Vai trò của văn học nghệ thuật trong đời sống năm 2024

Khi nói về vai trò của văn học - nghệ thuật (VH-NT) đối với sự nghiệp chung của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhắc nhở văn nghệ sĩ, đại ý là: Để VH-NT chiếu sáng cuộc sống, bồi dưỡng, nâng cao con người, các văn nghệ sĩ cần có khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân.

“Lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối”

Hơn 40.000 văn nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ, nhiều dân tộc anh em, sinh hoạt trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội VH-NT các tỉnh, thành phố - là đội ngũ hùng hậu, gắn bó máu thịt với Tổ quốc, với Nhân dân, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thiết tha với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.

Bằng việc sáng tạo những đứa con tinh thần, các văn nghệ sĩ đã góp phần mình tiếp tục xây dựng và phát triển VH-NT trong thời kỳ mới. Ca ngợi, khẳng định cái tốt đẹp, cái tích cực, cổ vũ những nhân tố mới, thành tựu mới, chính là lúc VH-NT thực hiện sứ mệnh “lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối”, vun trồng những vườn “hoa thơm” để “lấn dần cỏ dại”.

Hòa mình vào với đời sống của Nhân dân, say mê và trách nhiệm nghề nghiệp, dốc tâm huyết để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mới, văn nghệ sĩ đã góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa, điểm tô thêm sắc màu sinh động cho cuộc sống, khơi động lực cổ vũ sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận công lao của văn nghệ sĩ trong việc đóng góp xứng đáng vào việc hình thành hệ giá trị mới, xây dựng nền văn hóa, VH-NT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam mới - yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo.

Gắn bó với các giá trị truyền thống yêu nước và cách mạng, khẳng định các giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc, đội ngũ văn nghệ sĩ đã góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị của xã hội, sự phát triển của đất nước.

Dưới mái nhà chung của Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam, văn nghệ sĩ trên cả nước đã đưa văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xứng đáng là lực lượng nòng cốt sáng tạo các giá trị văn hóa, là đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Vai trò của văn học nghệ thuật trong đời sống năm 2024

Một tiết mục văn nghệ trong chương trình kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam. Ảnh: C.T

Lan tỏa nét đẹp quê hương

Cùng với cả nước, trong khả năng của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ Bạc Liêu đã có những đóng góp thiết thực góp phần làm sáng tên đất, tên người Bạc Liêu trên mặt trận văn nghệ.

Trong một chuyến về Bạc Liêu giảng lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học cho lực lượng sáng tác của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhà văn Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng: “Con đường sáng tạo văn chương không bao giờ ra khỏi con đường chính là chủ nghĩa nhân văn cao cả. Vùng đất có chiều sâu văn hóa, lịch sử như Bạc Liêu chính là hiện thực lớn lao, chỉ cần chúng ta yêu lấy mảnh đất, con người ấy thì sẽ có tác phẩm văn chương đặc sắc”. Thật vậy, không chỉ văn chương, mà phong trào VH-NT ở Bạc Liêu nói chung đã có những tác phẩm hoài thai và ra đời từ sự dấn thân, hòa mình để yêu lấy mảnh đất, con người quê hương mình.

Minh chứng là những sáng tác VH-NT mới nhất. Từ bút ký văn học, ca khúc cho đến vọng cổ, múa… mỗi tên đất, tên người, từng tầng nấc văn hóa cấu thành Bạc Liêu đã được văn nghệ sĩ hun đúc thành “đứa con tinh thần” đầy yêu thương. Như tác giả Nguyễn Kim Nghỉ (Chi hội Văn học, Liên hiệp các Hội VH-NT Bạc Liêu) đã viết bút ký “Chuyện về hạt ngọc quê mình” bằng những trang viết đau đáu khôn nguôi với những nhọc nhằn của nghề muối - nghề được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản quốc gia. Tương tự vậy, nhạc sĩ Nguyễn Quốc cũng đưa hạt muối vào tác phẩm “Trăm năm hạt ngọc quê mình” bằng những ca từ thấm đẫm cảm xúc với cái nghề cần lao. Những giải thưởng mà các tác giả này gặt hái được là thành tích cá nhân nhưng cái chung, cái lớn hơn phía sau là từ những cuộc thi phạm vi toàn quốc, khu vực ấy, hạt muối Bạc Liêu đã vang xa hơn, mặn mòi hơn từ những chắt chiu của trái tim người sáng tác.

Miệt mài đi, cảm và sáng tác bằng tình yêu với vùng đất, con người, VH-NT đã khơi lên những nét đẹp tiềm ẩn của quê hương. Qua lăng kính VH-NT, những vẻ đẹp ấy đủ trở thành động lực để cùng nhau nỗ lực hơn nữa cho hành trình phát triển. Đó là đóng góp của văn nghệ - những đóng góp không cân, đong, đo, đếm được nhưng tạo nên nền tảng sức mạnh tinh thần to lớn.

“Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai!” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định. Văn hóa, VH-NT sẽ tiếp tục chiếu sáng cuộc sống, soi sáng hành trình đi lên của dân tộc với những khát vọng và hoài bão lớn ấy.

Vai trò của văn học trong đời sống là gì?

Văn học giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong ta bao yêu thương, khát vọng, chắp thêm cho ta đôi cánh để luôn vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống. Văn học là người bạn đường thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn ta với thứ tình cảm giàu tính nhân văn cao cả!

Văn học nghệ thuật có vai trò gì?

Văn học, nghệ thuật không đơn thuần chỉ là truyền tải cái đẹp, giúp con người biết thưởng thức cái đẹp mà còn hướng con người đến cách sống đẹp. Nghĩa là, văn học, nghệ thuật có thể giúp con người tự nhận thức chính mình, vượt lên bản thân mình để chia sẻ, cảm thông và có những hành động tốt đẹp vì cộng đồng.

Nghệ thuật đóng vai trò gì trong cuộc sống?

Nghệ thuật giúp chúng ta có thể hiểu lẫn nhau, quá khứ của nhau. Đó là cầu nối giữa những người có nền văn hóa và tuổi tác khác nhau. Nghệ thuật giúp bạn nhìn nhận về những điều bạn thấy, bạn cảm nhận và nghe thấy. Nghệ thuật không có đúng sai mà nó đến từ cách hiểu và cảm nhận của mỗi cá nhân.

Văn học dân gian có vai trò như thế nào trong đời sống trẻ thơ?

Văn học dân gian là nơi lưu giữ vốn cổ, những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tiếp cận với văn học dân gian người học sẽ hiểu được ngọn nguồn và mọi giá trị bản sắc của văn hóa dân tộc. Vì thế dạy văn học dân gian là dạy bản sắc của dân tộc.