Dạ dày có tiêu hóa được xương không năm 2024

Cả tuần nay chị V.T.N (49 tuổi ở Hà Nội) sau khi ăn món cá khoảng 10 ngày bỗng dưng thấy ho nhiều, ho khan, đau rát họng, hơi đau bụng và buồn nôn nhiều. Chị tưởng bị trào ngược dạ dày nên ở nhà uống thuốc, tới khi cả vùng thượng vị đau quặn từng cơn không chịu nổi mới đi khám.

BS Đoàn Thu Hương (Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC) đã trực tiếp khám cho chị N, sau khi tìm hiểu kỹ các nguyên nhân làm bệnh nhân đau bụng, buồn nôn, ho khan... mới chỉ định nội soi và phát hiện dạ dày bệnh nhân đã bị phù nề, sung huyết nhiều. Đặc biệt, vùng hang vị niêm mạc phù nề, sung huyết, có trợt nông và có dị vật xuyên thủng thành dạ dày xuống hành tá tràng.

Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật ra, đó là một xương cá dài 5cm. Ngay sau khi gắp thành công xương cá ra khỏi dạ dày bệnh nhân đã thấy đỡ đau bụng, hết buồn nôn và vô cùng bất ngờ vì mảnh xương cá nhỏ đã làm chị N đau đớn như vậy.

Dạ dày có tiêu hóa được xương không năm 2024

Xương cá đâm thủng thành dạ dày của bệnh nhân. Ảnh minh họa.

Theo BS Thu Hương, cá có rất nhiều các loại xương, dễ vô tình bị hóc. Tùy vị trí xương cá mắc lại mà có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Xương cá có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn) và gây những biến chứng, thậm chí vô cùng nguy hiểm.

Xương cá bị mắc ở vùng miệng, họng, hoặc thực quản, dạ dày rất hay gặp và dễ nội soi gắp ra. Nhưng nếu xương cá đi qua được dạ dày có thể đi xuống những phần dưới của ống tiêu hóa như ruột non, ruột già... may mắn sẽ được thức ăn bao phủ và thải ra ngoài theo phân.

Nếu mắc phải xương cá to, góc cạnh, di chuyển trong hệ tiêu hóa lệch hướng là có thể đâm vào thành ruột gây dị vật tại thành ruột, gây phù nề, viêm nhiễm, tạo ổ viêm, ổ áp xe, thậm chí có thể hoại tử gây thủng ruột. Đã có những trường hợp tạo thành ổ áp xe lớn nhiều năm đặc quánh tại dạ dày, ruột... rất dễ nhầm với ung thư dạ dày, ung thư đại tràng (nếu chưa chiếu chụp, nội soi).

Xương cá cũng có thể xuyên thủng qua thành ống tiêu hóa để vào ổ bụng gây tổn thương các tạng khác, mạch máu lớn xung quanh ruột, có dự hậu rất nặng nề và tỉ lệ tử vong rất cao. Đây là những biến chứng nặng và thường phải phẫu thuật sớm, vì dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Dạ dày có tiêu hóa được xương không năm 2024

Lưu ý khi bị hóc xương cá

Bác sĩ Đặng Văn Quế (nguyên bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) khuyên:

- Khi ăn cá cần lựa xương cẩn thận, không nên ăn nhanh, nuốt vội vì rất dễ bị hóc.

- Khi phát hiện bị hóc xương cá đừng cố nuốt kèm cục cơm lớn, bởi các xương to hoặc xương sắc nhọn rất dễ đâm thủng mạch máu, thực quản rất lớn, thậm chí thủng động mạch chủ…

Các mẹo chữa hóc xương dân gian như nuốt chuối, nuốt cơm, nuốt rau, ngậm vỏ cam, vỏ bưởi hay nhờ người đè ngược vuốt cổ, xoay cành cây trên lối đi, xoay muỗng đũa trên bàn ăn hoặc vẽ "bùa" lên cổ… có thể may mắn giúp hết hóc xương những chiếc xương nhỏ, không có tác dụng với những mảnh xương lớn, và những cách này cũng chưa có sự kiểm chứng khoa học. Vì vậy khi thấy bị hóc xương cần đến gặp bác sĩ sớm để tránh gặp phải biến chứng nặng nề.

Để tránh hóc xương cá cần:

- Khi ăn uống không nói chuyện, cười đùa vì dễ gây hóc. Ăn món canh cá cũng từ từ, không húp mạnh vì dễ lẫn xương cá.

- Thủ thuật chữa hóc xương cá rất dễ làm, vì vậy cần đến viện sớm để lấy ra.

- Không tự ý móc, gắp xương ra vì dị vật càng trôi xuống sâu, hoặc đâm sâu hơn vào thực quản. Cũng không để hóc xương lâu vì dễ loét, nhiễm trùng nặng.

- Nếu hóc xương cá nhỏ mà há miệng là có thể nhìn thấy thì hãy nhờ người dùng nhíp khéo léo gắp phần xương ra.

- Cố gắng nôn ọe đẩy xương ra ngoài càng tốt nhưng tuyệt đối không được dùng tay móc họng để nôn vì càng làm họng bị giãn ra khiến mảnh xương bị trôi xuống sâu hơn.

- Nếu là miếng xương lớn, sắc nhọn tốt nhất đi bệnh viện ngay, kẻo đau, sưng tấy, rất nguy hiểm đến cổ họng, thậm chí phải phẫu thuật rất đau đớn.

TTO - Trong lúc ăn cơm, một người đàn ông vô tình nuốt phải xương cá dài 5cm nhưng cứ nghĩ xương có thể tự tiêu tự nhiên, đến khi đau bụng dữ dội thì xương cá đã đâm thủng ruột.

Dạ dày có tiêu hóa được xương không năm 2024

Mảnh xương cá dài 5cm đâm thủng tá tràng bệnh nhân sau khi được lấy ra - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 11-5, bệnh nhân nam T. (46 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Trước đó một ngày, bệnh nhân vô tình nuốt phải xương cá trong lúc ăn cơm. Cứ nghĩ xương không vướng ở cổ, có thể sẽ tự tiêu bằng đường tự nhiên, không ngờ hôm sau bị đau bụng quằn quại.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một dị vật dài nhọn đâm vào thành D2 tá tràng. Bệnh nhân T. được chỉ định nội soi không đau để lấy dị vật. Qua nội soi ống mềm, bác sĩ lấy ra mẩu xương cá còn nguyên vẹn, dài gần 5cm có cạnh nhọn sắc ghim một đầu vào thành tá tràng. Sau khi lấy mẩu xương, vị trí bị đâm ổn định, không chảy máu.

BS CKI Trương Ngọc Nhã - trưởng trung tâm nội soi Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, khuyến cáo khi ăn những thực phẩm có nhiều xương như cá, gà, vịt… phải thật cẩn thận. Vì các loại xương này là dị vật có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ thực quản đến hậu môn).

Trong quá trình ăn uống, và trong trường hợp khi có dấu hiệu hóc dị vật, cần đến ngay các bệnh viện lớn kiểm tra và can thiệp kịp thời để tránh khả năng dị vật đi sâu xuống hệ tiêu hóa, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dạ dày tiêu hóa thức ăn trong bao lâu?

Phạm vi bình thường cho thời gian vận chuyển đi qua toàn bộ ruột như sau: đi qua dạ dày (2 đến 5 giờ), quá trình đi ruột non (2 đến 6 giờ), đi đến qua đại tràng (10 đến 59 giờ) và vận chuyển toàn bộ ruột (10 đến 73 giờ). Tốc độ tiêu hóa cũng phụ thuộc vào bản chất của thức ăn.nullMất bao lâu để tiêu hóa thức ăn? - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › mat-bao-lau-de-tieu-hoa-thuc-annull

Tiêu hóa ở khoang miệng dạ dày ruột non ruột già diễn ra như thế nào?

Thức ăn sau khi qua miệng, thực quản, dạ dày sẽ đi xuống ruột non. Tại đây, quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra, hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Cuối cùng, chất thải được đưa xuống ruột già và đưa ra ngoài cơ thể.nullQuá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non - Vinmecwww.vinmec.com › dinh-duong › qua-trinh-tieu-hoa-thuc-o-ruot-nonnull

Bác sĩ lấy xương cá như thế nào?

Hiện nay, xử trí hóc xương cá chủ yếu áp dụng phương pháp dùng kẹp gắp. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng nhíp hoặc kẹo chuyên dụng để lấy nhẹ xương cá ở trong cổ họng ra ngoài cho người bệnh. Trường hợp xương cá ở quá sâu trong cổ họng có thể sẽ cần tới các dụng cụ hỗ trợ để quan sát như máy nội soi…nullMắc xương cá ở họng cần được xử trí kịp thời, đúng cáchbenhvienthucuc.vn › mac-xuong-ca-o-hong-can-duoc-xu-tri-kip-thoi-dun...null

Làm sao để biết trẻ bị hóc xương?

Biểu hiện của trẻ nghi bị hóc xương Thường gặp nhất là trong quá trình trẻ ăn cơm với cá, sau đó có đau họng, khó uống, khó nuốt, nuốt đau hoặc một số ít trường hợp trẻ sẽ bị chảy nước bọt do không nuốt được vì đau, hiếm hơn là trẻ bị khàn tiếng hoặc tắt tiếng do xương hóc vào thanh quản.nullHóc xương cá ở trẻ và cách phòng tránh - Báo Đồng Thápwww.baodongthap.vn › hoc-xuong-ca-o-tre-va-cach-phong-tranh-119142null