Nổi nhiều hạch ở cổ là bệnh gì năm 2024

Phần lớn các trường hợp trẻ nổi hạch ở cổ là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập, hoặc do dị ứng, chấn thương ở vùng cổ. Nhưng một số khác, nổi hạch ở cổ trẻ em có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

Nổi nhiều hạch ở cổ là bệnh gì năm 2024

Hạch ở cổ trẻ em là gì?

Hạch ở cổ trẻ em là một nhóm tế bào lympho thuộc hệ hạch bạch huyết tập trung ở vùng cổ của trẻ. Trẻ nổi hạch ở cổ là tình trạng các hạch bạch huyết ở vùng đầu và cổ phì đại một cách bất thường với kích thước lớn hơn 1cm. Sưng hạch ở cổ trẻ em diễn ra khá phổ biến, có thể gặp ở ⅓ trẻ khỏe mạnh.

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Hạch có hình dạng như hạt đậu, tập trung chủ yếu ở cổ, nách, háng, bụng và ngực. Trong đó, hạch được tìm thấy nhiều nhất là ở vùng cổ. (1)

Bố mẹ có thể thấy hạch ở cổ trẻ em khi trẻ vẫn khỏe mạnh bằng cách sờ vào vùng cổ của trẻ. Nếu kích thước của hạch nhỏ hơn 1,2cm và trẻ không có dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hạch bình thường.

Nổi nhiều hạch ở cổ là bệnh gì năm 2024
Hạch ở cổ trẻ em sưng to.

Nguyên nhân trẻ bị nổi hạch ở cổ

Khi cơ thể đang phải chống lại một tác nhân gây nhiễm, các tế bào và chất lỏng bạch huyết tích tụ tại hạch bạch huyết để chống lại nhiễm trùng. Do vậy, hạch bạch huyết sẽ sưng to. Hạch bạch huyết sưng ở cổ thường do nhiễm trùng, chấn thương ở các vùng lân cận hoặc tại chính khu vực này.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ trẻ em, phải kể đến như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, mắc bệnh lao, ung thư, chấn thương, nhiễm siêu vi, rối loạn miễn dịch, tác dụng phụ của thuốc (thường là thuốc kháng sinh hoặc thuốc động kinh), dị ứng,…

1. Trẻ nổi hạch ở cổ do nhiễm trùng

Các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở khu vực đầu, cổ hay các khu vực lân cận là nguyên nhân phổ biến gây nổi hạch ở cổ trẻ em. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus là nguyên nhân gây nổi hạch cổ phổ biến nhất. (2)

  • Hạch sưng do nhiễm trùng virus: Thường có đường kính khoảng 12 – 25mm. Hạch mềm khi chạm, nắn. Hạch có thể xuất hiện ở một bên cổ hoặc ở cả hai bên cổ. Thông thường, hạch sẽ tự hết khi trẻ khỏi bệnh, như các triệu chứng khác. Một số trường hợp ít gặp, sưng hạch dẫn đến viêm hạch do vi khuẩn thứ phát. Các virus gây bệnh phổ biến là RSV, virus Cúm, Á Cúm, Adenovirus. Các bệnh gây sưng hạch ít gặp hơn là quai bị, sởi, Rubella, thủy đậu, Coxsackie, Virus Herpes Simplex. Trẻ nhiễm virus có biểu hiện sốt, viêm họng, nuốt đau, có thể viêm tai giữa, viêm tuyến nước bọt và không có ban đỏ.
  • Hạch sưng do nhiễm trùng vi khuẩn: Có kích thước khá lớn, chiều ngang lớn hơn 25mm, thường chỉ xuất hiện ở một bên cổ và phần trước cổ. Trẻ có thêm các triệu chứng đi kèm như sốt, sưng cổ, cứng cổ, cảm giác đau, phát ban đỏ ở khu vực nổi hạch, gặp khó khăn khi cử động cổ. Các chủng vi khuẩn gây nên tình trạng này thường gặp như Staphylococcus Aureus, Streptococcus nhóm B (ở trẻ sơ sinh), Streptococcus nhóm A và nhiễm trùng kỵ khí (liên quan đến bệnh lý nha chu – viêm răng, nướu).

Nếu hạch cổ sưng to nhưng đường kính vẫn nhỏ hơn 1cm, có thể di động qua lại khi bị chạm vào, không gây đau, mềm được xem là bình thường, không nguy hiểm. Hạch có thể xẹp xuống sau vài ngày khi trẻ hết nhiễm trùng.

2. Cổ nổi hạch ở trẻ do lao

Nổi hạch ở cổ trẻ em do lao, thường gặp là lao hạch. Hạch nổi lên thường không gây đau, dính với nhiều hạch xung quanh, tạo thành chùm, chuỗi, sờ nhẵn, thời gian sưng kéo dài. Đối với trường hợp nổi hạch do lao, trẻ cần đến bệnh viện thăm khám và can thiệp sớm.

3. Bé bị nổi hạch ở cổ do ung thư

Nổi hạch ở cổ trẻ em do ung thư rất hiếm gặp. Ngoài ung thư, nổi hạch ở cổ có thể xảy ra do một số bệnh lý ác tính như U lympho ác tính không Hodgkin, bệnh Hodgkin, nổi hạch do ung thư di căn (ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư vú, ung thư phổi,…).

Ung thư, có thể là ung thư hạch có các biểu hiện rất khác so với các trường hợp nổi hạch do nhiễm trùng hay do lao. Hạch sưng to, kích thước lớn hơn 1cm, khá cứng, gây đau, khó hoặc không di chuyển khi sờ vào do hạch dính chặt với các mô xung quanh.

Lưu ý: Một số trường hợp trẻ có u hoặc nang lành tính ở vùng cổ, gây nhầm lẫn với nổi hạch ở cổ như u bã, u mỡ, u nang giáp móng, chồi xương,… Do đó, để biết nguyên nhân cụ thể gây nổi hạch cổ ở trẻ em, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Nổi nhiều hạch ở cổ là bệnh gì năm 2024
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus là nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ trẻ phổ biến nhất.

Triệu chứng trẻ có hạch ở cổ

Nổi hạch bạch huyết ở cổ, hạch sưng to có thể khiến vùng da tại vị trí hạch sưng lên tấy đỏ, có cảm giác ấm ấm và đau. Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây sưng hạch ở cổ, trẻ có thể có một số triệu chứng đi kèm như:

  • Sốt;
  • Khó khăn về hô hấp: nghẹt mũi, đau họng, ho,…
  • Biếng ăn;
  • Nhức mỏi;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Phát ban;
  • Sụt cân.

Hạch ở cổ trẻ em có nguy hiểm không?

Hạch ở cổ trẻ em có nguy hiểm không? Nổi hạch ở cổ thường là dấu hiệu cơ thể đang chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp nổi hạch ở cổ trẻ em do viêm nhiễm là lành tính, không gây nguy hiểm do trẻ và có thể tự khỏi khi tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện thể được bác sĩ thăm khám, tránh kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Điều trị hạch ở cổ trẻ em

Dựa vào nguyên nhân, tiền sử bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị sưng hạch ở cổ phù hợp. Hạch lành tính thường sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp.

  • Hạch nổi do nhiễm trùng do vi khuẩn: điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Hạch nổi do virus nghiêm trọng: cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng virus.
  • Hạch nổi gây sốt, đau nhức: chỉ định dùng thuốc hạ sốt, giảm đau với liều phù hợp.
  • Hạch sưng to, phì đại: cân nhắc dùng thuốc và thủ thuật rạch, dẫn lưu hoặc sinh thiết hạch nếu cần.
    \>>>Tham khảo thêm: Trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải: Nguyên nhân và triệu chứng

Chăm sóc trẻ em nổi hạch cổ

Điều trị tình trạng nổi hạch ở cổ trẻ em, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ. Trong suốt thời gian điều trị và chăm sóc tại nhà, bố mẹ quan sát kỹ các biểu hiện nhằm phát hiện sớm các bất thường nếu có. Trẻ cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá diễn tiến của hạch.

Ở trường hợp nhẹ, hạch sưng do nhiễm trùng, chấn thương,… các triệu chứng cũng như tình trạng sưng hạch sẽ dần được cải thiện, nhỏ lại và biến mất sau khi dùng thuốc. Thuốc cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Trẻ cần được ăn uống khoa học, đủ chất, uống đủ nước để tăng đề kháng. Một số loại nước ép, trái cây tươi như nước ép cam, bưởi, dưa hấu,… giàu vitamin giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Trẻ nên được nghỉ ngơi nhiều hơn, cân bằng thời gian giữa học tập, vui chơi và ngủ nghỉ. Cùng với đó, trẻ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, súc miệng với nước muối sinh lý, rửa tay với xà phòng khử khuẩn. Bố mẹ chú ý giữ không gian sống sạch sẽ, an toàn, tránh khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá).

Trẻ em có tính tò mò, nên khi hạch sưng to, trẻ thường có xu hướng dùng tay chạm, sờ, nắn hạch thường xuyên. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nên tác động xấu đến quá trình hồi phục, bố mẹ nên dặn dò trẻ không nên chú tâm đến cục hạch cũng như không sờ, nắm hay tác động lực đến hạch.

\>>>Tham khảo ngay: Nguyên nhân và triệu chứng nổi hạch nách ở trẻ em

Khi nào cần cho trẻ bị nổi hạch ở cổ đi khám?

Nếu trẻ nổi hạch ở cổ kèm theo các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Các triệu chứng này gồm:

  • Sốt cao;
  • Sốt không thuyên giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ;
  • Xuất hiện co giật;
  • Hạch có xu hướng to lên nhanh chóng;
  • Hạch sưng, căng bóng, có cảm giác như gần vỡ;
  • Hạch sưng đỏ, gây đau đớn, có thể lan rộng là khu vực lân cận;
  • Nổi hạch ảnh hưởng đến các cơ quan khác, gây khó thở, khó nuốt.
    Nổi nhiều hạch ở cổ là bệnh gì năm 2024
    Khi phát hiện trẻ nổi hạch ở cổ, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Trẻ bị nổi hạch ở cổ khám ở đâu?

Trẻ bị nổi hạch ở cổ, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị chính xác. Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh hiện đang là địa chỉ thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ được nhiều gia đình lựa chọn.

Không chỉ được trang bị cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, chuyên dụng cho thăm khám và điều trị trong Nhi khoa, khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh còn quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại Nhi.

Tính đến nay, phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh đã điều trị thành công nhiều ca bệnh ở trẻ, như:

  • Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
  • Dư ngón, dính ngón, ngón tay cò súng (ngón tay bật), nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em.
  • Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao.
  • Dính thắng lưỡi, dính thắng môi trên (hãm môi trên bám thấp), các u nhú – kén nhầy khoang miệng,…
  • Bệnh ngoại nhi tổng quát: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, bệnh lý lồng ngực (lõm ngực, thoát vị hoành bẩm sinh,…)
  • Bướu máu, bướu mạch bạch huyết kén mô mềm, các u vùng đầu mặt cổ kích thước nhỏ, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn,… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em.
  • Tư vấn trước – sau sinh và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Tại đây, mỗi bệnh nhi đều sẽ được thăm khám và lên phác đồ điều trị riêng nhằm mang đến kết quả điều trị tối ưu nhất. Đối với các bệnh lý đòi hỏi sự can thiệp bởi các chuyên khoa khác như bệnh lý tai mũi họng, cơ xương khớp, tim mạch,… việc điều trị bệnh cho trẻ sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia từ các chuyên khoa liên quan.

Mỗi bệnh nhi sẽ được chăm sóc tận tình bởi đội ngũ y bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Hơn nữa, khi trẻ đã khỏi bệnh, bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, phát triển khỏe mạnh.

\>>>Xem thêm: Nổi hạch ở háng trẻ em là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Trẻ nổi hạch ở cổ lâu ngày có sao không?

Thông thường, tình trạng sưng hạch bạch huyết sẽ cần được cải thiện khi chăm sóc đúng cách, có thể co về kích thước ban đầu sau 2 – 4 tuần. Nhưng nếu, hạch sưng to kéo dài hơn 1 tháng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám lại để được hỗ trợ phù hợp. (3)

Một số nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng nổi hạch ở cổ trẻ em dai dẳng (hạch sưng to kéo dài trên 6 tuần): Nhiễm virus ( EBV, CMV, Rubella), Mycobacterium Tuberculosis, nhiễm Mycobacteria không điển hình, bệnh mèo cào, bệnh Toxoplasmosis Gondii, u Lympho, bệnh bạch cầu, bệnh chàm hoặc tình trạng thấp khớp (JIA, SLE).

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch ở cổ trẻ em cũng như nắm được cách xử lý phù hợp khi phát hiện trẻ bị nổi hạch ở cổ. Mặc dù phần lớn các trường hợp có thể tự khỏi nhưng bố mẹ không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.