Ho mọc tóc khi mang thai là gì

Nhiều chị em mang bầu bị ho cho rằng đó là sinh lý bình thường của bà bầu, gọi là ho mọc tóc. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không có ho nào là ho mọc tóc cả.

Ho mọc tóc khi mang thai là gì

Bà bầu lúc ho có thể bị bệnh nặng chứ không phải ho sinh lý.

Viêm phế quản tưởng ho mọc tóc

Đang mang thai ở tháng thứ 4, chị Phạm Thị Nhung trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội bị ho có đờm, rát cổ hỏng, đau thắt ngực. Chị Nhung không dám uống thuốc vì nghĩ đó là ho mọc tóc, một triệu chứng bình thường của bà bầu. Chị còn hi vọng ho nhiều là sau này em bé sinh ra sẽ mọc nhiều tóc.

Đến khi bệnh trở nặng, chị Nhung đi khám bác sĩ cho biết chị bị viêm phế quản phải điều trị. Lúc này chị vẫn còn ngơ ngác cho rằng chỉ ho mọc tóc, sao phải nằm viện.

Trường hợp chị Ngô Thanh Hà trú tại Phương Liệt, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hà đang mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngày nào chị cũng bị ho khan. Đêm đến, chị nằm ho không ngủ nổi. Cảm giác ho co thắt ngực lại. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng ho mọc tóc nên chị Hà cũng nghĩ là ho mọc tóc, chủ quan không đi khám bệnh.

Đến khi đi khám nội soi họng, bác sĩ cho biết chị bị viêm họng hạt nặng phải điều trị chứ không phải ho mọc tóc hay ho sinh lý bà bầu như chị vẫn nghĩ.

Không có ho mọc tóc

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai – Nguyên tổng giám đốc tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết không có ho nào là ho mọc tóc. Quan niệm ho mọc tóc là họ thường dùng để chỉ những người phụ nữ đang mang thai đến tháng thứ 5 khi bị ho thì họ cho rằng là em bé đang mọc tóc nên làm cho người mẹ bị ho nhưng thực tế ho của bà mẹ và thai nhi mọc tóc chẳng có gì liên quan tới nhau. Đó chỉ là ngẫu nhiên giữa khoảng thời gian đó.

Nhất là vào thời điểm thời tiết đang chuyển mùa, bà bầu cũng không tránh khỏi nhưng hiện tượng ho hắng nhẹ do viêm họng hoặc chỉ là ho do phản xạ, dị ứng thời tiết, dị ứng lông thú nuôi như lông mèo, lông chó…

Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm ứng, Hà Nội cho biết nhiều người có bầu ngại uống thuốc Tây y vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, chị em có thể chọn các bài thuốc đông y khác. Tuy nhiên phải từng theo mùa, từng theo nguyên nhân để có bài thuốc trị bệnh khác nhau.

Nguyên nhân lúc bị ho là ngoại tà xâm nhập. Mùa xuân thì do tạng can thụ bệnh, mùa hạ thì tạng tâm thụ bệnh, mùa đông thì tạng thận thụ bệnh. Dù tạng nào thụ bệnh nhưng chúng đều ảnh hưởng đến tạng phế, do đó mà gây ra ho, đờm.

Để điều trị bệnh ho lúc mang thai, trong đông y cũng chia ra từng tạng gây bệnh khác nhau. Mùa xuân phụ nữ sau khi tắt kinh có thai ho, đờm ít đặc nguyên nhân phong tà xâm nhập làm tổn thương phế. Điều trị bằng các vị thuốc nhân sâm, can khương, tứ tộ, tiền hồ, bản hạ, trần bì, chỉ xác, mộc hương, phục linh, can thảo, cát cánh sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần/ngày.

Về mùa hạ, phụ nữ sau khi tắt kinh có thai mà bị ho có đờm ít, kèm theo phiền khát sử dụng bài thuốc sau để trị bệnh ngũ vị tử, tri mẫu, nhân sâm, thiên môn đông, thanh bì, cam thảo, phục linh, trần bì, địa cốt bì để sắc uống ngày 1 tháng chia đều làm 3 ngày.

Mùa thu phụ nữ sau khi có thai bị ho, ho khan, ít đờm, đờm vàng hoặc đặc quánh là do nguyên nhân phong táo xâm nhập cơ thế làm tổn thương đến công năng tuyên phát của phế làm cho phế lạc bị khô ráo mà gây ra ho. Đối với những triệu chứng này có thể sử dụng bài thuốc kim phí thảo, kinh giới,bán hạ, cam thảo, đại táo, tiên hồ, tế tân, phục linh, sinh khương sắc uống ngày 1 tháng chia làm ba lần sáng chiều, tối.

Mùa đông nếu bị ho dùng sài hồ, xuyên khung, khương hoạt, phục linh, nhân sâm, tiền hồ, chỉ xác, độc hoạt, cát cánh, cam thảo sắc uống đều.

Ho ngứa cổ trong thai kỳ (dân gian gọi là ho mọc tóc) là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé là điều được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Nguyên nhân khiến mẹ bầu ho ngứa cổ Hiện tượng ho ngứa cổ thường xuất hiện ở tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác cổ họng ngứa rát, ho nhiều, tiếng ho ban đầu nhẹ rồi nặng dần. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bà bầu bị ho ngứa cổ như: – Sức đề kháng của bà bầu suy yếu dẫn tới viêm họng: Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm nghiêm trọng. Do đó, mẹ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi thời tiết giao mùa, mưa rét kéo dài.

Ho mọc tóc khi mang thai là gì

Ho ngứa cổ ở bà bầu thường xuất hiện ở tháng thứ 3 hoặc 4 của thai kỳ

– Do sự phát triển của thai nhi: Thai nhi càng lớn, có tốc độ phát triển đáng kể, tử cung phình to sẽ gây áp lực lên khoang bụng, làm ảnh hưởng đến dạ dày, đôi khi gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp. Điều này cũng khiến bà bầu bị viêm, ho, ngứa rát cổ họng. – Lưu lượng máu gia tăng ở thai phụ: Lưu lượng máu gia tăng cũng gây áp lực đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi, lượng dịch màng nhầy tăng lên đáng kể khiến bà bầu bị nghẹt mũi, ho ngứa cổ, ho có đờm. Bà bầu bị ho ngứa cổ phải làm sao? Nếu bà bầu bị ho ngứa cổ hoặc viêm họng do vi khuẩn, virut thông thường, mức độ bệnh nhẹ thì không đáng lo. Tuy nhiên, bà bầu không vì thế mà chủ quan bởi ho có thể là triệu chứng của một số căn bệnh mà virut có thể tấn công làm hại thai nhi. Do đó, bà bầu bị ho cần lưu ý: – Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc trong mùa cúm. – Giữ ấm cổ họng, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp; giữ cho phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ. – Ho ngứa cổ kéo dài kèm sốt, đờm đặc, khản tiếng cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. – Bà bầu không tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. – Bà bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng chữa ho cho bà bầu an toàn, hiệu quả như ăn tỏi, uống nước chanh muối, chanh đào hoặc mật ong, uống nước củ cải tươi ép, uống trà gừng mật ong.