Cách thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2024

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 43/2023/TT-BTC quy định về hồ sơ dự thi như sau:

Hồ sơ dự thi
1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên, hồ sơ dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có dán ảnh màu cỡ 3x4cm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
c) Sơ yếu lý lịch
d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
đ) 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
...

Theo đó, người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kế toán viên cần chuẩn bị hồ sơ dự thi bao gồm những giấy tờ sau:

- Phiếu đăng ký dự thi theo quy định

- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

- Sơ yếu lý lịch

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 43/2023/TT-BTC, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;

- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

Cách thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2024

Hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán viên lần đầu bao gồm những giấy tờ gì?

Chứng chỉ kế toán viên được cấp trong thời gian bao lâu kể từ khi có kết quả thi?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, quy định về cấp chứng chỉ kế toán viên như sau:

Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc chứng chỉ kế toán viên (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
3. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.

Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.

Chứng chỉ kế toán viên được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp.

Chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kế toán.

Mẫu giấy chứng nhận điểm thi kế toán viên được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định về mẫu giấy chứng nhận điểm thi kế toán viên như sau:

Giấy chứng nhận điểm thi
Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 03a, Phụ lục số 03b, Phụ lục số 03c). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi)

Như vậy, Giấy chứng nhận điểm thi kế toán viên cho từng thí sinh được quy định theo Phụ lục số 03a ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:

Để trở thành Kiểm toán viên, buộc kế toán cần sở hữu chứng chỉ hành nghề Kiểm toán (Chứng chỉ CPA). Vì thế, chứng chỉ này như một tấm vé quan trọng mở đường cho sự thành công trong sự nghiệp của kế toán.

Một kiểm toán viên với Chứng chỉ CPA Việt Nam có thể tư vấn và quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp. Chứng chỉ CPA mở ra cơ hội với những ngành nghề như: kế toán doanh nghiệp, kế toán công, kiểm toán, với những vị trí cấp cao hơn là kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính (CFO).

Vậy kỳ thi CPA Việt Nam gồm có mấy môn? Cùng VisioEdu tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

Cách thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2024

1. Các môn thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán APC

Nội dung ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán (chứng chỉ APC) mới nhất theo Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ tài chính gồm 4 môn thi sau:

(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;

(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

2. Các môn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA)

Nội dung ôn thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán mới nhất theo Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ tài chính gồm 7 môn thi sau:

(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;

(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

(5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

(6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

(7) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

Vậy nếu bạn đã có chứng chỉ kế toán rồi, thì tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA có cần thiết thi đủ 7 môn hay không? Cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

3. Các môn thi Chứng chỉ CPA với đối tượng đã có chứng chỉ hành nghề kế toán

Theo quy định mới nhất, người có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên sẽ được miễn một số môn thi. Do đó, với đối tượng đã có chứng chỉ hành nghề kế toán chỉ cần thi 03 môn thi VisioEdu nêu sau:

(1) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

(2) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

(3) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải thi ít nhất là 02 môn thi. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) phải đăng ký dự thi ít nhất là 04 môn thi theo quy định.

Theo đó, đối tượng sở hữu chứng chỉ kế toán sẽ được miễn 4 môn khi đăng ký tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA. Do đó, kế toán hoàn toàn có thể chia nhỏ mục tiêu của mình thành 2 kỳ thi khác nhau để sở hữu Chứng chỉ CPA một cách dễ dàng.

\>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Khóa học ôn thi CPA Việt Nam hiệu quả nhất!

4. Tài liệu và nội dung ôn thi

Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 219. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

Dó đó kế toán có thể cập nhật tài liệu ôn thi Tại đây!

5. Phương pháp ôn thi Chứng chỉ CPA Việt Nam

Tiếp theo, VisioEdu sẽ chia sẻ phương pháp chung khi ôn thi với tất cả các môn thi Chứng chỉ CPA

Cấu trúc đề thi Chứng chỉ CPA

Với cấu trúc đề thi Chứng chỉ CPA, thường đề thi mỗi môn sẽ bao gồm 5 câu, mỗi câu trung bình 2 điểm. Trước kia đề thi thường là 2 câu lý thuyết và 3 câu bài tập, một vài năm trở lại đây cấu trúc đề thi đã có một chút thay đổi. Chúng ta thấy đề thi có thể là 1 câu lý thuyết và 4 câu bài tập.

Phần lý thuyết

Các bạn cần đọc hiểu bản chất và tóm tắt lại, chúng ta có thể vận dụng sơ đồ mindmap, sơ đồ hình cây, sơ đồ xương cá. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp đọc chuẩn mực, Thông tư, Nghị định có liên quan để hiểu hơn. Đề thi lý thuyết APC trong những năm gần đây không còn đơn thuần chỉ là học thuộc mà đã thiên về vận dụng tư duy logic.

Các bạn cần hiểu lý thuyết thông qua các ví dụ cụ thể kết hợp suy luận thực tiễn đến các vấn đề xung quanh liên quan cũng như liên hệ giữa các phần hành kiến thức của môn với nhau. Một mẹo nhỏ, giai đoạn đầu, chúng ta có thể đọc hiểu lý thuyết để vận dụng ôn và làm bài tập, lúc gần thi mới học thuộc lý thuyết kỹ hơn.

Phần bài tập

Các bạn nên luyện làm bài tập ít nhất 2 lượt trước khi đi thi. Trong quá trình làm bài, khi có 1 vấn đề chưa rõ dẫn đến làm sai, các bạn nên gạch dấu và ghi chú lại ngay chỗ làm sai và tìm hiểu lại vấn đề tại sao sai, xác định nguyên nhân làm sai để có thể nhớ được lâu hơn và rút kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.

Các bạn cũng nên luyện trình bày rõ ràng các bước làm bài tập. Ngay ở lượt đầu tiên, trước khi làm bài tập, các bạn cần xác định rõ các bước để làm 1 bài tập cụ thể và trình bày đầy đủ các bước của 1 bài tập.

Việc trình bày rõ ràng các bước sẽ hạn chế sai sót khi làm bài cũng như dễ đạt điểm của từng bước. Bên cạnh luyện tập đề trong chương trình ôn thi, các bạn có thể kết hợp làm bài tập trong tập đề thi 5 năm trở lại đây.

Sau đó các bạn nên luyện làm hoàn thiện đầy đủ đề thi trong thời gian 180 phút để cân đối thời gian làm bài. Các bạn cũng nên luyện viết giấy, chúng ta đã quen làm việc tính toán trên máy tính nên cần rèn viết để rèn cách trình bày, viết nhanh, sạch, đẹp, rõ ràng như thi thật.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về các môn thi Chứng chỉ CPA Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã nắm rõ hơn về kỳ thi và có lộ trình ôn thi CPA hiệu quả.