Cách hạch toán tiền ốm đau thai sản năm 2024

Chế độ thai sản và các chế độ trợ cấp khác sẽ được hạch toán như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

  1. Khi tính trích Bảo hiểm xã hội hàng tháng trừ vào lương của nhân viên:

    – Các bạn cần xác định được là Doanh nghiệp của các bạn hạch toán theo chế độ kế toán nào (Thông tư 133 hay là 200)

    -> Tiếp nữa là các bạn cần xác định được là Tiền lương lương đó là của nhân viên nào (Nhân viên đó làm ở bộ phận nào)

    Cách hạch toán tiền ốm đau thai sản năm 2024
    Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

    -> Thì mới hạch toán Chi phí tiền lương và các khoản Bảo hiểm chính xác vào đó được:

    – Sau khi đã xác định xong các bạn dựa vào Bảng tính lương trong tháng để hạch toán Chi phí tiền lương như sau:

    Nợ các TK 154, 622, 623, 627, 641, 642 (số tiền trích vào chi phí SXKD của DN)

    Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số tiền trừ vào lương người lao động)

    Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, chi tiết: (3382, 3383, 3384, 3385 – 3386).

    – Hạch toán khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

    Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, chi tiết: (3382, 3383, 3384, 3385 – 3386)

    Có các TK 111, 112 …

    Cách hạch toán tiền ốm đau thai sản năm 2024
    Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa

    1. Hạch toán tính tiền chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn… phải trả cho công nhân viên:

      Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết: 3383)

      Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

      1. 3. Hạch toán nhận tiền trợ cấp thai sản, ốm đau … của BHXH trả:

      Nợ TK 111, 112: Số tiền bên Cơ quan BHXH trả cho Doanh nghiệp.

      Có TK 3383.

      1. Hạch toán trả tiền trợ cấp thai sản, ốm đau, tai nạn… cho công nhân viên:

      Nợ TK 334. Số tiền trợ cấp thai sản, ốm đau, tai nạn … mà người lao động được nhận.

      Có TK 111, 112…

      Ngoài ra các bạn có thể xem thêm:

      – Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:

      Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382)

      Có các TK 111, 112,…

      Cách hạch toán tiền ốm đau thai sản năm 2024
      Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa

      – Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:

      Nợ các TK 111, 112

      Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382).

      Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán chế độ thai sản và các chế độ khác, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

      Phát sinh người lao động được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, công ty phải tính tiền BHXH phải trả cho công người lao động:

      Nợ TK 3383: Số tiền được hưởng chế độ;

      Có TK 334: Số tiền được hưởng chế độ.

      4. Tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho người lao động

      Hàng tháng, kế toán thực hiện tính (trích trước) tiền lương nghỉ phép cho người lao động:

      Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép;

      Nợ TK 335: Số tiền lương nghỉ phép (nếu có trích trước);

      Có TK 334: Số tiền lương nghỉ phép.

      5. Các khoản phải trừ vào lương

      ➤ Khoản tiền tạm ứng chưa chi hết:

      Nợ TK 334: Số tiền tạm ứng chưa chi hết;

      Có TK 141: Số tiền tạm ứng chưa chi hết.

      ➤ Khoản tiền thu bồi thường về tài sản theo quyết định xử lý:

      Nợ TK 334: Số tiền thu bồi thường;

      Có TK 138: Số tiền thu bồi thường.

      ➤ Khoản trích trừ BHXH, BHYT, BHTN vào lương người lao động:

      Nợ TK 334: Tổng tiền BHXH, BHYT, BHTN người lao động phải nộp;

      Có TK 3383: BHXH trích trừ vào lương (8% x mức lương tham gia bảo hiểm);

      Có TK 3384: BHYT trích trừ vào lương (1.5% x mức lương tham gia bảo hiểm);

      Có TK 3386: BHTN trích trừ vào lương (1% x mức lương tham gia bảo hiểm).

      6. Tính tiền thuế TNCN

      Tính tiền thuế TNCN của người lao động phải nộp cho ngân sách nhà nước:

      Nợ TK 334: Số tiền thuế TNCN phải nộp;

      Có TK 3335: Số tiền thuế TNCN phải nộp.

      7. Ứng trước hoặc thực trả lương

      Khi người lao động ứng trước tiền lương hoặc doanh nghiệp chi trả tiền lương cho người lao động:

      Nợ TK 334: Số tiền ứng trước hoặc trả lương cho người lao động;

      Có TK 111, 112: Số tiền ứng trước hoặc trả lương cho người lao động.

      8. Thanh toán các khoản phải trả

      Các khoản phải trả khác như tiền ăn, tiền nhà, tiền điện thoại, tiền xăng xe, tiền học phí…:

      Nợ TK 334: Khoản tiền phải trả cho người lao động;

      Có TK 111, 112: Khoản tiền phải trả cho người lao động.

      9. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa

      Khi doanh nghiệp trả lương hoặc thưởng cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa, phải ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, ghi:

      Nợ TK 334 - Số tiền sản phẩm, hàng hóa đã bao gồm thuế;

      Có TK 511 - Doanh thu bán hàng;

      Có TK 33311 - Số tiền thuế GTGT phải nộp.

      III. Các câu hỏi thường gặp về hạch toán TK 334 - Phải trả người lao động

      1. Công ty dựa trên căn cứ nào để tính tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho nhân viên?

      Hàng tháng, kế toán tiền lương sẽ lập bảng lương để tính lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương căn cứ theo: Hợp đồng lao động; Bảng chấm công nhân viên; Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của công ty; Các khoản tạm ứng, ứng trước, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong tháng.

      2. Tháng 8/2022, doanh nghiệp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) có phát sinh chi phí lương, phụ cấp và các khoản trích trừ vào lương ở bộ phận bán hàng như sau: lương cơ bản: 65.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm: 8.000.000 đồng; trong tháng, ứng trước tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động 15.000.000 đồng; tiền thuế thu nhập cá nhân trong tháng phát sinh: 550.000 đồng; trong tháng 8, có nhân viên hưởng chế độ thai sản: 36.000.000 đồng, BHXH thanh toán qua tài khoản của công ty; công ty chuyển khoản thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và thanh toán tiền lương bằng tiền mặt. Như vậy, doanh nghiệp phải hạch toán tiền lương như thế nào?