Hậu quả của việc kỳ thị LGBT

Nguyên nhân và hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật? Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật? Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật? Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trên thực tế thì Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về kinh tế, văn hóa, chính trị…. Để người khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế người khuyết tật vẫn chưa thể hòa nhập với cộng đồng, với xã hội bởi phần lớn những người khuyết tật còn bị phân biệt, kì thị. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với những hành vi kỳ thị, phân biệt, đối xử với người khuyết tật.

Hậu quả của việc kỳ thị LGBT

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Người khuyết tật 2010;

– Nghị định 144/2013/NĐ – CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là gì?
  • 2 2. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
  • 3 3. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật
  • 4 4. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật được giải thích cụ thể tại Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

– Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

– Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người,  họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội.

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

Theo như quy định của luật pháp về người khuyết tật cũng đã nêu rõ về định nghĩa cụ thể về khái niệm kì thị, là hành vi của những người khác phân biệt đối xử với Người khuyết tật kèm theo đó pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với Người khuyết tật nên người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ bang, có thành kiến, từ chối, ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật Người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

2. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật

Có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật như vậy là do:

– Công tác tuyên truyền, vận động về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật, cũng như về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành về lĩnh vực này còn chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả trong việc tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân.

– Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra thì những quan niệm mang tính kỳ thị đối với người khuyết tật ở Việt Nam có 3 xu hướng sau:

-Quan điểm thứ nhất: Người bình thường cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người khuyết tật kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. có thể thấy chính từ những câu chuyện mê tín thuộc về tâm linh này mà những người khuyết tật đã bị xa lánh chú họ không biết đây là những con người xấu số sinh ra đã mang trong mình sự khiếm khuyết và bị mọi người kì thị

– Quan điểm thứ hai:  Có thể thấy rằng đối với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhưng thực chất không phải ai khiếm khuyết về một phần nào đó trên cơ thể cũng phải phụ thuộc vào người khác mà học cũng tự mình tự lập và kiếm tiền thậm chí là còn giúp đỡ được rất nhiều người khuyết tật khác, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

– Quan điểm thứ ba: với quan điểm mê tín này đa phần mọi người sinh sống trong cộng đồng đều mệ tín cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn họ sợ người khuyết tật đem lại sự đen đủi nhưng họ không để ý đến những tư tưởng lạc hậu và mê tín đó đã đẩy những người khuyết tật càng ngày càng vào xâu trong bóng tối và rất khó để những người khuyết tật này có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được. Người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của người khác, họ phải chịu những lời nói không hay về mình, những lời nói này ngày càng khiến người khuyết tật thu bản thân lại và không thực hiện những việc mà người khuyết tật có thể làm cũng chính tại quan điểm này mà ra.

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay cùng với sự nỗ lực thể hiện bàn thân mình của chính người khuyết tật vươn lên chính bản thân mình khẳng định bàn thân “ tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật sự kỳ thị cũng đã giảm bớt đi phần nào. Họ sống lạc quan hơn, yêu đời hơn, biết nỗ lực trong cuộc sông nhiều hơn để xóa đi sự kỳ thị đối với họ trong mắt những người xung quanh.

3. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật

Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiệt thòi của người khuyết tật; chính điều này đã hạn chế đáng kể các cơ hội sống, cơ hội phấn đấu của người khuyết tật và điều này lại thêm lần nữa củng cố thêm tình trạng đói nghèo của họ. Giữa khuyết tật và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ. bởi lẽ khuyết tật đã thua thiệt với những người lành lặn rất nhiều nhưng nếu họ có nghị lực và sự động viên của những người xung quanh cổ vũ họ thì việc người khuyết tậ có một công việc cho mình là không phải khó. Khuyết tật vừa là nguyên nhân và nó cũng vừa là hậu quả của đói nghèo. Khuyết tật cùng với đói nghèo đã làm tăng khả năng bị tổn thương và bị loại ra khỏi xã hội của những người phải chịu khuyết tật và đói nghèo.

– Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. 

– Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

4. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ – CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật và mức phạt:

“Điều 9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;”

Xem thêm: Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lênin?

Như vậy, với mỗi cá nhân khi có hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đống. Mức phạt đối với tổ chức bằng thì gấp đôi sô lần mức tiền phạt đối với cá nhân như vậy mức phạt đối với tổ chức là sáu triệu đến mười triệu đồng.

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật có thể do bẩm sinh khi mới sinh ra đã phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại hoặc có thể vì một lý do khác như trong quá trình lao động do sơ xuất không may mà mất đi một phần cơ thể, khi tham gia giao thông bị ảnh hưởng bởi tay nạn giao thông mà người đó mãi mãi không còn lành lặn bình thường chính điều này đã để lại những khuyết tật đó, điều đó là ngoài mong muốn của con người, họ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và tự ti với cuộc sống chính vì vậy không nên phân biệt, kỳ thị họ

Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, dù tinh thần của họ có lạc quan, có mạnh mẽ, ý chí vượt qua số phận có lớn đến đâu cũng không thể thắng lại được những rèm pha, kì thị và phân biệt của xã hội của những người đồng bào cùng chung màu da, cùng chung dòng máu lạc hồng luôn nhìn vào học để dè bỉu, tránh xa. mặc dù pháp luật đã có quy định nghiêm cấm và đã có những quy định cụ thể xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, cộng đồng người dân vần còn nhiều người vẫn giữ cái thái độ rất thờ ơ, vẫn kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật và cũng không ít những trường hợp Người khuyết tật bị từ chối cung cấp dịch vụ. Do đó, xét thấy cần thấy phải có sự  sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật với chế tài xử phạt vi phạm nặng hơn để hạn chế hoặc chấm dứt các hành vi vi phạm về kỳ thị người khuyết tật để học sống hòa nhập với công đồng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển, để những người khuyết tật khởi nguyện và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức và toàn xã hội nâng cao hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức để mỗi người khuyết tật được sống đúng một cuộc đời có ý nghĩa.