Cách làm bài thi tốt môn văn thcs năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa thôi, các em sẽ bước vào một kì thi quan trọng - kì thi vào lớp 10 THPT. Niên khoá 2019-2023 của các em cũng là khoá học ấn tượng. Đây là khóa học mà các em phải trải qua hai năm ảnh hưởng do dịch bệnh Covid kéo dài, hai năm các em phải vừa học trực tiếp và học online với muôn vàn khó khăn. Năm học 2022-2023- năm học cuối cấp , các em được đến trường học trực tiếp. Trong năm học này, các em đã có nhiều nỗ lực, và cố gắng để ôn thi vào THPT- một kì thi khá cam go và cũng rất nhiều áp lực vì số lượng học sinh thi vàolớp 10 THPT khá đông và chỉ có hơn 55 % học sinh có suất vào các trường THPT công lập. Vào giai đoạn nước rút này, các em hãy quyết tâm hơn nữa, tập trung hơn nữa nhé! Nhà trường, các thầy cô giáo của trường THCS Ngọc Lâm luôn tin tưởng và hy vọng các em sẽ đạt được mục tiêu và về đích thành công. Trước kì thi, cô mong các em hãy ghi nhớ một số điều sau: - Điều quan trọng đầu tiên cô lưu ý với các em đó là: “ Sức khỏe là vàng”. Các em muốn có được kết quả tốt ngoài nắm chắc kiến thức, kĩ năng; linh hoạt vận dụng kiến thức vào bài làm thì điều cốt yếu cần quan tâm là giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt. Các em cần cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi hợp lí, tránh việc học đến quên ăn, quên ngủ. - Chỉ còn vài ngày nữa là các em bước vào kì thi nên các em cần dành thời gian để ôn tập, củng cố lại kiến thức mà các em thấy còn chưa nắm chắc, luyện tập làm các dạng câu hỏi, các đề thi tham khảo. Với những bài, dạng bài tập, câu hỏi quen thuộc, các êm vẫn cần xem lại để nắm chắc cách làm. Đặc biệt chúng ta không được chủ quan kể cả các dạng đề đã được luyện tập kĩ. - Khi làm bài các em cần nhớ: Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân theo yêu cầu trên giấy thi, giấy nháp. Nhận đề thi, các em nhớ đọc kĩ đề bài ít nhất hai lần, phân tích đề thi - gạch dưới các từ khóa trong đề bài để xác định yêu cầu của đề. Câu nào thuộc chắc chắn các em hãy làm trước. Hãy lưu ý với một số dạng bài tập: + Đối với dạng câu hỏi đọc- hiểu các em cần xác định đúng yêu cầu, nhớ lại cách trả lời từng dạng câu hỏi, khi trả lời cần ngắn gọn, đúng trọng tâm, đủ ý. + Đối với dạng bài viết đoạn văn nghị luận văn học, các em cần xác định chính xác những yêu cầu về nội dung, hình thức và các yếu tố Tiếng Việt vận dụng trong đoạn văn và đặc biệt lưu ý phạm vi kiến thức để viết đoạn, dung lượng của đoạn văn. Các em hãy nhớ chú thích các yêu cầu Tiếng Việt ở cuối đoạn văn. Phần chú thích phải thống nhất với phần gạch chân trong đoạn văn. + Còn đối với dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội các em cần nắm được cấu trúc của từng dạng bài ( dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lí hay sự việc, hiện tượng trong đời sống) để có lí lẽ và dẫn chứng phù hợp khi đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Dẫn chứng đưa ra cần cụ thể , tiêu biểu và phải phân tích dẫn chứng. Về phần bài học liên hệ với bản thân cần viết rõ ràng, cụ thể. - Trong quá trình làm bài, các em cần chú ý thời gian, phân chia thời gian hợp lí cho từng câu hỏi. Câu nào nhiều điểm thì dành nhiều thời gian, câu nào ít điểm thì dành ít thời gian hơn. Đặc biệt, các em cần lưu ý dành khoảng 3- 5 phút để đọc và soát lại bài để xem có bị sót câu hỏi nhỏ hoặc bị sai kiến thức nào không để chúng ta bổ sung, chỉnh sửa. Nếu có bổ sung các em chú ý cách bổ sung cho đúng quy định, có tính thẩm mĩ, không bị mất khi các thầy cô thực hiện dọc phách. Trong suốt thời gian làm bài, các em hãy cẩn thận, tập trung, hít sâu, thả lỏng, bình tĩnh, tự tin, không bị phân tâm bởi các tình huống xung quanh. - Các em cần viết chữ rõ ràng, trình bày khoa học, diễn đạt rõ ý, sử dụng một màu mực duy nhất trong bài thi kể cả phần gạch chân các yêu cầu Tiếng Việt trong đoạn văn nghị luận văn học. Tuyệt đối các em không được để giấy trắng nộp bài. Cô mong và luôn hy vọng các em hãy nỗ lực, cố gắng hết mình để đạt được nguyện vọng của bản thân .

CHÚC CÁC EM HỌC SINH 2K8 CỦA TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM BÌNH TĨNH - TỰ TIN - CHIẾN THẮNG!

Dưới đây là cách mà cô Đình Thị Thủy, giáo viên Ngữ văn, Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa, Hà Nội đưa ra lời khuyên về cách học và làm bài tốt của môn Ngữ văn cho sĩ tử 2k6 chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Về cấu trúc và phạm vi kiến thức: đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT vẫn duy trì tính ổn định như các năm trước đây về cấu trúc mà mức độ nhận thức (mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp là chủ yếu, mức độ vận dụng cao chiếm tỉ lệ không nhiều).

Theo như ma trận đề thi tham khảo, học sinh không bị quá áp lực với mục tiêu tốt nghiệp THPT.

Với đề thi tham khảo này, giáo viên khi giảng dạy phải chú trọng vào việc giúp học sinh biết, hiểu rõ cấu trúc đề, kĩ năng thực hiện từng yêu cầu của đề (cụ thể, khoa học, sáng rõ). Hệ thống hóa các đơn vị kiến thức theo chủ đề/bài học.

Khảo sát chất lượng học sinh qua các bài tập (theo cấu trúc đề thi) để có hướng dạy/ôn tập cho học sinh theo trình độ, năng lực, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của học sinh.

Đối với học sinh để làm tốt bài thi Ngữ văn cần chủ động ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức bằng cách: sơ đồ hóa, ghi giấy note kiến thức quan trọng, tham khảo tư liệu để có kiến thức ở mức nâng cao, có chiều sâu (nhằm đạt điểm tối đa, nhất là phần nghị luận văn học).

Cô Đình Thị Thủy, giáo viên Ngữ văn, Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa.

Thành thạo các kĩ năng thực hiện yêu cầu của từng phần/từng câu trong đề thi. Ví dụ: đọc hiểu có thể có các dạng câu hỏi nào/cách trả lời ra sao;

Viết nghị luận xã hội cần đảm bảo cấu trúc, có lý lẽ, dẫn chứng cho yêu cầu trọng tâm của đề, có bàn luận mở rộng khi cần và có bài học, suy tưởng của bản thân.

Các phạm trù/lĩnh vực/vấn đề đời sống có thể quan tâm: phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, thái độ sống có bản lĩnh, sự chủ động, sáng tạo hay ứng xử nhân văn, tiến bộ…

Nghị luận văn học: tập trung học, hiểu rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm; rèn kĩ năng viết phân tích, đánh giá một đoạn trích/một nhân vật… trong tác phẩm

Học sinh cần ôn luyện trong tâm thế chủ động, tĩnh tâm, học sâu, học kĩ, có mở rộng, phản biện để bài làm có chất lượng, thể hiện tư duy sắc sảo, mang dấu ấn cá nhân.

Không chủ quan, ôn luyện kĩ các dạng đề, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu trọng tâm, học sinh cần chú ý: câu thông hiểu, vận dụng của phần đọc hiểu cần trọn vẹn, sâu sắc, sáng tạo;

Câu nghị luận xã hội có thể “làm mới” bằng cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cho thật xác đáng, độc đáo, hấp dẫn;

Câu nghị luận văn học ngoài việc hoàn thành yêu cầu của đề, chú ý giải quyết yêu cầu phụ đầy đủ, sâu sắc, bài văn có thể kết hợp với lời bình của chuyên gia, trích dẫn lý luận văn học để chinh phục tuyệt đối giám khảo;

Ngoài tư duy logic, cần trau dồi và nâng cao tư duy phản biện, tư duy hình ảnh để bài làm có sức thuyết phục, ấn tượng.

Chú ý hình thức trình bày, dung lượng mỗi phần, cân đối thời gian…

Những thí sinh môn Ngữ văn không phải là thế mạnh cần ôn tập kiến thức trọng tâm cho từng tác phẩm văn học trong chương trình, luyện viết bài văn

Luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi thường xuất hiện trong đề thi, học và nhớ theo dạng “công thức” làm bài;

Nhờ giáo viên hỗ trợ, chỉ ra điểm hạn chế, cách khắc phục, không học lệch, học tủ.

“Con đường học tập là một hành trình, hãy chăm chỉ và nỗ lực, học có hệ thống; thực hành luyện tập và nhờ sự chỉ dẫn, đánh giá của thầy cô. Các em có thể tham gia/giao lưu với các cộng đồng học tập uy tín (rất nhiều trang học tập online, các kênh youtube miễn phí dành cho các em)”, cô Đình Thị Thủy, giáo viên Ngữ văn, Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa, Hà Nội nhắn nhủ.