Giáo án văn học thơ đèn giao thông năm 2024

– Trẻ đọc thuộc thơ, rõ ràng, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được tính cách của các nhân vật, nhận xét, đánh giá đúng tính cách của các nhân vật trong bài thơ.

– Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.

+ Kỹ năng:

– Kỹ năng chú ý, lắng nghe, quan sát.

– Phát triển vốn từ cho trẻ.

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

+ Giáo dục:

– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông, sang đường đúng luật giao thông theo đèn tín hiệu.

  1. Chuẩn bị:

– Cô thuộc thơ

– Xắc xô 3 cái, 3 thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng để chơi trò chơi.

– Các loại xe – Bài giảng điện tử

– Các bài hát về PTGT

  1. Tiến trình hoạt động:
  2. a) Hoạt động mở đầu:

Cô nói xúm xít xúm xít- Trẻ quấn quít bên cô.

Hôm nay trường ta có tổ chức chương trình ngày hội “ Bé yêu thơ”, để kỷ niệm nhân ngày 30/4 ngày Giải phóng Miền Nam sắp đến .

– Cô xin giới thiệu với các con, về dự ngày hội hôm nay có cô giáo đến từ Trường MN … xin một tràn vỗ tay để chào đón cô đi nào? Còn cô là người đồng hành và tham gia trợ giúp cho các con ngày hội hôm nay.

– Lớp chúng ta có thích đi dạo chơi không?

– Cô cho cả lớp vận động bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”

– Các con đi chơi có vui không?

– Khi đi bộ c/c phải đi như thế nào ? Cho trẻ xem hình ảnh về PTGT

Trò chuyện theo hình ảnh trẻ xem…

– Cô có thể nói qua cho trẻ biết luật giao thông như thế nào?

Ngày hội hôm nay, các con phải trải qua 3 phần thi:

– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ

– Phần thi thứ 2: Ứng xử

– Phần 3: Tài năng

b)Hoạt động nhận thức:

* Giới thiệu: Cô nói có rất nhiều bài thơ, bài hát, câu chuyện nói về luật giao thông trong đó có bài thơ: “Đèn giao thông” được ngày hội hôm nay đề cập đến.

Cung cấp kiến thức:

– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ.

– Cô đọc lần 1 diễn cảm, giới thiệu tác giả: Mỹ Trang

– Cô đọc lần 2: Cô thể hiện điệu bộ

* Giảng nội dung:

– Trong bài thơ có một loại biển báo ở ngã tư đường phố báo hiệu đèn giao thông.

– Lần 3: Xem tranh-Giải thích từ khó – kết hợp trích dẫn

– Cô giải thích từ “Tín hiệu” báo hiệu một điều sắp sẽ xảy ra sau đó.

– “Thông đường” Có nghĩa là trên đường phố đã cho phép các loại phương tiện giao thông và người đi bộ được phép đi.

“Tông nhau”: Có nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông va vào nhau bị ngã.

* Trích dẫn:

Cô đọc bài thơ “Đèn giao thông”

Cô đọc trích dẫn “ Từ đầu ……Tông nhau ” Chú ý các loại đèn và đi cho đúng luật.

Đoạn còn lại: Nhắc nhở các cháu phải biết luật giao thông.

– Các con vừa trải qua phần thi tìm hiểu về thơ

* Phần thi thứ 2: Ứng xử

Tổ chức cho trẻ đàm thoại dưới nhiều hình thức, cô đọc câu hỏi các đội lắng nghe, sau thời gian hội ý 5 giây và lắc xắc xô, đội nào có tín hiệu trước giành quyền trả lời, trả lời đúng được tặng 1 chiếc xe.

Câu hỏi dự kiến

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ có tên là gì?

– Bài thơ của tác giả nào?

– Ba đèn tín hiệu giao thông có những đèn gì?

– Khi đi đường nếu gặp đèn đỏ phải như thế nào?

– Đèn xanh thì ntn?

– Đèn vàng đi ntn?

– Bài thơ dặn bé đi đường ntn?

+ Nếu ai không chấp hành luật giao thông sẽ bị công an phạt.

* Trò chuyện:

– Qua bài thơ các con học được những gì?

– Ước mơ của con sau này lớn lên sẽ làm gì?

+ Giáo dục: Các con yêu quí các chú cảnh sát giao thông. Biết luật lệ giao thông. Do vậy các con còn nhỏ phải biết vâng lời cô, ngoan ngoãn siêng năng học tập nhất là không được nói chuyện trong lớp ….

Phần thi thứ 3: Tài năng + Trẻ đọc thơ: Tổ chức cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức

– Lớp đọc thơ thể hiện điệu bộ.

– Tổ đọc thơ( cô chú ý sửa sai).

– Đọc nối tiếp theo cô.

– Nam, nữ đọc thơ.

– Nhóm đọc thơ.

– Cá nhân đọc thơ.

– Cho trẻ đọc thơ với nhiều hình thức.

Vừa rồi cô thấy các con tham gia chơi các trò chơi thật xuất sắc, cho một tràn vỗ tay dành cho lớp mình nào?

* Trò chơi luyện tập:

*Trò chơi 1: Đèn xanh đèn đỏ

Luật chơi: Trẻ biết về luật giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi: – Cô nói: “Ô tô xuất phát”, trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “Bim bim …” và chạy chậm. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: bài thơ nói về đèn tín hiệu ở ngã tư đường phố. Khi đèn xanh bật lên thì được đi, đèn vàng đi chậm và dừng lại. đèn đỏ thì dừng lại.

- Trẻ hiểu nghĩa các từ:

+ Tín hiệu có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông đã bật sáng

+ Thông đường nghĩa là có nghĩa ra các loại PTGT trên đường phố và người đi bộ được phép đi.

+ Tông nhau có nghĩa là các PTGT va vào nhau đụng nhau bị ngã.

2. Kỹ năng

- Rèn trẻ đọc thơ diễn cảm phù hợp với bài thơ.

- Rèn khả năng ghi nhớ chú ý cho trẻ.

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. - Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, chấp hành tín hiệu đèn giao thông khi qua đường.

II. Chuẩn bị.

- Máy tính, hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ trên máy

- Sa bàn giao thông

- 3 bức tranh về nội dung bài thơ, 3 bảng quay.

- Nhạc bài hát: em đi qua ngã tư đường phố, loa, máy tính

1. Ổn định tổ chức:

- Hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”

- Vừa rồi các con hát bài hát gì? Trong bài hát các bạn nhỏ đang làm gì?

- Gặp đèn đỏ thì các con phải làm gì? Thế khi thấy đèn xanh thì sao?

- Giáo dục trẻ: Gặp đèn đỏ các con phải dừng lại, đèn xanh mới được đi qua đường, khi qua đường các con nhớ phải nhìn tín hiệu đèn giao thông.

2. Bài mới:

  1. Cô đọc thơ trẻ nghe

- Cô giới thiệu: Có một bài thơ rất hay nói về một số luật lệ khi tham gia giao thông đấy. Để biết bài thơ đó nói về những luật lệ giao thông gì các con chú ý nghe cô đọc bài thơ “Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang.

- Cô đọc thơ trẻ nghe:

+ Cô đọc lần 1: diễn cảm

+ Hỏi trẻ : Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Cô giới thiệu nội dungbài thơ “bài thơ Đèn giao thông nói về các loại đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố”.

- Bìa thơ này sẽ hay hơn khi cô đọc cùng với hình ảnh minh họa đấy.

- Cô đọc lần 2: kết hợp giáo án điện tử

  1. Đàm thoại, trích dẫn

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?

+ Trong bài thơ có nói về điều gì?

+ Có những đèn gì?

* Trích dẫn

“ Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng

Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông”

- Cô có từ “tín hiệu”: có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố

- Khi đi qua đường các con nhớ chú ý điều gì? ( đèn tín hiệu giao thông)

- Khi nào thì các con được đi?

* Trích dẫn:

“Đi đường bé nhớ nghe không

Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi”

- “Thông đường”: có nghĩa ra các loại PTGT trên đường phố và người đi bộ được phép đi.

- Khi đèn vàng bật thì đi như thế nào?

- Khi đèn đỏ bật thì làm sao?

* Trích dẫn:

“Đèn vàng chậm lại dừng thôi

Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau

- “Tông nhau”: có nghĩa là các PTGT va vào nhau đụng nhau bị ngã.

- Cho trẻ phát âm lại các từ khó

- Khi tham giao thông các con phải nhớ điều gì?

* Trích dẫn: “ Bé ngoan bé giỏi thuộc làu

Xanh đi, đỏ phải dừng mau đúng rồi”

- Các con ơi khi đi qua ngã tư đường phố các con nhớ chú ý đèn giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng mới được qua đường nhớ chưa nào.

* Cô đọc thơ lần 3: với sa bàn giao thông

  1. Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1 lần

+ Trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh tay của cô: Các con sẽ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh tay của cô, khi cô đưa 1 tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đưa cả 2 tay thì cả đội sẽ đọc.

+ Trẻ đọc to, nhỏ theo độ cao tay của cô.

- Trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân ( cô chú ý sửa sai)

- Cho cả lớp đọc 1 lần trên nền nhạc vè.

d.Củng cố: Bé thi tài

- Các con hôm nay học ngoan cô thưởng cho các con 1 trò chơi nhé

- Cách chơi: lớp chia làm 4 đội cô phát cho mỗi đội 1 trụ đèn giao thông, yêu cầu mỗi đội sẽ dán các đèn màu lên trụ theo thứ tự đỏ, vàng, xanh. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào thực hiện nhanh và đúng sẽ chiến thắng.