cả điện thoại di động đều phát ra một số mức bức xạ, nhưng chỉ số này thay đổi theo nhiều yếu tố. Chúng bao gồm loại thiết bị và kiểu máy, tuổi của thiết bị và độ bền của ăng-ten phát. Một yếu tố khác là khoảng cách từ tháp di động gần nhất.

Điện thoại phát ra sóng RF trong phổ điện từ. Trong khi 2G đến 4G phát ra RF trong dải tần 0,7–2,7 GHz, điện thoại 5G có thể làm như vậy lên đến 80 GHz. Do tần số thấp của chún nên chúng không đủ để thay đổi DNA, do đó làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Nguồn: [Link nguồn]

Top điện thoại có bức xạ cao nhất

Ngoài phân khúc cao cấp, nhiều smartphone tầm trung cũng đã có màn hình cỡ lớn, cho trải nghiệm xem “đã” mắt hơn.

Apple đề xuất khách hàng sử dụng phiên bản iPhone mới nhất của hãng, bao gồm 14 Pro Max và iPhone SE, thử "tùy chọn rảnh tay, chẳng hạn như loa ngoài tích hợp, tai nghe hoặc các phụ kiện tương tự khác" để "giảm tiếp xúc với năng lượng RF (tần số vô tuyến)".

Theo Văn phòng Bức xạ Liên bang của Đức, những mức phơi nhiễm tần số vô tuyến đó có thể đặc biệt cao từ một số thiết bị di động và điện thoại Android đứng đầu danh sách.

Top điện thoại có bức xạ cao nhất
Danh sách 10 điện thoại thông minh phát ra nhiều bức xạ nhất. Ảnh: Bankless Times.

Văn phòng Bức xạ Liên bang của Đức liệt kê dữ liệu về tỷ lệ hấp thụ cụ thể (SAR) của mỗi điện thoại di động. SAR được tính bằng watt trên mỗi kilogam trọng lượng cơ thể và định lượng mức năng lượng được cơ thể con người hấp thụ trên một đơn vị khối lượng khi tiếp xúc với tần số vô tuyến.

Thông thường, điều này dựa trên giá trị hấp thụ được ghi lại khi bạn thực hiện cuộc gọi khi áp điện thoại vào tai. Ở Liên minh Châu Âu, giá trị SAR được cho phép là 2 watt/kg (w/kg) trong khi ở Mỹ giá trị này là 1,6 w/kg.

Danh sách do Thế Giới Thông Tin Số tổng hợp:

Năm kiểu máy sau đây phát ra một số bức xạ mạnh nhất trên thị trường: Motorola Edge (1,79 w/kg); OnePlus 6T (1,55 w/kg); Sony Xperia XA2 Plus (1,41 w/kg); Google Pixel 3 XL (1,39 w/kg); và Google Pixel 4a (1,37 w/kg) bằng với Oppo Reno5 5G (1,37 w/kg).

Xếp không xa phía sau là Google Pixel 3 (1,33 w/kg), P Smart của Huawei (1,27 w/kg) và OnePlus 9 (1,26 w/kg).

Những điện thoại được biết là phát ra ít bức xạ nhất bao gồm: Samsung Galaxy Note10+ 5G (0,19 w/kg); Galaxy Note10 của Samsung (0,21 w/kg); Samsung Galaxy A80 (0,22 w/kg); LG G7 ThinQ (0,24 w/kg); và Motorola Razr 5G (0,27 w/kg).

Đàn ông được khuyên không nên cất điện thoại trong túi quần trong khi phụ nữ nên cho chúng ra khỏi áo ngực.