Lớp gian bào ở móng chân là gì năm 2024

Cháu bị chân chống xe máy làm giập móng, chỉ còn dính lại tí xíu, như vậy móng có mọc lại được nữa không, thưa bác sĩ?

Nguyễn Thị Diễm My ([email protected])

Móng chân nói chung cũng như móng tay nói riêng, ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho móng còn là một thứ vũ khí tự vệ và bảo vệ giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn thương, đồng thời cũng có thể là chỉ dấu báo hiệu một vài bệnh tật của cơ thể. Móng mọc trực tiếp từ biểu bì và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng. Khi lớp gian bào bị tổn thương thì móng không mọc ra được. Nếu bị chấn thương mất móng (bị giập móng, bật móng... phải cắt bỏ) mà ngón mang móng đó vẫn được bảo tồn (tức lớp gian bào không bị mất) thì một thời gian móng sẽ mọc lại, nhưng nếu đốt của ngón mang móng đó bị mất thì không có cách gì để móng mọc lại được. Trường hợp của bạn chắc chắn móng sẽ mọc lại. Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Vì móng ở phần đầu chi nên cũng rất hay bị chấn thương, do vậy chúng ta cần chú ý để không làm tổn thương các móng. Nếu chẳng may bị chấn thương, cần biết cách rửa vết thương và đến cơ sở y tế khám để điều trị đúng, tránh nhiễm khuẩn thì móng sẽ được bảo vệ dù chỉ còn dính một chút nhưng những mạch máu còn lại sẽ tiếp tục nuôi dưỡng móng.

Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón tay, ngón chân, móng còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công cào cấu; để gãi những cơn ngứa trên da; để bảo vệ đầu ngón tay ngón chân khỏi thương tích, đồng thời cũng có thể là chỉ dấu báo hiệu một vài khó khăn bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.

Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng, nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.

1. Các đặc tính của sự mọc móng

  • Móng mọc hướng ra đầu ngón tay, ngón chân, chứ không mọc thẳng đứng như tóc. Nguyên do là có một lớp da bao quanh chân móng, khiến cho sự tăng trưởng giới hạn hướng về phía trước.
  • Mỗi ngày móng tay dài ra khoảng 0,1mm tức là từ 3 đến 5 mm mỗi tháng. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân tới 2 hoặc 3 lần. Thời gian cần và đủ để thay mới trọn vẹn một móng là < 6 tháng.
  • Móng mọc chậm ở người cao tuổi, mọc nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người tuổi trẻ.
  • Móng ở ngón tay dài mọc nhanh hơn ở các ngón tay ngắn, có thể vì dễ bị chấn thương. Do đó móng ngón tay giữa mọc nhanh, trong khi đó móng ngón tay cái mọc chậm.
  • Móng mọc nhanh ở bàn tay thuận, hay dùng, vì máu huyết dồn tới nhiều.
  • Vào mùa hạ, móng mọc nhanh hơn so với mùa đông, vì mùa hạ tay chân cử động nhiều, máu tới nhiều. Tương tự, vào ban ngày, móng mọc nhanh hơn về đêm.
  • Các chấn thương nhỏ vào móng, như cắn móng sẽ kích thích móng mau lành, do đó móng mọc dài ra nhanh hơn. Tương tự như khi liên tục bị cọ xát, da sẽ tạo ra lớp tế bào chai rắn.
  • Suy dinh dưỡng, nóng sốt, bệnh trầm trọng sẽ trì hoãn sự tăng trưởng của móng.
  • Móng mọc nhanh ờ người bị bệnh cường tuyến giáp.
  • Ngón tay gõ trên bàn phím máy vi tính, máy chữ, phím đàn dương cầm đều kích thích móng mọc nhanh.
  • Khi chết móng không còn mọc tiếp tục được, trái với điều mà một số người lầm tưởng, Thực ra, vì lớp da ở chân móng co lại nên móng người chết nom có vẻ như hơi dài ra.

2. Nấm móng: Nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng

Nấm móng là nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, giặt giũ quần áo,thợ uốn tóc-gội đầu, rửa xe, chăn nuôi… Ở thân mình, nấm vào da qua các chỗ xây xát nhẹ như: vết trầy sướt, vết gãi, rồi từ đó lan từ giữa ra xung quanh thành hình tròn với nhiều mụn nước ở ngoài rìa. Ở da đầu, nấm chui vào sợi tóc rồi tiến dần lên. Đối với móng, thì nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng.

Khi bị bệnh nấm móng, thường thấy các biểu hiện sau: bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng không được điều trị, sau đó dần dần lan ra nhiều ngón. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida). Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.

3. Hình thái thương tổn móng:

  • Móng dày sừng: móng dày sừng, dưới móng có khối sừng mủn.
  • Móng teo: móng bị mủn, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.
  • Hình thái bình thường: móng bình thường có màu trắng hoặc màu vàng.

Việc chẩn đoán và xác định bệnh nấm móng ngoài các triệu chứng lâm sàng, đôi khi bác sĩ chuyên khoa còn cần phải tìm vi nấm tại chỗ bằng cách soi trực tiếp và xem dưới kính hiển vi hoặc cấy bệnh phẩm trong môi trường nuôi cấy nấm.

4. Ðiều trị

Thuốc bôi tại chỗ: Nếu bệnh nhân chỉ có 1 hoặc 2 tổn thương, chỉ cần dùng thuốc bôi chống nấm tại chỗ như dung dịch màu Castellani, salicylic acid 5% hoặc dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine…

Cách bôi: Rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, hong khô móng, sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.

Thuốc uống: Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên 3 tiêu chuẩn

  • Phổ tác dụng của thuốc chống nấm.
  • Dược động học của thuốc.
  • Biểu hiện lâm sàng.

Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,… (có tác dụng trên cả hai loại nấm) nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể dùng thêm các thuốc kháng viêm, kháng histamine hay kháng sinh nếu có thêm các triệu chứng khác. Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, bệnh nhân cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.

5. Thời gian điều trị

Thường phải kéo dài ít nhất từ 3- 6 tháng, có trường hợp đến 12 tháng, là thời gian cần để thay trọn vẹn móng mới. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

Lớp gian bào móng chân ở đau?

Lớp gian bào là một nhóm tế bào đặc biệt chứa nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng. Nếu lớp gian bào này chỉ bị tổn thương nhẹ, móng có thể tự mọc trở lại sau một thời gian khoảng từ 6 đến 9 tháng. Nếu lớp gian bào bị tổn thương nghiêm trọng hoặc mất hẳn, thì móng sẽ không thể mọc ra được nữa.

Làm thế nào để hết tụ máu ở móng chân?

Ngay sau khi bị dập móng, việc chườm đá lạnh sẽ cho hiệu quả hiệu quả tan máu bầm và giảm đau rất nhanh. Bạn có thể sử dụng khăn mềm để bọc một viên đá lạnh sau đó chườm lên vị trí móng bị dập khoảng 15 - 20 phút. Trong 24h đầu tiên sau khi bị dập móng, bạn có thể chườm liên tục sau mỗi 1 - 2h.

Bị bật móng chân bao lâu thì khỏi?

Tình trạng bong móng có thể kéo dài trong vài tháng hoặc hơn một năm vì móng không thể gắn lại vào nền móng và sẽ hết khi móng mới mọc thay thế móng cũ. Thông thường, móng tay mất từ ​​4 - 6 tháng để mọc lại hoàn toàn và móng chân có thể từ ​​8 - 12 tháng.

Bị bật móng chân nên bôi thuốc gì?

Sau khi bị bật móng, ngay lập tức cần rửa vết thương bằng thuốc sát trùng betadin để tránh sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn; Băng bó móng lại vị trí cũ nhẹ nhàng, đồng thời lấy đá lạnh bọc khăn sạch chườm lên vết thương ngày 5-6 lần sẽ làm dịu cơn đau.