Danh sách hướng dẫn viên được cấp thẻ năm 2024

- Những người có kinh nghiệm và kiến thức về hướng dẫn Du lịch nhưng không có điều kiện tham dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch, sau khi tham dự khoá kiểm tra và đạt yêu cầu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền tổ chức sẽ được cấp chứng chỉ Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.

- Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có giá trị hai năm kể từ ngày cấp.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN BAO GỒM:

  1. Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên;
  1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác;
  1. Phiếu thông tin Hướng đẫn viên được điền đầy đủ;
  1. Bảng sao các văn bằng, chứng chỉ theo quy định (kèm phiếu thông tin hướng dẫn viên).
  1. Giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  1. Hai ảnh chân dung 4 x 6cm chụp trong thời gian không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (kèm file ảnh 4 x 6cm)

Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, cụ thể như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này.
...

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

- 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.

Danh sách hướng dẫn viên được cấp thẻ năm 2024

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Thời hạn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 61 Luật Du lịch 2017 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, cụ thể như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
...
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh định kỳ hằng năm công bố kế hoạch tổ chức kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm;
b) Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh;
c) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Theo đó, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Điều kiện để hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm là gì?

Căn cứ Điều 58 Luật Du lịch 2017 quy định về hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch, cụ thể như sau:

Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:
a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:
a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
4. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.
5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Theo đó, điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch.

- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Cơ quan cấp thẻ du lịch hướng dẫn viên là ai?

Như vậy, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh (Sở Văn hóa, thể thao và du lịch) là cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Hướng dẫn viên du lịch được bao nhiêu tiền?

Về mức lương của Hướng dẫn viên du lịch Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch.

Hướng dẫn viên địa phương là gì?

Hướng dẫn viên du lịch địa phương là gì? Họ là người có nhiệm vụ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho du khách về các địa điểm du lịch trong khu vực cụ thể. Họ có kiến thức sâu về địa phương, lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan nổi tiếng trong khu vực mà họ đang làm việc.

Việt Nam có bao nhiêu hướng dẫn viên du lịch?

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến nay, cả nước có 17.387 HDV du lịch, bao gồm 9.920 HDV quốc tế phục vụ cho 8 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam/năm, 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài/năm; 7.467 HDV nội địa phục vụ hơn 45 triệu lượt khách nội địa/năm.