Ngày 8 9 là ngày gì năm 2024

Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam”, ngày 8-9-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)

Đại hội diễn ra trong bối cảnh cách mạng nước ta đang trên đà phát triển; miền Bắc đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong sự nghiệp cách mạng đó, báo chí giữ một vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào những thắng lợi của nhân dân ta. Đến dự và phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý kiến chỉ đạo sâu sắc, định hướng cho sự phát triển của báo chí cách mạng trong thời kỳ này. Câu nói của Bác khẳng định vai trò của tiếng nói, là một tài sản quý báu của dân tộc, không chỉ những người làm công tác báo chí mà mỗi người đều phải có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị to lớn của tiếng Việt trong sự nghiệp cách mạng. Lời Bác dạy năm xưa đến nay vẫn có giá trị, ý nghĩa sâu sắc, có tác dụng định hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, chuẩn xác và phải có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho nó lan tỏa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển của nền văn hóa mới trong xu thế hội nhập và phát triển.

Hiện nay, quá trình hội nhập và sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến việc sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói. Bên cạnh những tác động tích cực, tình trạng sử dụng tiếng Việt chưa chuẩn xác, thậm chí kết hợp với các từ ngữ nước ngoài diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó, sự du nhập của nhiều yếu tố ngoại lai, việc sử dụng ngôn ngữ tự sáng tác trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt. Để giữ gìn tài sản quý báu của dân tộc không bị mai một, mỗi người chúng ta phải luôn nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ của mình, cả khi nói và khi viết. Không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ sử dụng ngôn từ thuần Việt, trước hết là sử dụng chính xác, hạn chế việc dùng tiếng nước ngoài khi không cần thiết. Đặc biệt, cần kiên quyết loại bỏ việc pha trộn bừa bãi giữa tiếng Việt với tiếng nước ngoài, sử dụng các từ ngữ méo mó, biến dạng, làm mất đi giá trị vốn có của ngôn ngữ dân tộc.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị to lớn của tiếng Việt. Trước hết, phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng trong giao tiếp hằng ngày, không dùng từ ngữ thô tục. Trong quá trình công tác, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động phải căn cứ vào đối tượng và mục đích tuyên truyền để sử dụng ngôn từ cho phù hợp, dễ nghe, dễ hiểu. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn có ý thức tự học, nâng cao trình độ nói và viết sao cho chặt chẽ, logic, tránh dùng những từ đa nghĩa, khó hiểu. Có như vậy, mới hạn chế được những sai sót, góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đối với các cơ quan báo chí và những người làm báo, phải coi trọng việc sử dụng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các loại hình, phương tiện truyền thông của cơ quan báo chí mình. Với tư cách là người truyền tin, người định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, hướng đến những giá trị tiến bộ, lành mạnh, văn minh, đội ngũ những người làm báo hôm nay đã và đang tích cực trau dồi, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ, phong cách làm báo theo gương nhà báo Hồ Chí Minh. Khi thông tin, tuyên truyền, phản ánh bất cứ vấn đề gì trong xã hội, dù ca ngợi, cổ vũ hay phê bình, phê phán, nhà báo phải luôn chắt lọc, lựa chọn, cân nhắc, sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp, đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, định hướng tư tưởng của toàn xã hội.

Theo dấu chân Người

Ngày 8-9-1921, trên tờ “La Revue Communiste” (Tạp chí Cộng sản) đăng bài “Phong trào Cách mạng ở Ấn Độ” của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả điểm lại lịch sử phong trào giải phóng của nhân dân Ấn Độ chống chính sách thuộc địa của đế quốc Anh và đặc biệt ca ngợi: “Mahátma Găngđi đã đặt viên đá đầu tiên để dựng lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động. Đường lối đó được theo đuổi một cách thắng lợi...” và nhận định: “Trước làn sóng như vậy, lá cờ không bao giờ thấy mặt trời lặn có nguy cơ rơi xuống mặt trăng. Đế quốc Anh không biết xoay xở cách nào...”.

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14 về cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội. Sắc lệnh quy định: Trong thời hạn hai tháng sẽ mở một cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội; tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, sẽ thành lập một Ủy ban dự thảo Hiến pháp...

Ngày 8-9-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam. Bác “lấy tư cách một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí” để đưa ra nhiều nhận xét về nhiệm vụ chính trị và nghiệp vụ làm báo. Bác kết luận: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng...”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 8-9-1960, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã trích đăng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III: “Đại hội của chúng ta không những đã có những đoàn đại biểu của các Đảng cộng sản anh em đến dự với chúng ta ở đây mà còn có trên 35 triệu đồng chí cộng sản của chúng ta đang chăm chú theo dõi Đại hội của chúng ta và ủng hộ chúng ta”.

Ngày 8-9-1975, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã đăng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một lớp bổ túc văn hóa tại khu lao động Lương Yên (Hà Nội) ngày 23-7-1956 và lời dạy của Người về giáo dục: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng kỹ thuật tốt thì phải có văn hóa. Vì vậy, công việc bổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết”.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 8-9-1975.

* Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 8-9:

Sự kiện trong nước

Ngày 8-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Nha Bình dân học vụ có nhiệm vụ phụ trách việc chống nạn mù chữ trong cả nước. Chỉ sau một năm, có hơn 2 triệu người biết đọc, biết viết.

Ngày 8-9-1945: Ngày truyền thống của Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu. Cục Quân lực là cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu, là cơ quan đầu ngành quân lực toàn quân, có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương về tổ chức lực lượng quân đội. Ngay sau khi Bộ Tổng Tham mưu được thành lập, Tổ Nhân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu được hình thành, đây là tổ chức đầu tiên trong các tổ chức tiền thân của Cục Quân lực. Trước đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, Tổ Nhân sự phát triển thành Phòng Nhân sự (Phòng 1). Từ năm 1947, Bộ Quốc phòng-Tổng Chỉ huy (sau này đổi thành Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh), có 3 tổ chức là: Phòng Nhân sự, Phòng Trang bị cấp dưỡng (thuộc Bộ Tổng Tham mưu) và Cục Quân chính (thuộc Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục Quân lực. Tháng 3-1951, Cục Quân lực được tổ chức trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan trên. Ngày 5-3-1979 đổi thành Cục tổ chức - động viên. Ngày 5-9-1995 đổi thành Cục Quân lực. Ngày 19-12-1985, Tổng Tham mưu trưởng ký Quyết định số 410/QĐ-TM lấy ngày 8-9-1945 là Ngày truyền thống của Cục Quân lực.

Cục Quân lực có nhiệm vụ đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang; nắm tình hình và tổ chức thực hiện các mặt công tác tổ chức, biên chế, quân số - chính sách, trang bị, động viên quân đội, động viên công nghiệp và các nhiệm vụ khác. (Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam)

Sự kiện quốc tế

Ngày 8-9-1966: Ngày Quốc tế biết chữ. Ngày quốc tế biết chữ được thành lập bởi UNESCO sau Hội nghị thế giới để xóa nạn mù chữ vào tháng 9 năm 1965 tại Tehran và lần đầu tiên tổ chức vào ngày 8 tháng 9 năm 1966.

Ngày 8 tháng 9 có gì đặc biệt?

08/9 Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ Vào ngày 8/9/1965, các bộ trưởng giáo dục từ nhiều nước đã đến dự Hội nghị được tổ chức tại Tehran, thủ đô Iran nhằm bàn bạc về chủ đề xóa nạn mù chữ trên khắp thế giới.nullTháng 9 có ngày lễ gì? Những ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 9www.bachhoaxanh.com › Kinh nghiệm hay › Thông tin cần biếtnull

Ngày 4 tháng 9 là ngày gì?

Ngày Quốc khánh (Việt Nam)nullNgày Quốc khánh (Việt Nam) - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Ngày_Quốc_khánh_(Việt_Nam)null

Ngày 9 tháng 8 là ngày gì?

9 tháng 8 - Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People).nullCác ngày lễ trong tháng 8 của Việt Nam và Thế Giớiwww.ttythuyensongma.gov.vn › bai-viet › cac-ngay-le-trong-thang-8-cua-...null

Ngày 26 tháng 9 là ngày lễ gì?

Ngày 26/09: Ngày Quốc tế Xóa bỏ hoàn toàn Vũ khí hạt nhân (International Day for the Total Elimination of Nuclear Weapons).nullCác ngày lễ trong tháng 9 của Việt Nam và Thế giớittythuyensongma.gov.vn › bai-viet › cac-ngay-le-trong-thang-9-cua-viet-n...null