Sai trung bình mắt cảu con người là bao nhiêu năm 2024

Các tật của mắt như cận thị, viễn thị, lão thị, loạn thị,…rất phổ biến. Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em mắc các tật ở mắt, đặc biệt có đến ⅔ trường hợp cận thị [1]. Vậy nguyên nhân gây các tật của mắt phổ biến do đâu? Cách khắc phục bệnh như thế nào? Bài viết này, Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung tâm Mắt công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải đáp vấn đề các tật ở mắt phổ biến và một số lưu ý bảo vệ đôi mắt của bạn.

Sai trung bình mắt cảu con người là bao nhiêu năm 2024

Các tật của mắt là gì?

Các tật của mắt là tình trạng mắt của người bệnh biến đổi hình dạng gây ảnh hưởng tầm nhìn, không thể tập trung chính xác vào vật thể đang nhìn hoặc thấy mờ. Hầu hết, các tật khúc xạ đều tiến triển theo độ tuổi của người bệnh. Người bệnh có thế mắc tật khúc xạ ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, ngay cả khi trước đó có thị lực rõ.

Các bộ phận của mắt phối hợp với nhau truyền ánh sáng đi vào mắt dọc theo con đường đến não. Ánh sáng đi qua giác mạc sẽ được tập trung lại thông qua thấu kính để tạo thành tín hiệu chạm vào võng mạc. Tại đây, ánh sáng chuyển đổi thành tín hiệu điện và được dây thần kinh thị giác gửi đến não. Tại não, những tín hiệu này được sử dụng để tạo ra những hình ảnh bạn nhìn thấy.

Hình dạng nhãn cầu, giác mạc hoặc thủy tinh thể sẽ biến đổi khác nhau tùy bệnh mắt. Một số bệnh mắt khiến người bệnh khó tập trung vào vật ở gần. Một số bệnh mắt khác nhìn mờ vật ở xa.

Các tật của mắt phổ biến

Các tật của mắt phổ biến, bao gồm các tật khúc xạ như:

1. Cận thị

Cận thị là tình trạng mắt nhìn được các vật ở gần nhưng không thấy rõ các vật ở xa. Cận thị xảy ra khi hình dạng mắt thay đổi, các tia sáng bị bẻ cong sai hướng, khiến hình ảnh tập trung ở phía trước võng mạc chứ không tập trung vào võng mạc. Người bệnh cận thị thường sử dụng thấu kính lõm có độ phù hợp để tập trung hình ảnh vào võng mạc.

2. Viễn thị

Viễn thị là tình trạng nhìn rõ các vật ở xa nhưng không thể thấy được các vật ở gần. Vì vậy, người bệnh thường nheo mắt để nhìn rõ các vật ở gần. Viễn thị xảy ra khi các tia sáng từ vật thể ở gần tập trung vào một điểm phía sau võng mạc. Người bệnh viễn thị được bác sĩ cho sử dụng thấu kính hội tụ giúp hình thành hình ảnh trên võng mạc.

3. Lão thị

Lão thị là tình trạng mất đi tính linh hoạt tự nhiên của thủy tinh thể theo tuổi tác. Người bệnh lão thị không có khả năng tập trung vào một phạm vi tầm nhìn. Lão thị thường bị nhầm lẫn với viễn thị nhưng thực tế 2 bệnh này không giống nhau. Lão thị được điều trị bằng thấu kính điều chỉnh.

Người lớn tuổi, mắt điều tiết giảm dần khả năng điều chỉnh tiêu cự khiến tầm nhìn các vật thể ở gần mờ. Lão thị xảy ra khi các cơ thể mi yếu và thủy tinh thể giảm tính đàn hồi. Lão thị thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng với độ phù hợp với người bệnh. Người bệnh có thể được khuyên phẫu thuật để phục hồi thị lực rõ ràng hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục các tật khúc xạ của mắt

Có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật của mắt gồm di truyền và môi trường, người có cả ba mẹ bị tật khúc xạ, con có thể có nguy cơ cao mắc bệnh về mắt. Môi trường là nguyên nhân lớn gây các tật khúc xạ. Hiện nhiều người bệnh tật khúc xạ ở mắt do thói quen sinh hoạt không hợp lý như: đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử, ngồi sai tư thế,…

Ngoài ra, tật khúc xạ của mắt do thủy tinh thể bị lão hóa, mắt tổn thương hoặc chấn thương, vệ sinh mắt sai cách, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…), tuổi tác,…

Cách khắc phục các tật khúc xạ của mắt gồm: kính áp tròng, phẫu thuật mắt bằng laser, kính đeo và phẫu thuật thay thấu kính. Mỗi phương pháp điều trị và điều chỉnh các khuyết tật về mắt khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm cũng như thời điểm sử dụng khác nhau. Cụ thể [2]:

  • Kính áp tròng: đây là loại kính trong suốt nằm phía trên mắt. Hiện thị trường có 2 loại kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm.
    • Ưu điểm: người bệnh mắc tật ở mắt vẫn hoạt động bình thường, thoải mái.
    • Nhược điểm: người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không làm đúng hướng dẫn sử dụng, vệ sinh và bảo quản.
  • Phẫu thuật mắt bằng laser: phương pháp này giúp thay đổi hình dạng của giác mạc, ánh sáng khúc xạ lên võng mạc cũng biến đổi về đúng hướng lại. Phẫu thuật mắt bằng laser với cận thị và viễn thị sẽ khác nhau. Khi cận thị, giác mạc được làm mỏng hơn để giảm khả năng khúc xạ. Trong viễn thị, mắt được tăng cường độ khúc xạ bằng cách thay đổi hình dạng của thấu kính.
    • Ưu điểm: phương pháp thay thế nhu cầu đeo kính và kính áp tròng của người bệnh.
    • Nhược điểm: phẫu thuật vẫn có nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt.
  • Phẫu thuật thay thấu kính: phẫu thuật này nhằm thay thế hoàn toàn thủy tinh thể của mắt bằng thủy tinh thể nhân tạo chất liệu nhựa.
    • Ưu điểm: phương pháp này sửa chữa các khuyết tật về mắt nhanh và không gây đau. Người bệnh không còn phải đeo kính hay kính áp tròng nữa.
    • Nhược điểm: phương pháp này xâm lấn nhiều hơn phẫu thuật laser. Vì vậy, người bệnh có nguy cơ tổn thương võng mạc dẫn đến mất thị lực hoặc một số biến chứng tiềm ẩn khác. Ngoài ra, phương pháp này chi phí cao hơn so với phẫu thuật mắt bằng laser hoặc đeo kính áp tròng do chất lượng thấu kính được sử dụng cao.
      Sai trung bình mắt cảu con người là bao nhiêu năm 2024
      Lão thị xảy ra khi thủy tinh thể mất đi tính linh hoạt và mức độ tăng theo tuổi.

Dấu hiệu cảnh báo của các tật của mắt

Một số dấu hiệu cảnh báo các tật của mắt, bao gồm:

  • Người bệnh cận thị:
    • Mờ mắt.
    • Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt vào ban đêm.
    • Mỏi mắt gây đau đầu.
  • Người bệnh viễn thị:
    • Mờ mắt.
    • Mỏi mắt dẫn đến đau đầu.
    • Thường nheo mắt.
  • Người bệnh lão thị:
    • Mờ mắt do tuổi tác.
    • Đau đầu do mỏi mắt.

Triệu chứng nguy hiểm cần gặp bác sĩ

Tất cả các tật khúc xạ thường có triệu chứng phổ biến, bao gồm:

  • Nhìn mờ với vật có khoảng cách gần, xa hoặc cả hai..
  • Nhức đầu.
  • Nheo mắt.
  • Mỏi mắt.
  • Đau mắt.

Đôi khi, trẻ em khó nhận biết bản thân gặp vấn đề về thị lực. Vì vậy, ba mẹ trẻ nếu nhận thấy con mình khó tập trung hoặc điểm số ở trường đột nhiên kém hơn hoặc xuất hiện hành vi bất thường với tầm nhìn có thể dấu hiệu cảnh báo mắc tật khúc xạ. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Trung tâm Mắt công nghệ cao, bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Biến chứng rủi ro tật các tật ở mắt

Các tật của mắt có thể gây biến chứng đến thị lực của người bệnh. Người bệnh, đặc biệt trẻ em mắc tật khúc xạ ở mắt gặp khó khăn trong việc đi lại, các hoạt động trong cuộc sống, một số vấn đề về mắt nghiêm trọng như viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, tăng nhãn áp… và thậm chí có nguy cơ gây mù.

  • Nhược thị: tật khúc xạ này dẫn gây biến chứng nhìn mờ, khó điều chỉnh và cải thiện thị lực dù đã dùng kính.
  • Bong võng mạc, xuất huyết dịch kính: người bệnh này nhãn cầu lồi ra phía trước, làm cong võng mạc và dần gây biến chứng mỏng và thoái hóa chu biên võng mạc. Người bệnh mắc tật khúc xạ lâu ngày, võng mạc có thể sẽ bong rách, xuất huyết và thị lực khó hồi phục.

Chẩn đoán các tật khúc xạ về mắt thế nào?

Bác sĩ thường chẩn đoán các tật khúc xạ về mắt bằng việc kiểm tra thị lực và kiểm tra khúc xạ mắt. Người bệnh nếu thấy có dấu hiệu bất thường hãy đến bác sĩ Mắt uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị các tật ở mắt phổ biến

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ bao gồm:

  • Kính mắt.
  • Kính áp tròng.
  • Phẫu thuật điều chỉnh thị lực như laser, phẫu thuật cắt giác mạc khúc xạ ánh sáng (PRK).

Người bệnh thường được kê kính đeo hoặc kính áp tròng trước khi chọn phương pháp phẫu thuật điều chỉnh thị lực.

Sai trung bình mắt cảu con người là bao nhiêu năm 2024
Người bệnh thường được kê kính đeo hoặc kính áp tròng trước khi chọn phương pháp phẫu thuật điều chỉnh thị lực.

Làm thế nào để phòng ngừa các tật ở mắt?

Bạn có thể phòng ngừa các tật của mắt bằng các cách như sau:

1. Lối sống

Hãy giữ cơ thể khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt hoặc các vấn đề về thị lực như duy trì cân nặng, ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và ngừng hút thuốc.

2. Dinh dưỡng

Cần ăn uống đa dạng thực phẩm để đủ chất dinh dưỡng, như: cà rốt, khoai lang (vitamin A); trứng, cải bó xôi (cung cấp zeaxanthin và lutein hỗ trợ bảo vệ võng mạc), sữa và các sản phẩm từ sữa (cung cấp kẽm và vitamin A)…

3. Bảo vệ mắt

Nên đeo kính râm ngay cả trong những ngày nhiều mây để bảo vệ mắt khỏi tia UVA và UVB. Khi dùng máy tính và điện thoại sau mỗi 20 phút, bạn hãy cho mắt nghỉ ngơi và nhìn các vật ở xa trong 1 phút để giảm tình trạng mỏi mắt.

Câu hỏi thường gặp các tật ở mắt

1. Cách nào để biết mình có tật ở mắt?

Kiểm tra mắt và thị lực thường xuyên là cách giúp bạn phát hiện kịp thời các tật ở mắt (nếu có). Tần suất kiểm tra mắt phụ thuộc vào độ tuổi của từng người [3]:

  • Trẻ em: kiểm tra mắt trong khoảng thời gian trẻ học bảng chữ cái và định kỳ 1-2 năm/lần.
  • Người lớn <40 tuổi: khoảng 5-10 năm/lần.
  • Người lớn từ 40-54 tuổi: khoảng 2-4 năm/lần.
  • Người lớn >55 tuổi: khoảng 1-3 năm/lần.

Nếu người bệnh đã đeo kính, kính áp tròng hoặc thiết bị hỗ trợ thị giác cần kiểm tra khoảng 3 – 6 tháng/lần. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần khám mắt sau 5 năm kể từ khi phát hiện. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần đi khám mắt ngay khi phát hiện bệnh. Với người bệnh tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ cần khám mắt định kỳ 3 tháng/ lần.

2. Nên chọn kính hay phẫu thuật điều trị?

Người bệnh nên chọn đeo kính vì tính năng thuận tiện, nhanh và an toàn. Riêng phẫu thuật điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Trung tâm Mắt công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh kiểm tra tình trạng trước khi lựa chọn phương pháp này. Người cận thị, việc mổ cận thường dành cho trường hợp 2 mắt lệch nhau quá 3 độ, đeo kính sẽ gây lóa. Với người bệnh vừa lão thị vừa đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật điều trị.

Sai trung bình mắt cảu con người là bao nhiêu năm 2024
Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung tâm Mắt công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang khám và kiểm tra mắt của người bệnh.

Trung tâm Mắt công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng người bệnh.

Các tật của mắt phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động trong cuộc sống và sinh hoạt. Thông qua bài này, bạn biết cách bảo vệ đôi mắt và nếu cảm thấy mắt có sự thay đổi bất thường, hãy đến ngay Trung tâm Mắt công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được bác sĩ kiểm tra và lên liệu trình điều trị phù hợp.

Thị lực bình thường trong dân số là bao nhiêu?

1.1 Thị lực và tầm nhìn của mắt Ở khía cạnh chuyên ngành, thị lực bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể (có thể nhìn thấy được) ở cách xa mắt một khoảng cách 20 feet (~ 6 m) thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng.nullMắt con người có thể nhìn bao xa? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sức khỏe tổng quátnull

Thị lực 20 20 nghĩa là gì?

Bình thường, thị lực của mắt 20/20 tức là mắt có thể thấy rõ vật thể ở cách xa khoảng 20 feet (gần 6m). Người có thị lực 20/100 tức là mắt của họ có khả năng nhìn rõ được vật ở cách xa 20 feet trong khi số đông mọi người lại nhìn rõ được vật ở cách xa đến 100 feet (gần 30m).10 thg 7, 2023nullMắt nhìn được xa nhất khi nào và cách bảo vệ tầm nhìn của mắtmedlatec.vn › tin-tuc › mat-nhin-duoc-xa-nhat-khi-nao-va-cach-bao-ve-ta...null

Mắt bình thường là mắt như thế nào?

Thị lực 10/10 và các con số như 20/20, 20/40, 20/60 là chỉ số để đánh giá độ tinh của mắt khi nhìn một vật cách xa khoảng 20 feet (6 mét). Trung bình mắt của người bình thường ở trạng thái khỏe mạnh đều có thể đạt được thị lực 10/10.nullThị lực 10/10 là mắt hoàn toàn khỏe mạnh - Đúng hay sai?jieh.vn › tin-tuc › thi-luc-10-10-la-mat-hoan-toan-khoe-manh-dung-hay-sainull

Do mắt cân 9 10 tương đương với bao nhiêu độ?

Thị lực 9/10 là cận bao nhiêu độ? Như đã nói ở trên, con số này cho thấy thấy vẫn nhìn tốt, chỉ thấp hơn người thị lực tốt khoảng 1 feet – 2 feet. Nếu quy đổi sang độ cận thì ước chừng cận -0.25 độ đến -0.50 độ.nullThị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Có phải bị cận nặng không?kinhcansg.com › thi-luc-7-10-la-can-bao-nhieu-donull