Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024

Đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ thì ngày lễ cúng đầy tháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để tổ chức ngày lễ này có rất nhiều việc cần làm và cần chuẩn bị, trong đó có chọn ngày cúng đầy tháng. Vậy cách tính ngày cúng đầy tháng như thế nào? Nên chọn ngày nào để tổ chức cúng đầy tháng cho bé thì phù hợp?

Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024

Tìm hiểu cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Từ hàng nghìn năm nay, ông cha ta đã áp dụng cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1” và tính dựa vào lịch Âm chứ không dùng lịch Dương.

+ Ví dụ: Nếu tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé. Cụ thể, nếu bé sinh vào ngày 04/06 âm lịch thì lễ cúng đầy tháng của bé sẽ được tổ chức vào ngày 06/07 âm lịch.

Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024

Còn nếu muốn tổ chức lễ đầy tháng cho bé gái thì sẽ tính ngày đầy tháng lùi 1 ngày so với sinh âm lịch của bé. Cụ thể, nếu bé gái sinh ngày 04/06 âm lịch, như vậy, lễ cúng đầy tháng của bé sẽ tổ chức vào ngày 03/07 âm lịch.

Ý nghĩa của cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Sở dĩ cách tính ngày cúng đầy tháng của bé được áp dụng theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1” là nơi:

  • Nam trồi 2: Ông cha ta cho rằng, con trai sau này trưởng thành, trở thành đấng nam nhi phải là người kiên cường, mạnh mẽ, luôn xông xáo, tiến về phía trước mới có thể đạt được công danh
  • Nữ sụt 1: Là người con gái cần phải biết khiêm tốn, dịu dàng, nhường nhịn mới có thể giúp gia đình yên ấm, hòa thuận.

Ngoài việc tính ngày để làm lễ cúng đầy tháng thì các gia đình cũng nên chú trọng chọn cả giờ hoàng đạo. Không nên làm lễ cúng đầy tháng cho bé vào giờ tương khắc với tuổi hoặc mệnh của bé để tránh bé gặp phải những điều không may.

Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024

Chọn giờ cúng đầy tháng đẹp, hợp tuổi, mệnh của bé

Ví dụ, nếu bé thuộc tuổi Thân thì gia đình không nên tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé vào các giờ Tỵ, Hợi và Dần vì đây là các giờ xung khắc, có thể khiến cho bé gặp phải tai ương về sau.

Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé. Mặc dù bây giờ xã hội phát triển, nam nữ bình đẳng nhưng vẫn có rất nhiều gia đình áp dụng cách tính ngày làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái này với mong muốn có thể giúp các bé có ngày lễ cúng vui vẻ, trọn vẹn và mang lại nhiều may mắn về sau.

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... Tục này xuất phát từ sinh lý tự nhiên, tháng đầu tiên trong cuộc đời của em bé vô cùng quan trọng. Ngày xưa ở Việt Nam, em bé sau khi ra đời không được đặt tên ngay vì tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh rất cao. Trong 4 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ, trẻ em dễ chết yểu vì những khả năng đề kháng của bé chưa được hoàn hảo và chưa hoạt động đúng mức.

Nhiều thống kê khác cũng cho thấy, trong số trẻ không may chết trong năm đầu thì có tới 2/5 sẽ chết ngay trong tháng đầu tiên. Vì thế, nếu bé được ăn đầy tháng thì coi như đã thoát được hết hai phần ba của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời. “Đầu xuôi đuôi lọt”, đó là quan điểm tín ngưỡng thường thấy của người Việt. Nhiều người luôn tâm niệm, sau một tháng bé vẫn còn mạnh khỏe, tăng cân thì có lẽ hy vọng sống sót lớn lên thành người, vì vậy ngày đầy tháng là dịp ăn mừng cho cháu, bố mẹ và thậm chí là cả họ hàng.

Tháng đầu sau khi em bé được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ. Do đó, khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản. Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Bởi vậy, ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội - ngoại, họ hàng, lối xóm về một sinh mệnh thiêng liêng mới.

Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm như khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi). Trong sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: “Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng”.

Theo truyền thống của người Việt sẽ không tính ngày đầy tháng của một đứa theo lịch dương mà lại chọn lịch âm. Một số nơi còn tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của bé theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày. Ví dụ: Bé trai sinh ngày âm là 18/3 thì trồi lên 2 ngày, làm đầy tháng vào ngày 20/3 âm lịch. Nếu là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày. Ví dụ: Bé gái sinh ngày âm là 18/3 thì lùi 1 ngày, làm đầy tháng vào ngày 17/3 âm lịch.

Lý giải về cách tính ngày cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1” này cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp như lời cầu chúc cho tương lai của bé. Sở dĩ bé trai trồi 2 là vì ông bà ta quan niệm con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn bé gái sụt 1, muộn hơn một ngày là vì ông bà cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc.

Mặc dù quan điểm bình đẳng giới bây giờ đã khác xưa rất nhiều nhưng đây vẫn là những lời răn dạy không thừa mà người xưa muốn truyền đạt qua ý nghĩa của mỗi tập tục. Vì vậy, nhiều gia đình ngày nay vẫn giữ cách tính ngày đầy tháng theo quy tắc trồi, sụt này.

Cầu kỳ mâm lễ cúng Mụ

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra. Về 12 bà Mụ, theo người xưa “Trên bà chúa Thiên Thai, dưới 12 bà Mụ”, gồm có các bà: Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh); Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh); Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai); Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé; Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai); Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)...

Đồng thời, theo quan niệm dân gian mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn, tốt lành.

Bởi vậy trong lễ cúng này, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để chiêu đãi khách khứa, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 bà Mụ và 3 Đức Ông. Vì là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đầu đời của bé nên phải đầy đủ các vật phẩm và được bài trí cân đối hài hòa trước bàn thờ gia tiên.

Cụ thể, một mâm cúng đầy tháng truyền thống của người Việt sẽ bao gồm 2 phần: Phần mâm cúng Đức Ông và phần mâm cúng bà Mụ. Trong đó, mâm lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm: chè, xôi, cháo, thịt quay, bánh hỏi... mỗi loại xếp thành 12 đĩa (chén). Mâm lễ vật cúng 3 Đức Ông gồm: một con gà luộc, ba đĩa xôi lớn, một tô chè lớn, một tô cháo lớn.

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng Mụ giữa bé trai và bé gái cũng có sự khác biệt. Điển hình như, mâm cúng đầy tháng của các trẻ sơ sinh có khi thì thấy gia chủ sắp chè đậu nhưng có lúc lại là chè trôi nước. Thực ra, mỗi một lễ vật đều dành cho những đối tượng riêng với ý nghĩa khác nhau. Đối với bé trai thông thường sẽ là xôi 3 tầng và chè đậu trắng, đậu đỏ. Sở dĩ mâm cúng đầy tháng cho bé trai thường sử dụng các loại đậu, đặc biệt là đậu trắng vì người xưa quan niệm “đậu” tượng trưng cho sự đỗ đạt trong học vấn, thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Còn đối với bé gái thì phải chọn chè trôi nước. Với mong muốn “những viên trôi nước” sẽ tượng trưng cho sự trôi chảy, tròn đầy, suôn sẻ trong tình cảm để sau này bé gái sẽ tìm được một mối lương duyên tốt đẹp.

Nam trồi nữ sụt là gì năm 2024
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt,đứa trẻ được sinh ra là do 12 Tiên Nương.

Khi đặt mâm cúng, các mẹ luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc "Đông bình Tây quả", nghĩa là đặt bình hoa ở phía Đông và đặt lễ ở phía Tây. Nguyên tắc sắp mâm cúng trong gia đình luôn phải đảm bảo tính cân đối và đủ số lượng các lễ vật theo tín ngưỡng dân gian. Thông thường đồ lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn: Một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức Ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng Mụ được tổ chức vào dịp đầy tháng này thôi nôi.

Trong ngày cúng Mụ, sau khi thắp hương và dâng lễ vật lên các bà Mụ, các Đức Ông thì một số gia đình còn thực hiện nghi thức khai hoa và nghi thức đặt tên cho đứa trẻ. Trong lễ khai hoa mọi người đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và mở lời xin phép khai hoa. Sau đó người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quí mến…”.

Sau khi đọc lời khai hoa cho bé, chủ lễ sẽ làm nghi thức Xin keo. Cách làm như sau: Chủ lễ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo nó vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.

Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin keo này cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.

Việc cúng đầy tháng cho bé trai không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Tùy phong tục và điều kiện mà mỗi gia đình có nghi lễ cúng đầy tháng cho bé đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào thì lễ cúng cũng cần được chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm của gia chủ.