Nhà văn hóa khối phố đông an phường hòa thuận năm 2024

https://mattrantamky.vn/vi/news/ke-hoach/phuong-hoa-thuan-phuong-phuoc-hoa-to-chuc-trao-qua-cho-cac-truong-hop-kho-khan-413.html https://mattrantamky.vn/uploads/news/2023_11/123.png

* Phường Hoà Thuận: Sáng ngày 24/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các ban, nghành, đoàn thể phường Hoà Thuận đến thăm và hỗ trợ khó khăn đột xuất cho gia đình Anh Thi Văn Thanh và Anh Phan Đình Thành tại khối phố Phương Hòa Đông gia đình có gia súc bị chết (03 con trâu). Vào lúc 10h ngày 16/10, gần nhà anh Bùi Nước, tổ đoàn kết số 5 khối phố Phương Hòa Tây, Phường Hòa Thuận, gia đình đã phát hiện 3 con trâu bị chết dưới ruộng nhưng không rõ nguyên nhân, đây là tài sản lớn đối với người dân. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người dân. Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể phường đã tuyên truyền vận động gia đình đem tiêu hủy vì chưa xác định được nguyên nhân. Tại đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể phường ân cần thăm hỏi và hỗ trợ gia đình số tiền là 1300.000đ, đồng thời động viên gia đình tiếp tục cố gắng khắc phục mọi khó khăn, ổn định cuộc sống. * Phường Phước Hoà: Sáng ngày 24/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường đã kết nối Ni sư Bảo Liên - Gia đình Phật tử tiêu biểu trên địa bàn phường đến thăm hỏi, động viên các gia đình hộ nghèo, hộ có hoàn cách đặc biệt khó khăn. Tại nơi đến thăm, bà Đặng Thị Ngọc Hà - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường và Sư cô Thích Nữ Bảo Liên đã ân cần hỏi thăm 10 hộ nghèo, người già yếu, neo đơn….. với tổng số tiền 3.000.000đ. Món quà tuy nhỏ nhưng là tình cảm, sự sẻ chia của mạnh thường quân, gia đình phật tử với mong muốn được góp phần giúp các gia đình vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống

Trong những trang sử của Tam Kỳ, làng Phương Hòa (nay là khối phố Phương Hòa Tây, phường Hòa Thuận) như một “an toàn khu”, nơi nuôi giấu, chở che các thế hệ cán bộ chủ chốt của cách mạng giữa những ác liệt từ cuộc chiến. Đi qua lửa đạn, Phương Hòa hôm nay đang tiếp tục chung tay xây dựng quê hương, đắp bồi thêm cho diện mạo mới của thành phố trẻ.

Hoa nở giữa đạn bom

Khu dân cư làng Phương Hòa, những mái nhà nằm nép mình dưới rặng tre. Khói bụi của đô thị đã nằm lại đâu đó bên rìa, dù làng chỉ cách trung tâm thành phố khoảng độ hơn một cây số. Vẫn những ngôi nhà cấp 4, những mảnh vườn con mang dáng dấp một làng quê thực thụ, như chẳng ăn nhập gì với địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu từng nhà: khối phố Phương Hòa Tây, phường Hòa Thuận, TP.Tam Kỳ. Hỏi phường Hòa Thuận, dân ở trong lòng thành phố đôi khi còn mất vài khoảnh khắc ngập ngừng để định vị, nhưng hỏi làng Phương Hòa thì nhanh chóng nhận được câu trả lời. Ấy là vì không chỉ nức tiếng với bề dày lịch sử hàng trăm năm, làng Phương Hòa còn mang tên gắn với làng nghề đặc trưng của Tam Kỳ: Xóm Bún. Thời gian trôi, chỉ những người từng “ngày ngủ hầm, đêm đi hoạt động” năm xưa thi thoảng trở về thăm vùng đất cũ mới nhận ra những đổi khác của làng quê. Dấu tích của những căn hầm, những nếp nhà vẫn còn đâu đó quanh làng. Ông Trần Phú Ninh, một trong những chiến sĩ từng hoạt động ở Phương Hòa nhớ lại: “Hầu như những cán bộ cốt cán của Thị ủy Tam Kỳ trong kháng chiến đều từng được nhân dân Phương Hòa che giấu, bảo bọc. Đây cũng chính cơ sở cách mạng của ta vững chắc nhất ở thời đó”. Chi bộ Minh Khai, Chi bộ Phan Bôi, những chi bộ đảng đầu tiên ra đời trên địa bàn Tân Thạnh - Hòa Thuận, trong đó có làng Phương Hòa, đã đóng góp rất lớn cho phong trào cách mạng của địa phương. Bước sang kháng chiến chống Mỹ, Phương Hòa là cơ sở cách mạng vững chắc, một “an toàn khu” ngay trong lòng dân, che giấu cán bộ hoạt động. Năm 1965, đồng chí Đỗ Thế Chấp - Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách vùng địch đã chỉ đạo củng cố và xây dựng Chi bộ Kiên Cường hoạt động trên địa bàn Tân Thạnh - Hòa Thuận, xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng, từ đó cung cấp tin tức, đưa lực lượng đột nhập vào tỉnh đường Quảng Tín. Ông Nguyễn Văn Quyến (84 tuổi), một trong những cơ sở cách mạng ở làng Phương Hòa thời ấy, nhớ lại: “Đợt tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Phương Hòa là nơi tập trung cán bộ chỉ huy, từ đó tổ chức đánh vào tỉnh đường Quảng Tín, đồng thời nuôi giấu, che chở bộ đội, thương binh sau đợt tấn công. Tên gọi của các cơ sở cách mạng tại làng Phương Hòa được ghép thành câu khẩu hiệu “Thà Hy Sinh Quyết Tâm Thắng Mỹ”. “Thà” là tên gọi của tôi thời đó”.

Nhà văn hóa khối phố đông an phường hòa thuận năm 2024
Ông Nguyễn Văn Quyến (82 tuổi) và vợ là một trong những cơ sở tin cậy của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ ở Phương Hòa. Ảnh: PH.GIANG

Tròn 40 năm ngưng tiếng súng trên quê hương Phương Hòa, nhưng cứ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng quê hương 24.3, lòng những người dân như ông Nguyễn Văn Quyến lại rưng rưng nhớ về một thời gian nguy mà hừng hực lửa đấu tranh. Từng mũi tiến công, thời điểm phát lệnh đánh vào tỉnh đường Quảng Tín, chuẩn bị cho đợt chiến đấu cuối cùng dành độc lập đã được tính toán, bàn bạc ngay dưới lòng đất Phương Hòa, trong những căn hầm bí mật. Bà Phan Thị Hay (79 tuổi), vợ ông Quyến kể, trưa 24.3, vừa nghe tin đánh chiếm được tỉnh đường Quảng Tín là ông Quyến và những người dân Phương Hòa đã chạy bộ một mạch từ làng ra tỉnh lỵ, mặc cho tiếng súng có thể nổ trở lại bất cứ lúc nào. Cả tuần sau đó, người dân Phương Hòa vẫn còn tập trung tại nhà bà Nguyễn Thị Thành, một trong những cơ sở cách mạng ở Phương Hòa để chia sẻ cho nhau nỗi mừng vui độc lập. Những ký ức không thể nào quên, để lòng tự hào ngày một lớn thêm trong lòng dân Phương Hòa cho đến tận bây giờ…

Xóm Bún hôm nay

Tôi theo chân ông Phạm Văn Cúc, từng là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, nguyên Bí thư phường Hòa Thuận về thăm làng Phương Hòa. Ông Cúc cũng là cư dân của làng. Những ngôi nhà mới khang trang đã mọc lên. Thi thoảng, ông Cúc lại dừng chân, giới thiệu “Đây là miếu Gò Đá, nơi gặp cơ sở cách mạng nhận tài liệu của cấp trên chuyển về và chuyển báo cáo từ cơ sở lên. Đây là nhà bà Nguyễn Thị Thành, nơi hội họp giữa các đồng chí lãnh đạo huyện đối với cơ sở của ta ở Phương Hòa”. Ông Cúc nói, mấy năm gần đây, đời sống của người dân Phương Hòa đã được cải thiện rõ rệt, vẫn là từ nghề làm bún. Phương Hòa hình thành hẳn làng nghề làm bún, mang lại thu nhập cao cho người dân. Ước chừng có khoảng hơn 100 hộ theo nghề này. Nhà quy mô thì mua hẳn máy móc làm bún khép kín, “một đầu gạo, một đầu bún”. Nhà làm ít cũng đều đặn mỗi ngày xuất ra thị trường gần tạ bún. Ông Trần Sang, chủ một cơ sở ở Phương Hòa cho biết: “Mỗi ngày, riêng nhà tôi xuất ra thị trường khoảng 4 tạ bún, làm từ 2 giờ sáng đến 5 giờ sáng là có mối đến lấy tận nhà. Nghe đâu họ bỏ bún tới Núi Thành, Tiên Phước, Phú Ninh…, nhiều lắm”.

Con đường bê tông len lỏi dưới những bóng cây rợp mát, trải khắp Phương Hòa. Mới đây thôi, khi vừa chia tách, cả phường Hòa Thuận chỉ có khoảng 300m đường bê tông, con số đó giờ đã tăng chiều dài gần 10 lần, tạo thế và lực mới cho cư dân làng Phương Hòa nói riêng, phường Hòa Thuận nói chung bước vào công cuộc phát triển mới, cùng với sự chuyển mình của đô thị trẻ Tam Kỳ. Tính riêng năm 2014, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của phường Hòa Thuận ước đạt 273 tỷ đồng, thương mại dịch vụ hơn 82 tỷ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt gần 6,5 tỷ đồng. Đối với nghề làm bún truyền thống ở Phương Hòa, bình quân mỗi hộ sản xuất gần 170kg bún tươi mỗi ngày; ngoài ra, làng còn có 2 hộ sản xuất bún khô, đăng ký thương hiệu và xuất hàng đi khắp các tỉnh miền Trung với sản lượng gần 6 tạ mỗi ngày. “Người dân Phương Hòa không chỉ tự hào về truyền thống cách mạng, mà còn là làng nghề truyền thống nức tiếng của Tam Kỳ. Đó cũng chính là đóng góp của Phương Hòa vào sự phát triển chung của quê hương sau ngày giải phóng” - ông Cúc nói.