Cửu vị thần công được đúc vào thời vua nào năm 2024

(Cadn.com.vn) - Hai bên Quảng trường Ngọ Môn, dưới chân Kỳ Đài Huế, có 9 khẩu đại bác cổ bằng đồng rất lớn, bên phải 5 khẩu, bên trái 4 khẩu. Đó là 9 khẩu súng thần công, mà người Huế thường gọi với một cái tên sang trọng là Cửu Vị Thần Công. Cửu Vị Thần Công ra đời trước Cửu Đỉnh hơn 20 năm, từ khi Gia Long mới lên ngôi (1802). Trên súng có ghi tước vị do Vua Minh Mạng phong cho súng: "Thống lĩnh quân đội, uy dũng ngang hàng với thần linh, vô địch tướng quân, niên hiệu 15 Gia Long, ngày tháng tốt Bính Tý...". Cửu Vị Thần công có lịch sử đúng 205 năm và có nhiều huyền thoại linh liêng được lưu truyền.

Sử Gia Long chép, khi đánh bại hoàn toàn lực lượng nhà Tây Sơn (1801), sau lên ngôi vua, Gia Long đã cho thu về tất cả các đồ vật bằng đồng chiếm được đúc thành 9 khẩu đại bác, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của triều đại nhà Nguyễn. Ngày khởi đúc là mùa Xuân năm Quý Hợi, ngày Ất Hợi (31-1-1803 ), đến cuối tháng 12-1804 các thợ đúc đồng Huế báo tin hoàn thành công việc và chỉ còn khâu hoàn thiện, chạm khắc trên súng. Cửu Vị Thần Công được đặt tên theo 4 mùa và ngũ hành. Thứ tự tên và khối lượng các khẩu: Xuân: 17.700 cân; Hạ: 17.200 cân; Thu: 18.400 cân; Đông: 17.800 cân; Mộc: 17.100 cân; Hỏa:17.200 cân; Thổ: 17.800 cân; Kim: 17.600 cân; Thủy: 17.200 cân. Chưa có tài liệu nào giải thích tại sao khối lượng các khẩu súng lại không giống nhau và thứ tự kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong Ngũ Hành lại không được tôn trọng khi đặt tên cho súng. Việc đúc súng thần công đặt dưới quyền giám sát của Đô Thống chế Nguyễn Văn Khiêm (Khiếm Hòa hầu) và Chánh quản cơ Hoàng Văn Cẩn, phó quản cơ Ích Văn Hiếu (Hiếu Thuận Hầu ), Phan Tấn Cẩn, Tham tri Bộ Công (Cẩn Tín hầu). Vua ban cho 4 vị tướng chỉ huy đúc súng các chức hầu có ý nghĩa: Khiếm hòa, cẩn thận, hiếu thuận, cẩn tín....

Cửu vị thần công được đúc vào thời vua nào năm 2024

Đại bác Thần công có mâm xoay nòng như pháo hiện đại. Ở trên súng có ghi rõ cách bắn. Tuy nhiên cho đến thời vua Tự Đức, súng vẫn chưa một lần sử dụng để bảo vệ Hoàng Thành, mà chỉ dùng để bắn các phát súng lệnh ở Kinh Đô khi liễn ra xá lễ cung đình như mừng Khánh Thọ vua, lễ, Tết hay Tế đàn Nam Giao... Cửu Vị Thần Công được trang trí rất đẹp, có thếp vàng trên súng. Người ta chạm một con rồng đang đè lên một con rồng khác buộc nó phải chạy trốn. Ngày xưa súng được đặt ở Tả Xưởng Tướng Quân (bên trái Ngọ Môn), chứ không phải đặt chia ra hai bên như hiện nay.

Xung quanh Cửu Vị Thần Công có nhiều câu chuyện huyền thoại. Ngày xưa, người dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào như chào một vị Thần, vì súng có '"uy dũng ngang với thần linh''. Chuyện kể rằng có đứa trẻ tò mò, trèo lên xem miệng nòng súng bị súng nuốt mất tăm! Ngày trước nơi đặt súng người ta lập bàn thờ sang trọng để thờ Thần Súng. Nhà vua phải cấp tiền để cúng thần súng. Lễ cúng diễn ra tại Đại Nội trong phòng của Hộ vệ vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, có đặt bài vị Thần Công. Ở Kinh Đô xưa truyền tụng rằng, có người mắc bệnh nan y, thuốc khắp không khỏi, phải tìm thầy cúng Cửu Vị Thần Công mới lành (!?) . Tương truyền, cửu vị có thể hòa giải cho các gia đình ly hôn, phù hộ cho các nhà an khang, thịnh vượng. Tạp chí B.A.V.H (Những người bạn Cố đô Huế, bản dịch tiếng Việt của NXB Thuận Hóa, 1997) chép rằng, vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân cột ngựa rất mạnh để kéo nhưng súng không hề nhúc nhích. Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: "Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước...". Sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng đi rất nhẹ nhàng. Có nhà thơ dân gian đã viết thơ về Cửu Vị Thần Công: "Hỡi Thần Công, lẽ nào Ngài chịu để đánh bại dễ dàng? Không! Ngài chỉ ngủ dưỡng sức để thức dậy biểu dương sức mạnh". Chuyện là thế nhưng thật ra dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng Thần Công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn một chút đặt ở bên phải Ngọ Môn. 9 khẩu súng này được "điều" vào tham chiến ở Gia Định, Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Còn các khẩu đúc thời Gia Long vẫn đặt ở chỗ cũ Tả Xưởng Tướng Quân cho đến ngày nay.

Cửu Vị Thần Công đến nay vẫn uy nghi trước Kỳ Đài Cố đô Huế, thu hút khách du lịch, đồng thời là chứng tích lịch sử một thời, là những hiện vật tượng trưng cho tài nghệ đúc đồng của người Việt Nam đầu thế kỷ XIX.

Miêu tả tóm tắt: Cửu vị thần công là tên gọi chung 9 khẩu đại pháo được đúc dưới triều đại vua Gia Long. Các khẩu thần công này được đánh số từ 1 đến 9. Cửu vị thần công được đặt tên theo “tứ thời” và “ngũ hành tương sinh” Trong đó, 4 khẩu từ 1 đến 4 được đặt tên theo tứ thời là: Xuân (khẩu số 1), Hạ (khẩu số 2), Thu (khẩu số 3), Đông (khẩu số 4); 5 khẩu từ 5 đến 9 được đặt tên theo ngũ hành tương sinh, khởi đầu là Mộc (khẩu số 5), Hỏa (khẩu số 6), Thổ (khẩu số 7), Kim (khẩu số 8), Thủy (khẩu số 9). Tên của mỗi khẩu thần công được khắc ở đuôi súng. Ngoài ra, trên phần đai cuối thân mỗi khẩu súng còn có khắc tước hiệu của từng khẩu súng.

Về hình dáng và trang trí: Các khẩu súng đều có cùng hình dáng và kiểu thức trang trí. Miệng súng hơi loe, thân thuôn dài, phình dần về phía đuôi. Giữa thân súng có hai quai đúc nổi, cách điệu hình đầu thú. Trên thân súng có 6 gờ nổi, trong đó có hai gờ ở hai đầu quai được đúc rộng bản như hai vòng đai bao quanh thân súng. Hai bên mỗi đường gờ đều trang trí các dải hoa văn dây lá được chạm nổi với những đường nét mềm mại, sinh động và rất tinh xảo. Một nét đặc biệt khác trong kiểu thức trang trí trên cửu vị thần công là một hình vương miện được đắp nổi với những đường cong mềm mại năm Gia Long thứ 15, các khẩu súng này đều được nhà vua phong tặng tước Thần uy vô địch thượng tướng quân, lần lượt từ khẩu đệ nhất cho đến khẩu đệ cửu.

Tất cả 9 khẩu thần công đều được đặt trên giá súng (bệ súng) làm bằng gỗ, có gắn bánh xe niềng sắt.

Giá trị tiêu biểu: Cửu vị thần công được đúc dưới triều vua Gia Long. Những khẩu súng này không sử dụng mà được nhân cách hóa thành các vị tướng thần, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều và là những hiện vật mang tính biểu tượng cao của triều Nguyễn. Về kỹ thuật chế tác, đây là bộ 9 khẩu thần công đồ sộ nhất và đẹp nhất dưới thời Nguyễn, một tuyệt tác của nghệ thuật đúc súng, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng, được các thời vua Nguyễn xếp vào loại bảo vật.