Sao vietjet thành công tại thị trường việt nam

Bán và thuê lại máy bay, về bản chất không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhưng lại tiếp tục đóng vai trò chính trong việc kiến tạo lợi nhuận của Vietjet trong nửa đầu năm 2022, sau hai năm tạm lắng. 

Ghi nhận doanh thu bằng nghiệp vụ SLB

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022 của Vietjet ghi nhận khoản lãi gộp 2.189 tỷ đồng cho hoạt động bán và thuê lại máy bay (Sale Lease Back - SLB).

SLB là hoạt động một doanh nghiệp hàng không mua máy bay sau đó bán (Sale) cho bên thứ ba - ghi nhận doanh thu, rồi thuê lại (Lease Back) đồng thời thanh toán tiền hàng năm như một khoản chi phí. 

Khi mua máy bay, doanh nghiệp chỉ trả một phần nhỏ giá trị máy bay cho hãng trong khi được nhận một khoản tiền lớn hơn từ bên thứ ba (là bên cho thuê) - đồng thời thanh toán cho bên thứ ba số tiền thuê hàng năm. Chênh lệch doanh thu bán máy bay cho bên thứ ba so với một phần tiền mua máy bay, thuê máy bay hàng năm tạo nên khoản “lợi nhuận” gộp mà Vietjet đang hạch toán. 

Khoản lợi nhuận này lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, giúp Vietjet có lãi ngay cả khi ngành hàng không toàn cầu thua lỗ do dịch bệnh. 

Sao vietjet thành công tại thị trường việt nam

Lãi gộp mảng SLB đóng góp lớn cho lãi gộp chung của Vietjet trong nhiều năm qua.

2 năm dịch bệnh, đóng góp của mảng SLB vào lợi nhuận của Vietjet giảm mạnh, khiến công ty lỗ gộp 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, nhờ các khoản doanh thu tài chính, kết quả kinh doanh của Vietjet vẫn thoát lỗ trong hai năm 2020 và 2021. 

Thị trường hàng không bắt đầu hồi phục vào đầu năm 2022, thay vì ghi nhận lợi nhuận từ mảng vận chuyển hành khách, là mảng kinh doanh cốt lõi, mảng SLB tiếp tục mang lại phép màu cho Vietjet trong nửa đầu năm. 

Theo tính toán, SLB mang lại khoản lãi gộp gần 2.200 tỷ đồng cho Vietjet, trong khi khoản lãi gộp chung của công ty cho tất cả các mảng hoạt động - trong đó có vận chuyển hành khách, hàng hóa, dịch vụ gia tăng,... chỉ ở mức 871 tỷ đồng. Có nghĩa là các mảng hoạt động chính công ty đang lỗ hơn 1.300 tỷ đồng. 

Về mặt bản chất, SLB là hoạt động ứng trước dòng tiền tương lai cho lợi nhuận ở kỳ hiện tại. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) quy định bên đi thuê như Vietjet sẽ phải ghi nhận khoản tiền nhận được từ bên thứ ba (bên mua máy bay và cho Vietjet thuê máy bay) như một khoản nợ vay, chứ không phải doanh thu, do đó sẽ không mang lại lợi nhuận. Khi phân tích hoạt động kinh doanh của Vietjet, giới phân tích thường loại bỏ khoản lợi nhuận này ra khỏi kết quả kinh doanh của công ty, nhằm phản ánh chính xác nhất tình hình kinh doanh thực tế. 

Vietjet trở thành hãng hàng không hiếm hoi có lãi

Chưa có một biến cố nào ảnh hưởng sâu rộng tới ngành hàng không như đại dịch Covid-19 suốt gần ba năm vừa qua. Với chính sách đóng cửa biên giới, bầu trời, cùng những quy định hạn chế đi lại, tiếp xúc, những lo ngại về việc lây nhiễm dịch bệnh, các chuyến bay dần vắng bóng trên bầu trời, trong khi các khoản chi phí khổng lồ dành cho việc bảo dưỡng bảo trì, duy trì lực lượng lao động tối thiểu… vẫn ăn mòn lợi nhuận của các hãng bay.

Thống kê của trang Statista cho thấy nửa đầu năm 2020, khi Covid-19 vẫn còn là dịch bệnh cục bộ tại Trung Quốc và một vài nước châu Á, ngành hàng không thế giới vẫn thu được lợi nhuận hơn 29 tỷ USD. Khi đại dịch bao phủ toàn cầu, các hãng bay lập tức báo lỗ tới 137,7 tỷ USD. Khoản lỗ này giảm xuống còn gần 52 tỷ USD năm 2021 khi các quốc gia lần lượt tiêm vaccine, đưa nền kinh tế vào bình thường mới. Trang thống kê này cũng dự báo năm 2022, dù các đường bay được khôi phục, các hãng bay trên thế giới vẫn sẽ lỗ khoảng 11,6 tỷ USD. 

Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình vẫn tiếp tục ảm đạm với các hãng bay. Hãng hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways báo lỗ quý I/2022 gần 91 triệu USD, nâng lỗ lũy kế của công ty này lên 107 triệu USD tính đến cuối quý I năm nay. Singapore Airlines lỗ trên 450 triệu USD nửa đầu năm 2022.

Ngay tại Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng liên tục báo lỗ suốt gần 3 năm nay. Nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines lỗ hơn 5.200 tỷ đồng sau thuế, khiến vốn chủ sở hữu bị thâm hụt hơn 4.900 tỷ đồng và tiếp tục đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc. 

Vietjet Air (VJA) là hãng hàng không sinh sau đẻ muộn, ra đời khi Vietnam Airlines gần như thống lĩnh thị trường Việt Nam. Nhưng họ đã thành công bằng chiến lược khác biệt và nổi bật.

Khác biệt về định vị thể hiện qua việc lựa chọn một phân khúc riêng là nhóm khách hàng trẻ, giá rẻ. Hình ảnh thương hiệu mà VJA muốn xây dựng là hình ảnh trẻ trung, vui nhộn. Dĩ nhiên đây là hình ảnh phù hợp với giới trẻ.

Với khác biệt ấy VJA đã thể hiện một cách nổi bật như thế nào?

Nổi bật với nhận diện thương hiệu màu đỏ, vàng, logo, kiểu chữ… Không chỉ vậy trong truyền thông, VJA còn nổi bật với hình ảnh bắt mắt, vui tươi hay thậm chí là sexy (sex appeal). Họ khác biệt hoàn toàn với màu xanh trầm của VNA, khác biệt với hình ảnh chững chạc, lịch thiệp của VNA.

Sao vietjet thành công tại thị trường việt nam

Cũng với cách tiếp cận tương tự, điện máy Trần Anh là thương hiệu đi sau Pico, Nguyễn Kim, Media Mart... Và họ chọn cách truyền thông dùng sex appeal để làm Nổi bật thương hiệu trong chiến dịch mùa hè 2016.

Trần Anh đã thành công với mục tiêu nổi bật vì đã tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như cộng đồng mạng. Nhưng ở góc độ hiệu quả về bán hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu thì có lẽ Trần Anh đã không thành công như mong đợi.

Sao vietjet thành công tại thị trường việt nam

Tại sao VJA thành công còn Trần Anh thì không?

Trong xây dựng thương hiệu có một quy luật không được phép bỏ qua: quy luật về sự “phù hợp” (relevant). Sự nổi bật thương hiệu phải phù hợp và gắn với hình mẫu, tính cách thương hiệu.

Vì vậy, nếu quy chiếu vào quy luật Phù hợp (Relevant), VJA sử dụng sex appeal nhưng có sự tương thích và đúng với định vị thương hiệu của họ. Thương hiệu hướng tới giới trẻ. Và quan trọng hơn là các hoạt động truyền thông quảng cáo của VJA thể hiện một cách nhất quán và xuyên suốt giá trị thương hiệu của họ: sự trẻ trung, vui tươi. Vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên mà hiện này VJA được gọi là “hãng hàng không bikini”.

Có thể nói VJA đã thực sự tạo ra sự Khác biệt và thể hiện sự khác biệt đó một cách Nổi bật.

Ngược lại, điện máy Trần Anh cũng sử dụng chiêu quảng cáo sexy nhưng người ta dễ nhận thấy sự rời rạc và không ăn nhập với thương hiệu. Trần Anh đã tạo được sự Nổi bật nhưng lại thiếu sự Khác biệt và chưa Phù hợp với thương hiệu. Sexy có phải là giá trị, tính cách thương hiệu của Trần Anh không? Có lẽ độc giả sẽ tự trả lời được câu hỏi ấy.

Bài học rút ra qua hai câu chuyện thực tế về Nổi bật thương hiệu: khác biệt là đích đến của thương hiệu. Khác biệt và Nổi bật không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Nhưng trên hành trình xây dựng sự khác biệt hay tạo ra sự Nổi bật cho thương hiệu, cần phải đảm bảo được nguyên lý “phù hợp” (relevant). Thiếu sự “phù hợp” thì Khác biệt hay Nổi bật có thể không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.

Theo Phùng Thị Phương - Brand Strategy Manager, Công ty Richard Moore Associates

Trí Thức Trẻ