Các dạng đề toán ôn thi vào lớp 10 năm 2024

Rất nhiều thí sinh quan tâm đến kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn toán bởi môn học này luôn là nỗi “ám ảnh” với nhiều em do lượng kiến thức lớn và nhiều công thức khó nhớ. Nhằm giúp các sĩ tử vượt qua kì thi vào 10 với số điểm như ý, VUIHOC đã tổng hợp kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn toán chi tiết.

1. Kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn toán

1.1 Nắm chắc cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán

Dựa vào đề thi toán vào 10 các năm trước, chúng ta có thể hình dung về cấu trúc đề thi môn toán thường có 5 - 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi thường có nhiều ý nhỏ. Dưới đây là cấu trúc đề thi toán vào 10 chung của các tỉnh trên cả nước:

  • Phần 1(2đ): Rút gọn biểu thức chứa căn và các bài toán liên quan. Đối với rút gọn biểu thức, bạn chú ý đến điều kiện xác định để giải toán chính xác nhất.
  • Phần 2 (2đ): ở phần này, bài thường có 2 ý chính. Ý thứ nhất là phần thông hiểu, học sinh cần nắm vững kiến thức mới có thể giải quyết. Ý thứ hai là vận dụng thấp, không quá khó. Nội dung bài thường xoay quanh chuyển động, công việc, lãi suất, các ứng dụng thực tế của hệ thức lượng, hình học không gian,…
  • Phần 3 (2,5 – 3đ)gồm: Giải phương trình chứa căn hoặc giải hệ phương trình đại số.
  • Phần 4 (3đ): Thường là các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai, ứng dụng định lý Viete vào bài.
  • Phần 5: Giải toán đồ thị hàm số bậc 2.
  • Phần 6: Tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số.
  • Phần 7: Gồm các bài toán thực tế liên quan đến tính diện tích, lãi suất ngân hàng,…
  • Phần 8 là phần hình học, cần chú ý hình vẽ, nếu không có hình vẽ thì bài hình sẽ không được chấm điểm.

Chi tiết cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán:

Các dạng đề toán ôn thi vào lớp 10 năm 2024

1.2 Đặt ra mục tiêu điểm số ôn thi vào 10 môn Toán

Dựa trên kinh nghiệm ôn thi đầu vào môn toán lớp 10 và đạt điểm 9,5 trở lên của các thủ khoa, bạn nên đặt mục tiêu điểm số để xác định khả năng hiện tại của mình. Không có mục tiêu cụ thể thì dễ nản lòng hoặc bạn lo lắng vì có quá nhiều kiến ​​thức cần phải học. Một trong những phương pháp đặt mục tiêu được nhiều người lựa chọn hiện nay đó là xác định chúng theo mô hình SMART:

  • S (cụ thể, dễ hiểu): Bạn cần xác định năng lực và nguyện vọng của bản thân để đặt ra mục tiêu phù hợp.
  • M (đo lường được): Mục tiêu bạn đặt ra cần cụ thể và rõ ràng nhất.
  • A (Có thể đạt được): Những mục tiêu bạn đặt ra phải là mục tiêu bạn có thể làm được. Không nên đặt mục tiêu quá cao so với năng lực.
  • R (Thực tế): Mục tiêu phù hợp hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
  • T (Thời gian hoàn thành): Bạn cần đặt ra thời gian hoàn thành mục tiêu đó, ví dụ kế hoạch 3 tháng hay 6 tháng.

\>> Ra mắt khóa cấp tốc Toán 9, vững bước vào 10 dành riêng cho các em 2k10

1.3 Xây dựng lộ trình ôn thi vào 10 môn toán theo kế hoạch đã đặt ra

Trước khi bắt đầu ôn tập, các em nên đánh giá năng lực của mình trước, xác định lỗ hổng kiến ​​thức và đặt ra mục tiêu về mặt điểm số. Bạn cần đặt ra số điểm mà bạn mong muốn đạt được. Điều này nhằm khuyến khích học sinh ôn tập mỗi ngày và tạo ra một phạm vi cụ thể để ôn tập.

Nếu bạn đang hướng tới điểm trung bình (8 điểm trở xuống), hãy tập trung ôn lại kiến ​​thức cơ bản trong sách giáo khoa mỗi ngày và làm các bài kiểm tra từ dễ đến trung bình.

Nếu bạn đang hướng tới mục tiêu đạt điểm 9 hoặc 10 thì trước tiên bạn cần phải đảm bảo mình có kiến ​​thức cơ bản rồi mới luyện tập các câu hỏi nâng cao trong bài thi. Kiến thức được đánh giá theo thang điểm 10 thường thuộc các chủ đề liên quan đến bất đẳng thức, phương trình vô tỉ và hình học. Để hoàn thành phần này, học sinh nên luyện tập nhiều bài thi thử và các dạng bài thi nâng cao, đồng thời hình thành thói quen làm bài cẩn thận và phân bổ thời gian làm bài phù hợp.

1.4 Lựa chọn phương pháp ôn thi vào 10 môn toán phù hợp

Bạn cần tìm giải pháp ôn tập toàn diện các đề thi, kết hợp ôn tập và luyện tập để tiếp thu kiến ​​thức, nắm vững kỹ năng làm bài, kịp thời lấp đầy những lỗ hổng kiến ​​thức khi ôn thi vào 10 môn toán. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn hình thức học tập và luyện thi sau:

  • Học tập tại trường: Việc học và ôn thi tại trường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cô và sự đồng hành của bạn bè, điều này càng làm tăng thêm động lực và quyết tâm học tập, ôn tập hiệu quả của học sinh.
  • Học thêm ở trung tâm: Trung tâm có đội ngũ giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm ôn thi sẽ giúp các bạn ôn thi và giải đúng các câu hỏi.
  • Gia sư: Ưu điểm của học với gia sư là tạo cơ hội cho học sinh đặt câu hỏi liên quan đến kiến ​​thức và bài thi. Một giáo viên dạy một học sinh và học sinh đó có thể nhận được tất cả sự hỗ trợ từ giáo viên.
  • Học nhóm: Học theo nhóm có một số lợi ích, chẳng hạn như khả năng chia sẻ khối lượng học tập, cùng nhau giải quyết vấn đề, đưa ra đề xuất mà không do dự và sửa lỗi, giống như với giáo viên.
  • Tự học trực tuyến: Hình thức học này cho phép bạn tiếp thu kiến ​​thức và thực hành trực tiếp tại nhà mà không cần phải đến trung tâm luyện thi hay các khóa học bổ sung. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khóa học trực tuyến ôn thi vào 10 mới nhất của nhà trường VUIHOC giúp các em vững bước vào 10. Đăng ký ngay để nhận tài liệu ôn thi được biên soạn bởi thầy cô đến từ trường chuyên TOP 5 toàn quốc.

Các dạng đề toán ôn thi vào lớp 10 năm 2024

1.5 Luyện đa dạng các dạng đề bài

Ngoài việc ghi nhớ lý thuyết, bạn cần luyện tập thường xuyên. Nếu các em chăm chỉ luyện đề hàng ngày, các em có thể hoàn thiện kỹ năng làm bài thi và ghi nhớ được phần lớn kiến ​​thức toán đã lĩnh hội được trong chương trình lớp 9.

Tổng hợp các đề thi môn toán lớp 10, các dạng bài toán thường gặp bao gồm căn bậc hai, phương trình, hệ phương trình, hệ Vi-et, đồ thị hàm số bậc hai, bất đẳng thức và các bài toán thực tiễn, các chuyên đề hình học.

Cấu trúc đề thi môn toán về cơ bản giống nhau đến 90% mọi năm. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm hiệu quả nhất khi ôn thi tuyển sinh môn Toán vào lớp 10 là ưu tiên luyện các đề thi cũ. Khi giải các câu hỏi cũ, các em không chỉ nên tập trung vào kiến ​​thức mà còn phải rèn luyện cách quản lý thời gian của mình. Ngoài nguồn tài liệu đề thi năm trước, các em có thể luyện tập các loại câu hỏi toán khác nhau trong các tài liệu ôn thi toán vào 10, các dạng đề sưu tầm trên mạng internet…

Thông qua quá trình luyện tập thường xuyên, cá em sẽ hình thành thói quen làm bài khoa học và hiệu quả. Đặc biệt, các em sẽ học cách trình bày câu trả lời một cách logic, cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài, cách trả lời câu dễ trước, câu khó sau và cách trả lời câu hỏi để tránh những sai sót không đáng có.

2. Một số lưu ý khi ôn thi vào 10 môn Toán

2.1 Một số lỗi sai thường mắc khi giải bài tập toán

Dưới đây là tổng hợp những lỗi sai có thể gặp trong quá trình làm bài thi toán vào 10, các em cần chú ý đến những lỗi này vì có thể sẽ khiến các em mất điểm:

Đại số

Hình học

  • Bài toán căn thức: Thiếu điều kiện xác định, khai căn sai,…
  • Giải toán bằng cách lập phương trình: Quên đặt điều kiện, đặt sai điều kiện,…
  • Đồ thị hàm số: Nhận diện sai đồ thị, nhầm lẫn hoành độ/tung độ, nhầm lẫn hoành độ/tung độ giao điểm là nghiệm của hệ phương trình/phương trình, sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng và điều kiện hai đường thẳng vuông góc trong khi không được phép sử dụng trong bài thi tuyển sinh Toán vào lớp 10,…
  • Phương trình bậc hai: Tính Delta khi chưa đúng dạng ax2 + bx + c = 0, xác định thiết điều kiện của m, xét nghiệm thiếu trường hợp,…
  • Vẽ hình sai hoặc đặt thiếu, đặt sai ký hiệu
  • Ngộ nhận từ trực quan hình vẽ, dùng điều chưa được chứng minh để chứng minh đáp án. VD: học sinh nhìn thấy 2 điểm thẳng hàng trên hình vẽ để chứng minh 3 điểm thẳng hàng theo yêu cầu bài toán, trong khi 2 điểm thẳng hàng chỉ là trực quan từ hình vẽ chứ chưa được chứng minh trước đó,…

2.2 Lưu ý khi tính toán

Khi thực hiện tính toán, các em cần chú ý những điều sau để không mất điểm đáng tiếc:

  • Kiểm tra kỹ các bước chuyển đổi hoặc tính toán để tránh bị mất điểm.Trong một câu có nhiều ý liên quan, nếu ý trước sai thì ý sau cũng sai và bạn sẽ bị mất rất nhiều điểm.
  • Nguyên tắc làm bài: Làm câu dễ trước, câu khó sau.
  • Ghi nhớ các mẹo bấm máy tính
  • Khi rút gọn biểu thức, luôn ghi điều kiện đầu tiên
  • Khi thực hiện phép chia hoặc khai căn, cần chú ý đến điều kiện.

2.3 Lưu ý khi trình bày bài thi

Khi trình bày bài thi toán vào 10, các em cần chú ý những điều sau:

  • Không nên chia một trang giấy thành quá 1 cột để viết
  • Khi xuống dòng, nếu vẫn chưa trình bày hết một câu nào đó, thì phải viết tiếp câu từ lề trái của trang giấy
  • Không nên xuống dòng tùy tiện, dẫn đến nhiều khoảng trống trong bài làm, nhìn xấu về hình thức và có thể khiến thí sinh phải dùng nhiều tờ, gây mất thời gian để viết lại thông tin
  • Khi trình bày lời giải phương trình bậc 2 hoặc hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, nên dùng máy tính bỏ túi kiểm tra lại đáp số.

ÔN THI ĐỘT PHÁ - VỮNG BƯỚC KÌ THI VÀO 10

Khóa học ôn thi vào 10 CÙNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG CHUYÊN

⭐ 100% học sinh VUIHOC đạt mục tiêu đỗ cấp 3

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên trên toàn quốc

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân

⭐ Học tập tích hợp cùng thầy cô, hỗ trợ 24/7 cùng hệ thống video bài giảng, phòng tự luyện đề chất lượng

⭐ Học cùng thầy cô có kinh nghiệm ôn thi vào 10, các thầy cô đến từ trường chuyên TOP 5 toàn quốc

⭐ Khung chương trình ôn tập chi tiết theo từng giai đoạn và có mục tiêu rõ ràng

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học sớm ôn sâu - bứt phá kì thi vào 10 hoàn toàn miễn phí ngay!!

Các dạng đề toán ôn thi vào lớp 10 năm 2024

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn toán chi tiết. Nếu bạn chưa có kế hoạch ôn thi cụ thể, hãy đăng ký tham gia khóa học ôn thi vào 10 của nhà trường VUIHOC, các thầy cô sẽ giúp bạn lên một lộ trình ôn tập tiết kiệm thời gian nhưng đạt được hiệu suất cao nhất, vững bước vào cánh cửa trường THPT mà bạn đăng ký.