So sánh sự khác nhau giữa gdp và gnp

GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tính dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của bình quân trên đầu người trong một năm GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm được tính bằng cách lấy số liệu GDP của quốc gia chia cho tổng số dân của quốc gia đó. GDP danh nghĩa GDP danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm quốc nội GDP và được tính theo giá cả thị trường. GDP danh nghĩa là chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi giá do lạm phát hay tốc độ tăng giá của nền kinh tế. Nếu tất cả mức giá đều có xu hướng tăng hoặc giảm thì GDP danh nghĩa sẽ lớn hơn. GDP thực tế GDP thực tế là chỉ tiêu dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ trong nước đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát lạm phát. Trường hợp lạm phát dương, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa vì GDP thực tế bằng tỉ lệ giữa GDP danh nghĩa và hệ số giảm phát GDP.

3. Ví dụ thực tế

- Ví dụ 1: Hàng hóa, dịch vụ được tính trong GDP bao gồm: Các loại hàng hoá hữu hình như thực phẩm, xe hơi, quần áo... và cả những dịch vụ vô hình như cắt tóc, khám bệnh, biểu diễn… - Ví dụ 2: Khi bạn mua một chiếc đĩa CD của một nhóm nhạc mà bạn yêu thích, thì điều này có nghĩa là bạn mua một hàng hoá và giá mua nằm trong GDP. Khi bạn trả tiền để nghe một buổi hoà nhạc, thì có nghĩa là bạn mua một dịch vụ và giá vé cũng nằm trong GDP.

II. GNP là gì?

1. Khái niệm

- Khái niệm: GNP là viết tắt của Gross National Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia. Nó được hiểu là tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân của một đất nước làm ra ở cả trong và ngoài nước. - Ý nghĩa: Tổng sản phẩm để tính GNP không phải là sản phẩm trung gian, mà nó là sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trực tiếp bởi người tiêu dùng. GNP được các cơ quan Chính phủ tính toán và chia sẻ dữ liệu lẫn nhau. Nó được công bố theo chu kỳ quý hoặc năm.

2. Phân loại

Tên GNP Danh nghĩa GNP thực tế Ký hiệu GNPn GNPr Ý nghĩa GNPn là chỉ số đo lường tổng sản phẩm/dịch vụ quốc gia được tạo ra trong một thời kỳ nhất định và tính theo mức giá cả hiện tại trên thị trường. GNPr là chỉ số đo lường tổng sản phẩm/dịch vụ quốc gia được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định nhưng được tính theo một mức giá cố định theo mốc thời gian chọn làm gốc.

3. Ví dụ thực tế

- Ví dụ 1: Một chiếc lốp xe đạp được bán cho công ty sản xuất xe đạp để sản xuất xe đạp, chiếc lốp xe đó là sản phẩm trung gian và chiếc xe đạp hoàn chỉnh được bán tới tay người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng.

- Ví dụ 2: Một công dân Hàn Quốc đầu tư mở nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Giang. Phần lợi nhuận ròng sau thuế từ hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được dùng để tính GNP của Hàn Quốc. Nhà máy đó thuê lao động Việt Nam vào làm việc thì phần tiền lương của người lao động Việt Nam được dùng để tính GNP của Việt Nam, còn phần tiền lương của quản lý người Hàn Quốc làm việc tại nhà máy được dùng để tính GNP của Hàn Quốc.

III. So sánh GDP và GNP

So sánh GDP GNP Tên gọi Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc gia Định nghĩa GDP là toàn bộ giá trị từ các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia tạo ra. Nó bao gồm các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động trên quốc gia đó.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của một quốc gia có giống nhau không? Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số kinh tế này?

Tổng sản phẩm trong nước phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong một nền kinh tế. Nhưng nói một cách cụ thể, khái niệm “mọi người” bao gồm những ai? Có tính những người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc trên đất Việt Nam không?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy phân biệt tổng sản phẩm quốc nội với chỉ tiêu thống kê gắn chặt với nó là tổng sản phẩm quốc dân.

  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước. Nó bao gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân nước đó kiếm được ở nước ngoài.
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân một nước (nghĩa là công dân của một nước) kiếm được. Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân một nước kiếm được ở nước ngoài, nhưng không bao gồm thu nhập người nước ngoài kiếm được ở trong nước.

Hai chỉ tiêu về thu nhập này khác nhau, vì một cá nhân có thể kiếm được thu nhập ở một nước, nhưng lại là công dân của nước khác.

Để hiểu được sự khác nhau giữa GDP và GNP, chúng ta hãy nêu ra một số ví dụ.

Giả sử một công dân Việt Nam sang Mỹ lao động trong một thời gian. Thu nhập anh ta kiếm được ở Mỹ là bộ phận GDP của Mỹ vì khoản thu nhập này kiếm được ở nước Mỹ. Nhưng khoản thu nhập này không phải là bộ phận GNP của Mỹ mà là bộ phận GNP của Việt Nam, vì người công dân không mang quốc tịch Mỹ. Tương tự, nếu công dân Mỹ làm việc ở Việt Nam, thu nhập của anh ta là bộ phận GNP của Mỹ, nhưng không phải là bộ phận GDP của Mỹ mà là bộ phận GDP của Việt Nam.

Trong đa số trường hợp, người ta không cần phân biệt giữa GDP và GNP. Vì hầu hết dân cư kiếm phần lớn thu nhập của họ ở nước mình nên GDP và GNP không khác nhau nhiều lắm. Trước đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sử dụng GNP làm chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thu nhập của nền kinh tế. Nhưng vào năm 1991, Bộ Thương mại Mỹ chuyển sang sừ dụng GDP. Xét trên toàn thế giới, GDP là chỉ tiêu được sử dụng nhiều hơn.

Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân còn bao gồm các chỉ tiêu khác của thu nhập. Chúng khác nhau một chút so với định nghĩa về GDP và GNP. Điều quan trọng là chúng ta phải biết các chỉ tiêu này, vì các nhà kinh tế và báo chí thường nhắc tới chúng.

Nguồn: Các số liệu trên Solieukinhte.com được chúng tôi tổng hợp và phân tích chủ yếu từ các nguồn dữ liệu và ước tính của Ngân hàng Thế giới và OECD. Bên cạnh các số liệu từ: Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc, Niên giám Quốc tế về Thống kê Công nghiệp, Niên giám thống kê cán cân thanh toán,...