Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Thành phần hóa học của dầu tràm khá phong phu, nhưng chỉ 2 hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol (1,8 - Cineol) chiếm 23-65% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước, hòa tan bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol tuyệt đối, ether, dầu vaselin, dầu thảo mộc, acid acetic loãng.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Lá tràm, tinh dầu tràm sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi.

Tinh dầu tràm có nhiều tác dụng: kháng nhiều chủng vi khuẩn, chống viêm và giảm đau, kháng histamin, chống co thắt phế quản, làm thông thoáng đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống đầy bụng và khó tiêu, chống phù nề, tăng cường quá trình tái tạo và làm liền vết thương... Theo dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết tinh dầu có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế, có công dụng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát trùng. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng để phòng chống các chứng bệnh như:

Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho: có thể cho tinh dầu tràm hòa vào nước tắm hoặc dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương... sau khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Bé được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm sẽ giúp cho cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và muỗi đốt vì loại côn trùng này rất sợ tinh dầu tràm. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.

Chống viêm nhiễm: Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà, có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.

Chống các chứng đau: Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp bên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho 1 giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.

Chống ho, làm long đờm, chữa chứng đầy hơi, chậm tiêu: Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi nhằm mục đích giảm ho, long đờm và làm thông thoáng đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Khi bị đầy hơi đau bụng, có thể dùng tinh dầu tràm xoa bụng và uống 1 cốc nước nóng có nhỏ vài ba giọt dầu tràm.

Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.

Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân, dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương.

Làm sạch và dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi một làm việc căng thẳng.

Từ lâu, dầu tràm đã được biết đến như là một loại dược liệu truyền thống với rất nhiều tính năng tuyệt vời. Dầu tràm có thể sử dụng cho nhiều người, đặc biệt là đối với mẹ và bé. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu tràm cho bé không phải là việc đơn giản, đặc biệt là nếu bạn không thực sự hiểu rõ công dụng và cách sử dụng của loại dược liệu này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ hiệu quả nhất.

Hiểu đúng về dầu tràm

Dầu tràm là một loại tinh dầu từ thiên nhiên, được chiết xuất từ lá cây tràm theo cơ chế chưng cất. Lá tràm được chọn để chiết xuất tinh dầu thường là tràm trà, tràm năm gân hoặc tràm gió (còn gọi là tràm bổi). Ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi cho ra lượng tinh dầu tràm nhiều nhất. Cũng có thể ví dầu tràm là một đặc sản đặc trưng của Huế. Nguyên nhân là do địa phương này có thổ nhưỡng đặc biệt, những cây tràm, đặc biệt là tràm gió ở đây thường cho ra lượng tinh dầu tràm cao, hương thơm tự nhiên và mang đến nhiều công dụng cho người dùng.

Dầu tràm mang lại nhiều công dụng cho người dùng là nhờ có hai thành phần chính là Cineol và Alpha - Terpineol. Trong đó, Cineol có công dụng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Cineol còn gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang. Còn thành phần Alpha - Terpineol lại mang khả năng kháng khuẩn, có thể dùng để trị liệu nhiều bệnh. Đây cũng là nguyên nhân có nhiều loại thuốc có thành phần này xuất hiện.

---> Nhấp vào đây để xem thêm: Công dụng của hoạt chất Alpha - Terpineo và Cineol có trong Dầu Tràm.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Hai loại cây tràm được dùng để chiết xuất tinh dầu tràm nhiều nhất tại Việt Nam.

Công dụng của dầu tràm

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được hết những công dụng của tinh dầu tràm. Tuy nhiên, những công dụng của dầu tràm đã được công bố và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng không ít.

♦ Khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Như đã nói ở trên, thành phần chính của tràm gió là Cineol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Dầu tràm được sử dụng phổ biến đề phòng ngừa và điều trị các bệnh như nhiễm trùng móng, nấm ngứa, mụn cóc, viêm lợi… vô cùng hiệu quả. Cách sử dụng cũng phong phú, có thể dùng để thoa (lên da) hoặc nhỏ tinh dầu vào nước để rửa (chân, tay…), ngâm (chân, toàn cơ thể)… Tùy vào từng nhu cầu và loại sản phẩm dầu tràm mà cách sử dụng sẽ khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân khi mua sản phẩm dầu tràm, chúng ta cần chọn mua ở đơn vị uy tín, vừa đảm bảo chất lượng, vừa có hướng dẫn sử dụng sản phẩm cụ thể.

Để sử dụng dầu tràm kháng khuẩn, chống nhiễm trùng cho bé, chúng ta có 2 cách như sau:

  • Dùng dầu thoa lên lưng, bụng cho bé để tránh rôm sảy, giảm nốt sưng do côn trùng cắn, ngăn ngừa nấm ngứa trên da.
  • Cho vài giọt vào nước ấm để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, dầu tràm khó tan trong nước, cho nên chúng ta cần dùng sản phẩm dầu tắm em bé Cung Đình để tắm cho bé. Đây là sản phẩm dầu tắm chứa dầu tràm duy nhất trên thị trường có thể khuếch tán đều trong nước.

Ngoài ra, với người lớn thì công dụng, cách dùng và sản phẩm có thể sử dụng sẽ đa dạng hơn rất nhiều.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Dầu tắm em bé Cung Đình có chứa tinh dầu tràm, giúp làm sạch, giữ ấm và sử dụng an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

♦ Chữa các bệnh đường hô hấp

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, Cineol trong dầu tràm còn là thành phần chính dùng để điều chế các loại thuốc đặc trị các bệnh cúm, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Sử dụng tinh dầu tràm để ngửi khi ngạt mũi hoặc khó thở sẽ cảm nhận được công dụng tức thì. Ngoài ra, mùi hương của dầu tràm còn có thể ngăn ngừa và trị các bệnh viêm thanh quản, viêm phế quản và một số loại dịch bệnh theo mùa.

  • Với các bé sơ sinh, mẹ chỉ nên dùng 1 - 2 giọt, nhỏ lên khăn quàng cổ hoặc áo của bé để bé ngửi mùi, giảm tình trạng ngạt mũi, cũng xua đuổi côn trùng.
  • Với các bé hơn 1 tuổi và người lớn, có thể thoa trực tiếp dầu tràm lên da đầu mũi, cổ, ngực… để giảm ho, trị cảm, giữ ấm cho phổi.
  • Bạn có thể nhỏ 1 giọt dầu tràm lên khẩu trang trước khi đeo để kháng khuẩn, tránh gió và phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp tối đa.

♦ Hỗ trợ giảm đau hiệu quả

Dầu tràm có khả năng hỗ trợ giảm đau một cách hiệu quả. Nếu bạn bị chuột rút, đau xương, khớp hoặc đau đầu… thì có thể thoa dầu tràm lên vùng bị đau để giảm đau nhức tức thời. Dầu tràm là loại dầu thoa giảm đau tự nhiên mà chúng ta nên mang theo bên người mọi lúc, mọi nơi. Chưa kể, dùng dầu tràm để massage cơ thể, nhất là vùng vai gáy, sẽ giúp tiêu trừ nhanh các cơn nhức mỏi cơ thể, giảm căng thẳng một cách hữu hiệu. Ngoài ra, nếu bị đau răng, hôi miệng, sưng nướu… bạn có thể pha 1-2 giọt tinh dầu tràm vào nước để súc miệng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau nhức và giảm hôi miệng rõ rệt.

♦ Làm đẹp da

Nhờ tính kháng khuẩn, dầu tràm có khả năng trị mụn, giảm bã nhờn, mang lại một làn da sáng khỏe. Mỗi khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn nhỏ thêm 1 giọt dầu tràm vào nước rửa mặt rồi sử dụng, đảm bảo theo thời gian, làm da của bạn sẽ đẹp lên trông thấy. Không chỉ giảm nhờn, mụn, lỗ chân lông cũng được se khít, làn da hồng, căng mịn hơn các vết sắc tố da cũng giảm bớt. Với các mụn trứng cá, bạn có thể dùng tăm bông thấm vào dầu tràm rồi thoa lên vết mụn sẽ làm xẹp mụn nhanh hơn và cũng bớt đau nhức.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Thoa dầu tràm trực tiếp lên mụn trứng cá có thể giảm đau và làm xẹp mụn nhanh chóng

♦ Đuổi côn trùng

Không chỉ có ruồi, muỗi, rất nhiều loại côn trùng đều sợ mùi dầu tràm. Do đó, sử dụng dầu tràm để đuổi côn trùng đã là một kinh nghiệm được truyền bá rộng rãi trong dân gian, đặc biệt là đối với người dân xứ Huế.

Để phòng tránh bị muỗi đốt hay các loại côn trùng khác, bạn có thể thoa trực tiếp một ít dầu tràm lên da hoặc tắm với nước ấm có pha tinh dầu tràm. Một cách đuổi côn trùng hiệu quả khác chính là xông tinh dầu, chỉ cần cho dầu tràm vào máy xông tinh dầu, mùi dầu tràm sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp các ngóc ngách trong phòng và xua đuổi hết côn trùng. Trong trường hợp bị muỗi đốt, bạn chỉ cần thoa dầu trực tiếp lên vết đốt sẽ làm giảm ngay tình trạng sưng tấy và cũng hạn chế tối đa cảm giác ngứa.

♦ Giúp vết thương mau lành

Dù không thể dùng cho vết thương hở, nhưng với các vết bầm tím, sưng đau, thì dầu tràm chính là “thần dược”. Thoa trực tiếp dầu tràm lên vết bầm sẽ giúp làm tan máu bầm dưới da nhanh hơn, đồng thời cũng giảm đau nhức, làm xẹp nhanh các vết sưng tấy. Không chỉ vậy, nhờ tính kháng khuẩn cao, dầu tràm còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về da như vảy nến, viêm da…

Những ai có thể sử dụng dầu tràm?

Chiết xuất 100% từ thiên nhiên, tinh chất dầu tràm hoàn toàn có thể sử dụng an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Hơn nữa, với đặc tính trị liệu cao, lại không nóng như những loại dầu thoa khác, cho nên đã từ lâu, người ta vẫn có thói quen sử dụng dầu tràm cho mẹ và bé, đặc biệt là mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu, sử dụng dầu tràm có thể mang lại những lợi ích bất ngờ:

  • Dầu tràm có khả năng ức chế vi khuẩn độc hại, ngăn ngừa virus gây bệnh ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài khả năng kháng khuẩn, dầu tràm còn giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, từ đó giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Trẻ nhỏ thường hay mắc các bệnh như rôm sảy, thủy đậu, phát ban... Sử dụng dầu tràm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở trẻ nhỏ, làm mờ sẹo nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở những vùng có vết thương, thúc đẩy các tế bào và mô mới hình thành, chữa lành vết thương.
  • Một công dụng vô cùng quan trọng của dầu tràm đối với trẻ nhỏ đó là khả năng trị ho, long đờm, giảm bệnh viêm đường hô hấp. Hầu hết các bé đều sẽ trải qua tình trạng cảm lạnh, sổ mũi, ho đờm, viêm phế quản… và nhiều tình trạng bệnh khác. Khi bé gặp những triệu chứng trên, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể, đào thải các chất độc hại trong người, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Với trẻ em hay bị muỗi đốt, côn trùng cắn, sử dụng tinh dầu tràm thoa lên vết đốt cũng giúp bé giảm đau, sưng và ngứa hiệu quả.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Dầu tràm dùng được cho mọi người, kể cả mẹ bầu và em bé.

Sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?

Việc sử dụng dầu tràm cho tất cả mọi người nói chung và cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nói riêng cũng cần có một số lưu ý nhất định, giúp phát huy tối đa công dụng của dầu tràm mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe vốn còn non yếu của bé.

Để sử dụng dầu tràm cho bé yêu một cách hiệu quả nhất, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

♦ Liều lượng sử dụng dầu tràm cho bé

Mặc dù dầu tràm có công dụng tốt như vậy nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng để sử dụng cho con. Theo các chuyên gia về sức khỏe, liều lượng sử dụng dầu tràm tốt nhất nên tính bằng giọt. Ví dụ, mẹ muốn pha dầu tràm để tắm cho bé thì dùng khoảng 5 giọt/lần, dùng để nhỏ vào nước nóng xông hơi thì khoảng 3 - 4 giọt/lần. Còn nếu sử dụng dầu tràm thoa trực tiếp để massage, giúp vết thương mau lành, trị vết muỗi đốt... thì chỉ nên dùng 1 - 2 giọt/lần.

♦ Tránh vùng da nhạy cảm

Khi sử dụng dầu tràm, mẹ cần tránh những vùng da nhạy cảm như da mặt, cổ, đầu, bẹn… vì đây là những vùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Bản chất của dầu tràm là có tính nóng, do vậy thoa dầu tràm tại những bộ phận này có thể khiến bé khó chịu. Những vùng thoa tinh dầu lý tưởng là lưng, bụng, ngực, lòng bàn tay hoặc chân.

♦ Không nên sử dụng quá nhiều

Dầu tràm có rất nhiều công dụng nhưng mẹ chỉ nên sử dụng cho bé khi nào thật sự cần thiết. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ không cần phải dùng dầu tràm liên tục, tránh ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

♦ Tránh xa tầm tay của trẻ

Nuốt phải dầu tràm có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như đau bụng, tiêu chảy, nôn. Do vậy, sau khi sử dụng dầu tràm, mẹ phải cất nơi mà trẻ không nhìn thấy hoặc không với tới. Nếu vô tình để bé nuốt phải dầu tràm (một vài giọt) vào bụng, mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc nước ngay lập tức, để trung hòa lượng dầu trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bé lỡ uống phải quá nhiều, cần đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách bôi tinh dầu tràm cho bé

Như đã nói, dầu tràm có tính nóng, nếu bôi trực tiếp lên người không khỏi khiến bé có cảm giác khó chịu, nóng rát. Do vậy, để tránh tình trạng này, mẹ cần hết sức lưu ý khi bôi dầu tràm để bé không bị kích ứng.

Trước khi bôi, mẹ cần phải kiểm tra xem bé nhà mình có bị kích ứng dầu tràm hay không bằng cách pha loãng dầu tràm rồi thoa thử lên một vùng da của bé. Lưu ý tránh không bôi lên những vùng da nhạy cảm vì tại đó bé sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Sau khi bôi thử, nếu mẹ thấy bé vùng da của bé vẫn bình thường, không bị kích ứng thì có thể yên tâm sử dụng dầu tràm cho bé.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Thoa tinh dầu tràm lên tay mẹ rồi massage nhẹ nhàng lên ngực, bụng, lưng, tay, chân... để giữ ấm cho bé.

Nếu không sử dụng dầu pha loãng, mẹ có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu ra tay của mình, xoa tinh dầu trên tay rồi sau đó mới thoa lên người bé. Điều này cũng giúp mẹ kiểm soát được lượng dầu tốt hơn trước khi thoa lên người bé.

Cha mẹ nên nhớ cần tránh bôi trực tiếp dầu tràm lên người của bé, đặc biệt là bôi vào các vết thương hở trên da bởi nó sẽ khiến trẻ thấy khó chịu, đau rát, đồng thời gây kích ứng da, khiến các mô bị tổn thương nặng nề hơn.

Trong trường hợp thấy bé bị phản ứng với dầu tràm, cha mẹ cần ngưng sử dụng và đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và được hướng dẫn chăm sóc một cách tốt nhất.

Dầu tràm cho bé loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Thị trường dầu tràm hiện nay khá đa dạng, trong đó, có rất nhiều loại dầu tràm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi sử dụng có thể khiến trẻ bị ngộ độc, xuất hiện các phản ứng phụ và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Do vậy, mẹ chỉ nên sử dụng dầu tràm cho bé khi đã tìm hiểu kỹ thông tin, chọn đúng sản phẩm uy tín, chất lượng và đã được kiểm chứng là an toàn.

Để bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất, mẹ có thể an tâm cho bé sử dụng Dầu Tràm Cung Đình - loại dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió ở vùng đất Phú Lộc. Từ lâu, huyện Phú Lộc đã là địa phương nổi tiếng với nghề chế biến dầu tràm truyền thống của vùng đất Thừa Thiên Huế, khởi đầu với những sản phẩm thủ công để cung cấp riêng cho vua chúa và quan lại triều đình Huế. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, thông qua việc áp dụng nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất cùng với kỹ năng hoàn hảo của các nghệ nhân lâu đời từ làng nghề, Dầu Tràm Cung Đình đã trở thành thương hiệu dầu tràm hàng đầu, mang đến những sản phẩm chất lượng đích thực để phục vụ cho người tiêu dùng.

Tinh dầu tràm Cung Đình được chiết xuất 100% tự nhiên từ lá tràm của huyện Phú Lộc (Huế). Dầu Tràm Cung Đình sử dụng hệ thống dây chuyền chưng cất hiện đại, đóng gói vô trùng để tạo ra những sản phẩm chất lượng với mùi hương dễ chịu, hơn hẳn so với phương pháp chưng cất thủ công.

Tinh dầu tràm sử dụng như thế nào năm 2024

Sản phẩm dầu tràm cung đình chiết xuất 100% tự nhiên, an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

Tại Dầu Tràm Cung Đình, ngoài tinh dầu tràm ra còn có dầu xông, nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn, dung dịch xịt họng, dầu tắm em bé, thảo dược ngâm chân… Tất cả các sản phẩm dầu tràm Cung Đình đều được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng chứng nhận và an toàn đối với sức khỏe nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng cho bé yêu của mình.

Nếu vẫn còn phân vân về dầu tràm cho bé mua ở đâu, cha mẹ có thể đến trực tiếp trụ sở của Dầu Tràm Cung Đình để được tư vấn các sản phẩm phù hợp nhất cho cả mẹ và bé hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0918.806.277 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc các mẹ sớm tìm được một sản phẩm chất lượng cho bé yêu của mình nhé.

Tinh dầu tràm có tác dụng gì cho trẻ sơ sinh?

Sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh có thể giúp làm lành vết muỗi đốt, côn trùng cắn trên da bé, chữa đầy hơi, khó tiêu, trị ho... Tuy nhiên, cha mẹ cần biết cách sử dụng dầu tràm đúng cách để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng trên làn da của trẻ sơ sinh.

Tinh dầu tràm và dầu tràm khác nhau như thế nào?

Dầu tràm: Được sản xuất thông qua cách đun sôi nguyên liệu từ lá tràm ngập trong nước và thu được hỗn hợp dầu tràm. Tinh dầu tràm: Được sản xuất thông qua cách thức nước và Lá cách nhau qua vỉ làm sao không cho nước ngập lá khi đó hơi nước có thể đi qua nguyên liệu và thu được tinh dầu tràm chuẩn nhất.

Tinh dầu tràm có ảnh hưởng gì không?

Tinh dầu tràm có tính nóng, loại nguyên chất thường rất đậm đặc, dễ gây bỏng rát nếu dùng nhiều trực tiếp trên da hay để xoa bóp, đặc biệt là với những em bé có làn da mỏng hoặc da nhạy cảm, có khi còn gây bỏng, phồng rộp cho da.

Tinh dầu tràm bé thỏ 50ml giá bao nhiêu?

Tinh dầu tràm Bé Thơ 50ml.