Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024

Xét nghiệm testosterone, estrogen, progesterone, AMH… có thể giúp phát hiện sớm các bệnh liên quan đến nội tiết tố nữ như buồng trứng đa nang, hiếm muộn…

BS.CKI Trần Đông Hải (khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, xét nghiệm nội tiết tố ở phụ nữ thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nội tiết tố nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng như dấu hiệu mãn kinh (khô âm đạo, bốc hỏa hoặc khó ngủ ở người dưới 40 tuổi), khó mang thai hoặc giữ thai, dấu hiệu mang thai (trễ kinh, ngực mềm, buồn nôn và đi tiểu thường xuyên). Người bệnh có thể có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường (bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc chảy máu khi kỳ kinh đã kết thúc), chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh nguyệt, mọc mụn và số lượng tóc phát triển bất thường.

Bác sĩ Hải chia sẻ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm một hoặc kết hợp nhiều loại nội tiết tố nữ để lên phác đồ điều trị thích hợp cho từng ca bệnh khác nhau. Các ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm:

Chỉ số testosterone: Testosterone không chỉ là nội tiết tố nam mà còn tồn tại trong cơ thể của phụ nữ. Lượng testosterone thường dao động trong khoảng từ 15-70 mg/dL và xét nghiệm này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào vì kết quả sẽ không bị ảnh hưởng.

Chỉ số estrogen: Estrogen là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất ở phụ nữ. Mức độ estrogen thường nằm trong khoảng 70-220 pmol/L. Estrogen được sản xuất ở buồng trứng dưới 3 dạng chính. E1 - Estrone là loại estrogen yếu nhất và cũng là loại duy nhất được cơ thể duy trì sản sinh sau thời kỳ mãn kinh. E2 - Estradiol là dạng phổ biến nhất của estrogen và là chỉ số chính trong xét nghiệm estrogen. Nếu cơ thể có nhiều E2 có thể gây đau đầu, rụng tóc, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí là tăng nguy cơ ung thư vú. E3 - Estriol thường được kiểm tra ở phụ nữ mang thai để xem xét những bất thường liên quan đến sức khỏe thai nhi.

Chỉ số progesterone: Đối với phụ nữ, nồng độ progesterone tăng cao có thể dẫn đến đau vú, mệt mỏi, mụn trứng cá, giảm ham muốn, trầm cảm... Tuy nhiên khi mang thai, nội tiết tố này đóng vai trò mật thiết để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Mức độ progesterone là từ 5-20 ng/mL và thường được thực hiện vào ngày 21-22 của chu kỳ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp phát hiện sớm các bệnh liên quan đến nội tiết ở phụ nữ. Ảnh: Freepik

Chỉ số FSH: FSH sẽ kích thích tế bào noãn phát triển và bài tiết estrogen. Vì vậy, nếu FSH dư thừa có thể cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng kém và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Thông thường chỉ số FSH trong khoảng từ 1,4-9,6 IU/L và được thực hiện vào ngày thứ 2-4 của chu kỳ kinh nguyệt.

Chỉ số AMH: Đây là chỉ số có giá trị cao nhất và chính xác nhất trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn ở phụ nữ. Những ai có chỉ số AMH thấp có nghĩa là người đó sẽ ít phản ứng với thuốc hơn khi thụ tinh ống nghiệm và ngược lại. Nếu chỉ số AMH quá cao cũng có thể làm buồng trứng bị kích thích quá mức dẫn đến vô sinh. Nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2-6,8 ng/ml và có thể xét nghiệm bất cứ lúc nào.

Chỉ số LH: LH được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên và kích thích buồng trứng sản xuất estradiol. Nồng độ LH cao đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang. Nồng độ LH trung bình dao động từ 0,8-26 IU/L và thường được thực hiện vào ngày thứ 2-4 của kỳ kinh nguyệt.

Chỉ số prolactin: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Hormone này ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách ức chế các hormone sinh sản. Vì vậy, phụ nữ cho con bú có nồng độ prolactin cao là bình thường. Tuy nhiên, nồng độ prolactin bình thường ở nữ giới trên ngưỡng an toàn có thể dẫn đến vô sinh. Nồng độ prolactin thường dao động từ 127-637 μU/mL.

Bác sĩ Đông Hải cho biết, xét nghiệm nội tiết tố cũng được sử dụng để phát hiện tình trạng tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ và phụ nữ sắp sinh. Các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp bao gồm: táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể lạnh đi, thay đổi tâm trạng, tăng cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, nhịp tim chậm hoặc không đều, cáu gắt, khó ngủ, thay đổi da hoặc tóc.

Các bác sĩ cũng có thể đề xuất xét nghiệm nội tiết tố nếu người bệnh từng xuất hiện các tình trạng sức khỏe liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố. Những người từng thay đổi nồng độ hormone bằng các liệu pháp y khoa cũng cần được kiểm tra mức độ hormone liên tục để theo dõi điều trị. Nếu bạn xuất hiện dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố thì nên đến bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể giúp xác định loại xét nghiệm nội tiết tố phù hợp.

Xét nghiệm nội tiết tố khá phổ biến với những cặp đôi nhằm kiểm tra sức khoẻ sinh sản, đang mong con hay những người có nhu cầu đánh giá chức năng tình dục. Vậy cụ thể cần làm những xét nghiệm gì, làm thời điểm nào trong kỳ kinh, chi phí bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Khái niệm và mục đích của xét nghiệm nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể là hệ thống tập hợp tất cả các hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết, có chức năng phối hợp với nhau nhằm duy trì hoạt động bình thường của mỗi người. Trong đó tinh hoàn và buồng trứng là một trong số các tuyến nội tiết chính bên cạnh tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy,...

Xét nghiệm nội tiết tố là gì? Đây là phương pháp đánh giá chức năng sinh sản của nam và nữ, bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, thông qua các chỉ số bác sĩ có thể xác định chính xác khả năng dự trữ trứng của nữ hay nguy cơ rối loạn sinh tinh ở nam cùng nhiều yếu tố khác.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024
Xét nghiệm các chỉ số nội tiết tố nữ để đánh giá chức năng sinh sản.

  • Ở nữ giới: Xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm đánh giá khả năng dự trữ noãn, theo dõi sự phát triển của nang noãn, hoạt động của buồng trứng, chu kỳ rụng trứng. Đặc biệt, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ vô sinh do vấn đề dự trữ buồng trứng. Từ đó, xác định được tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ và phát hiện sớm các rối loạn nội tiết tố nếu có để điều chỉnh kịp thời.
  • Với nam giới: Xét nghiệm này có mục đích đánh giá sự tăng giảm bất thường của các chỉ số như: Testosterone, Androgen, FSH, LH (đây là những chất có vai trò quan trọng giúp điều hòa, đảm bảo hoạt động của hệ hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn, từ đó khiến quá trình sinh tinh diễn ra bình thường). Qua xét nghiệm nội tiết tố nam để cảnh báo nguy cơ rối loạn sinh tinh hay khả năng thụ thai kém để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là làm những gì?

Là những xét nghiệm cơ bản đánh giá chức năng sinh sản nên các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ cần làm xét nghiệm định kỳ 1-2 năm. Nhất là những chị em đang mong con, "thả" đã lâu nhưng chưa có bầu, hay rối loạn kinh nguyệt, bị sảy thai nhiều lần,...

Xét nghiệm nội tiết tố là làm những gì? Các xét nghiệm nội tiết nữ được chỉ định nhiều hiện nay bao gồm:

Xét nghiệm Prolactin

Cùng với một số hormone nội tiết khác, prolactin có vai trò quan trọng, giúp xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân không rụng trứng hoặc bị vô sinh ở nữ giới.

Khi nào nên xét nghiệm prolactin:

  • Bạn bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh giữa các tháng không đều.
  • Bị mất kinh không rõ nguyên nhân mặc dù không mang thai hay chưa mãn kinh.
  • Bạn muốn khám vô sinh hiếm muộn.
  • Nghi ngờ bệnh lý như suy giáp
  • Nữ giới thường xuyên đau đầu không tìm ra nguyên nhân, thị lực suy giảm nhanh chóng.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024
Lấy máu được áp dụng để xét nghiệm nội tiết tố nam và nữ.

Xét nghiệm AMH

Hormone AMH được sản xuất từ các tế bào trong nang buồng trứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc xét nghiệm nội tiết AMH tại các thời điểm nhất định, có thể giúp đánh giá dự trữ còn lại của buồng trứng (tức là số noãn còn tại buồng trứng) và diễn tiến của tình trạng lão hóa buồng trứng. Từ đó, xét nghiệm này giúp chẩn đoán khả năng sinh sản của nữ giới và đưa ra tiên lượng thời gian cần can thiệp để có con.

Xét nghiệm FSH

FSH là hormone kích thích tạo nang trứng do thùy trước tuyến yên bài tiết. Nồng độ hormone FSH cao báo hiệu khả năng dự trữ buồng trứng thấp. Chỉ số xét nghiệm nội tiết nữ này cũng sẽ xác định được nữ giới có mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay không.

Xét nghiệm LH

Nếu bạn muốn tìm nguy cơ vô sinh, nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, nguy cơ buồng trứng đa nang thì xét nghiệm hormone LH cần được thực hiện. Thời điểm xét nghiệm vào ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Estrogen

Tương tự như LH, xét nghiệm Estrogen cần làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh (ngày hành kinh thứ 2, thứ 3). Nội tiết tố Estrogen được tạo ra tại buồng trứng, là một trong những hormone sinh dục quan trọng nhất ở người phụ nữ. Việc xét nghiệm sẽ tìm ra nguyên nhân thiếu hụt hormone này.

Xét nghiệm Progesterone

Là một loại hormone sinh dục nữ, Progesterone được tiết ra ở buồng trứng sau kỳ kinh, nhằm giúp giúp tử cung luôn ở trạng thái sẵn sàng để mang thai. Hormone này cũng giúp lớp nội mạc tử cung dày lên để trứng gặp tinh trùng và thụ thai làm tổ. Chính progesterone duy trì để lớp niêm mạc tử cung dày, cung cấp dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Vì vậy đây là xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai hoặc khi mang thai được chỉ định.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024
Trước khi mang thai bạn nên đến khám và xét nghiệm progesterone.

Xét nghiệm Testosterone

Testosterone là xét nghiệm nội tiết sinh sản dùng để chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra vô sinh nữ, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, tăng trưởng lông hay các đặc điểm nam tính bất thường ở người phụ nữ.

Các xét nghiệm nội tiết tố nam

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, chỉ có nữ giới mới cần làm các xét nghiệm nội tiết tố định kỳ, nam giới thì không cần thiết. Tuy nhiên, ở cả hai giới đều có những sự thay đổi liên quan đến nội tiết, do đó, bạn cần kiểm tra để đảm bảo chức năng sinh sản luôn hoạt động tốt.

Xét nghiệm Testosterone

Testosterone là hormone vẫn thường được nhắc tới với vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và tình dục ở phái mạnh. Được sản xuất ở tinh hoàn (95%), Testosterone giúp tinh hoàn và dương vật phát triển mạnh mẽ, từ đó tăng khả năng cương cứng; tăng ham muốn tình dục; chi phối việc sản xuất tinh trùng; tham gia phát triển các mô của tuyến tiền liệt,...

Mục đích xét nghiệm để:

  • Đánh giá chức năng sinh sản, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
  • Kiểm tra tình trạng rối loạn chức năng cương dương, giảm ham muốn tình dục
  • Tìm nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh
  • Khi bé trai có bất thường như dậy thì sớm, dậy thì muộn

Cách thức thực hiện đơn giản như xét nghiệm máu thông thường, thời gian vào buổi sáng sớm khi hormone đạt cao nhất trong ngày.

Lưu ý: Trước khi xét nghiệm, bạn cần dừng tất cả các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến lượng Testosterone ở trong máu.

Xét nghiệm FSH

FSH được thực hiện khi nam giới gặp các vấn đề về rối loạn xuất tinh, không xuất tinh, tinh trùng loãng, tinh trùng ít,... nhằm đánh giá chức năng của tuyến sinh dục và trục dưới đồi ở nam giới.

Xét nghiệm Estradiol

Estradiol là 1 hormone thuộc Estrogen có hoạt lực mạnh nhất, được sản xuất tại tinh hoàn và tuyến thượng thận ở nam giới. Xét nghiệm này thường để đánh giá khi bé trai gặp vấn đề về dậy thì.

Xét nghiệm Prolactin

Đây là xét nghiệm được sử dụng khi nam giới có dấu hiệu của bệnh rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; nồng độ testosterone thấp, ham muốn tình dục suy giảm; chức năng của tinh hoàn rối loạn bị tinh dịch loãng hoặc mong con đã lâu. Ngoài ra xét nghiệm prolactin ở nam giới còn được chỉ định khi bạn thấy hiện tượng tiết sữa ở vú, tuyến vú của người nam phát triển to bất thường.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024
Nam giới có bất thường xuất tinh như tinh dịch loãng trong như nước cần đi khám và xét nghiệm.

Khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết tố? Ai cần làm xét nghiệm?

Ở mỗi giới việc xét nghiệm lại khác nhau ở thời điểm, thành phần xét nghiệm. Cụ thể như sau:

Ở nữ giới

  • Bạn cần xét nghiệm khi thấy chu kỳ kinh kéo dài kết hợp với lượng máu kinh quá nhiều hay quá ít.
  • Mất kinh nhưng không rõ nguyên nhân dù những tháng trước kinh nguyệt vẫn đều.
  • Cố gắng thụ thai và đã "thả" trên 1 năm (với nữ dưới 35 tuổi) và 6 tháng (với nữ trên tuổi 35).
  • Có hiện tượng như rậm lông, tăng cân bất thường, kinh nguyệt không đều, tâm trạng thất thường…. những dấu hiệu cho thấy bị buồng trứng đa nang.
  • Những người chuẩn bị làm thụ tinh trong ống nghiệm ivf để tìm con.

Ở nam giới

  • Nam giới đang mong con, muốn kiểm tra tìm nguyên nhân vô sinh
  • Bị rối loạn cương dương
  • Gặp các vấn đề về xuất tinh như tinh trùng loãng, tinh trùng ít,...
  • Suy giảm ham muốn tình dục

Thời điểm cụ thể để làm các xét nghiệm nội tiết tố

Bạn nên đến làm xét nghiệm vào ngày thứ 2 - thứ 3 của chu kỳ kinh đối với xét nghiệm FSH và LH. Nếu chu kỳ kinh 28 ngày bạn muốn xét nghiệm progesterone thì đến vào ngày thứ 21 của chu kỳ. Còn riêng các xét nghiệm prolactin, estrogen, testosterone, AMH thì bạn đến làm ngày bất kỳ.

Lưu ý khi đi xét nghiệm nội tiết tố

Nhiều người có thắc mắc không biết xét nghiệm nội tiết tố là lấy máu hay bác sĩ sẽ lấy những gì nữa; xét nghiệm nội tiết là lấy máu ở đâu? Hầu hết các xét nghiệm nội tiết tố nữ hay nam đều được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu ở cánh tay. Một số xét nghiệm cần lấy nước tiểu. Lưu ý bạn không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Nội tiết tố ở mỗi người sẽ khác nhau nên, nếu có ý định thực hiện xét nghiệm tốt nhất bạn nên gọi điện hoặc liên hệ tư vấn trước để biết chính xác về thời điểm thực hiện.

Trước khi xét nghiệm bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng, nhất là thuốc tránh thai hay thuốc hormone vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào năm 2024
Bệnh viện Phương Đông trang bị hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại.

Xét nghiệm nội tiết tố bao nhiêu tiền?

Đây cũng là thắc mắc phổ biến của các chị em, tuy nhiên giá tiền từng loại xét nghiệm sẽ tuỳ cơ sở mà bạn chọn thực hiện. Tại bệnh viện đa khoa Phương Đông các xét nghiệm này khoảng vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng.

Với câu hỏi xét nghiệm nội tiết tố nữ ở bệnh viện nào? Bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao các xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu sẽ là địa chỉ tin chọn số 1 nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm nội tiết. Để đặt lịch xét nghiệm hoặc thăm khám, bạn vui lòng gọi vào số hotline 1900 1806.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?

Đối với từng loại xét nghiệm riêng lẻ, chi phí sẽ dao động từ 150.000 - 850.000 VND tùy vào chất lượng của từng cơ sở y tế. Nếu xét nghiệm cả gói, bạn sẽ mất khoảng 1.700.000 - 1.800.000 VND.

Làm sao biết thiếu nội tiết khi mang thai?

Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố khi mang thai Khi thiếu hụt estrogen: Da bị khô, sạm màu, mất đi sự đàn hồi, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, nổi mụn trứng cá; tóc khô xơ, dễ gãy rụng; âm đạo bị khô, giảm ham muốn tình dục.

Khi nào thì cần bổ sung nội tiết tố nữ?

Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?.

Ăn nhiều, tăng cân. Thay đổi nội tiết tố có thể gây tăng cân, đặc biệt trong gia đoạn mãn kinh. ... .

Giảm cân đột ngột. ... .

Kinh nguyệt không đều. ... .

Gặp vấn đề về giấc ngủ ... .

Mụn trứng cá mãn tính. ... .

Da khô ... .

Hội chứng sương mù não. ... .

Vấn đề về bụng..

Xét nghiệm nội tiết nữ có tác dụng gì?

Việc xét nghiệm chỉ số nội tiết tố LH ở nữ giới nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân kinh nguyệt không đều hoặc tình trạng ngừng kinh, phát hiện nguyên nhân vô sinh, xác định thời điểm rụng trứng thích hợp, tiền mãn kinh và mãn kinh. Nồng độ LH trong cơ thể của phụ nữ sẽ phụ thuộc vào thời gian kinh nguyệt.