Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Tại sao bị nhiễm trùng máu? Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt nhiễm trùng huyết, nhưng các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây bệnh hơn:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Nhiễm trùng qua ống thông tĩnh mạch, viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu
  • Du khuẩn huyết (bacteremia)

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm:

  • Trẻ nhỏ, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai
  • Người có các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nền khác như đái tháo đường, bệnh phổi, ung thư và bệnh thận
  • Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư
  • Người đang nằm trong phòng hồi sức cấp cứu, hoặc nằm viện kéo dài.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị xâm lấn (ống thở, ống thông)
  • Người gặp các chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như các vết bỏng hoặc vết thương lớn
  • Người có tiền sử sử dụng kháng sinh hoặc corticosteroid

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm trùng máu là gì?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu bằng các phương pháp:

Xét nghiệm máu

Mẫu máu của bạn sẽ được sử dụng để xét nghiệm:

  • Các bằng chứng nhiễm trùng
  • Các vấn đề về đông kết máu
  • Xem liệu chức năng gan hoặc thận có bất thường không
  • Khả năng cung cấp oxy của máu có suy giảm không
  • Mất cân bằng điện giải

Xét nghiệm hình ảnh

Bạn sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, MRI để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.

Xét nghiệm khác

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân nhiễm trùng máu, ví dụ như xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch tiết vết thương hoặc dịch bài tiết đường hô hấp.

Bị nhiễm trùng máu có chữa được không?

Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Điều trị nhiễm khuẩn huyết kịp thời có thể cứu sống người bệnh. Những người bị nhiễm trùng huyết mức độ nặng cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện để ổn định nhịp thở và chức năng tim.

Thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gồm:

  • Kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh nên được thực hiện ngay lập tức. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các kháng sinh này thường ở dạng tiêm tĩnh mạch (IV). Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại kháng sinh khác phổ hẹp hơn để chống lại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng.
  • Truyền dịch. Những người bị nhiễm trùng huyết thường được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ.
  • Thuốc vận mạch. Trong trường hợp nặng, nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức quá thấp ngay cả khi được truyền dịch, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc vận mạch giúp co mạch máu và nâng huyết áp.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác, bao gồm corticosteroid liều thấp, insulin để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.

Các biện pháp hỗ trợ

Những người bị nhiễm trùng huyết có thể cần dùng đến máy thở. Nếu thận đã bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nặng, bạn có thể cần phải chạy thận để lọc máu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng, chẳng hạn áp xe, mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết (hoại thư).

Biến chứng

Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Mức độ phục hồi bệnh phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng và bất kỳ bệnh nền nào bạn hiện có. Nhiều người sống sót sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 50% những người sống sót sau nhiễm trùng huyết sẽ mắc hội chứng sau nhiễm trùng huyết (PSS), gồm:

Nhiễm trùng huyết có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để điều trị tích cực. Tại khoa xét nghiệm, bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 đầu tư các trang thiết bị và thực hiện cho tất cả các xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) điều trị kịp thời, kết quả chính xác và tin cậy.

Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Máy huyết học Cell Dyn - Ruby của hãng Abbott trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết

Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa và điện giải cobas 6000 module C501 (hãng Roche, sản xuất tại Nhật Bản)

Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Tủ an toàn sinh học cấp 2 (hãng Huilab) tại khoa xét nghiệm

Máu nhiễm khuẩn là bệnh gì

Tủ ấm ủ môi trường nuôi cấy vi sinh tại khoa xét nghiệm (hãng MERMET của Đức)

Tại khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ mới, chúng tôi thực hiện nhiều loại xét nghiệm tổng quát theo chỉ định của bác sĩ nhằm phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. 

Sứ mệnh của khoa Xét nghiệm tạo uy tín bằng chất lượng chuyên môn xứng tầm Hoàn Mỹ, với đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm. Tất cả các chính sách và quy trình áp dụng tại khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 đều dựa trên những kiến thức và quy chuẩn khoa học hiện hành.

Hiện là cơ sở xét nghiệm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác  với trang thiết bị đảm bảo và kiểm soát chất lượng xét nghiệm của hãng Roche, Abbott (Mỹ), Mermet (Đức). Kết quả xét nghiệm được thực hiện tại VP2 có độ chuẩn xác cao, giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng huyết cũng như các bệnh lý khác, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Sự hài lòng và sức khỏe người bệnh giúp chúng tôi có nhiều động lực hoàn thiện và làm tốt hơn trong công việc.