Gửi tiền ngân hàng nào lãi suất cao nhất 2023 năm 2024

Lãi suất ngân hàng hôm nay, ngày đầu tuần 13/11/2023 không có biến động nhiều so với thứ sáu tuần trước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì mức lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm ở mức thấp. Thấp nhất vẫn thuộc nhóm big 4 (Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank) cùng các ngân hàng thương mại cổ phần lớn (như Techcombank). Lãi suất ngân hàng nhóm này nằm trong khung 4% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng, và từ 5,1% đến 5,3% cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Một số ngân hàng thương mại có lãi suất ngân hàng rất thấp, như ABBank, Hong Leong Bank đều có mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm trong khung 3% đến 4% cho các kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong bối cảnh đó, có 3 ngân hàng tiếp tục vào cuộc đua lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm. Đó là PVcomBank, HDBank và Oceanbank. Đây là các ngân hàng tầm trung trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. PVcomBank đã phát triển tại 28 tỉnh, thành trên cả nước với gần 110 điểm giao dịch, đội ngũ hơn 5.000 cán bộ nhân viên, tổng tài sản đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Năm 2022, tổng tài sản của HDBank vượt mốc 416.200 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2021. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt hơn 268.100 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch đề ra. Với Oceanbank, không có thống kê tổng tài sản, nhưng theo Báo cáo hoạt động của Ban Điều hành, năm 2022 tổng tài sản của ngân hàng này đạt 104,7% so với kế hoạch được giao, tăng 15,1% so với năm 2021.

Hiện 3 ngân hàng có mức lãi suất ngân hàng cao nhất trong các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm. Trong điều kiện bình thường, lãi suất ngân hàng của Oceanbank cao nhất, dao động từ 5,7% đến 6,5% tại các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

Tương tự, lãi suất ngân hàng của HDBank dao động từ 5,7% đến 6,3%/năm tại các kỳ hạn 6 tháng đến 36 tháng. Với PVcomBank, lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm dao động từ 5,3% đến 5,7%/năm tại các kỳ hạn 6 tháng đến 36 tháng.

Đổi ngôi trong điều kiện bình thường và ưu đãi

Trong ưu đãi đặc biệt, PVcomBank nổi lên dẫn đầu với lãi suất lên 10,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, dành cho khách hàng gửi từ 2.000 tỉ đồng trở lên tại quầy và lĩnh lãi cuối kỳ.

HDBank cũng đưa ra mức lãi suất ưu đãi, 8,2% cho kỳ hạn 12 tháng và 8,6% cho kỳ hạn 13 tháng với khách hàng gửi từ 300 tỷ đồng trở lên.

Có thể tóm tắt như sau: 3 ngân hàng nói trên hiện đang duy trì mức lãi suất tiền gửi cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong điều kiện bình thường, lãi suất ngân hàng của Oceanbank cao nhất, tiếp đó là HDBank và PVcomBank. Trong điều kiện đặc biệt, PVcomBank có mức lãi suất cao nhất, theo sau là HDBank.

Hơn chục ngân hàng giảm lãi suất trong nửa đầu tháng 12, đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn một năm cao nhất về 5,8%.

Theo khảo sát của VnExpress với 35 ngân hàng tới 12/12, lãi suất niêm yết cao nhất cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ, gửi kỳ hạn không quá một năm, hiện giảm về còn 5,8%.

Tháng trước, vẫn còn một vài đơn vị sẵn sàng trả lãi suất từ 6% trở lên cho khoản tiền gửi 12 tháng. Còn hiện tại, người gửi tiền muốn hưởng mức lãi suất 6% một năm phải gửi kỳ hạn dài hơn, từ 15 tháng hoặc thậm chí 24 tháng trở lên. Có hơn 10 nhà băng trả lãi suất 6-6,3% cho khoản tiền gửi kỳ hạn dài trên 15 tháng, thậm chí 24 tháng, gồm HDBank, MB, SHB, MSB, VietBank, NCB, Kienlongbank, OCB, VietABank, NamABank, NCB, BaoVietBank, TPBank, PVComBank.

Trong bối cảnh "thừa tiền" là điểm chung của giới ngân hàng khi cho vay ảm đạm, lãi suất huy động của các nhà băng tư nhân cũng không còn chênh lệch đáng kể so với nhóm có vốn nhà nước. Thậm chí, lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng tư nhân như ABBank, ACB, Techcombank, Sacombank, MB, VIB, VPBank còn về thấp hơn hoặc ngang ngửa nhóm "Big 4" quốc doanh.

So với cùng thời điểm năm ngoái, lãi suất tiết kiệm tại nhóm nhà băng có vốn nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank đã giảm từ 2% đến 3%. Còn tại một số ngân hàng tư nhân, lãi suất thậm chí giảm lên tới 4-5% so với cuối năm ngoái.

Dưới đây là mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với khách quen, VIP, gửi tiền giá trị lớn.

Hiện, lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng thuộc về HDBank và BaoVietBank. Hai ngân hàng đang áp dụng 5,9%/năm đối với tiền gửi trực tuyến.

Tuy nhiên, tại HDBank, lãi suất có thể lên tới 8,2%/năm cho kỳ hạn này với số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên.

OceanBank và VietBank cũng là những ngân hàng Top đầu về trả lãi suất cao kỳ hạn 12 tháng với 5,8%/năm.

Các ngân hàng đang trả lãi suất 5,7%/năm tiền gửi trực tuyến kỳ hạn trên gồm PVCombank, KienLongBank, Viet A Bank, NCB và Nam A Bank.

Riêng với PVCombank, kỳ hạn 12 tháng gửi tại quầy là 5,4%/năm. Với số tiền từ 2.000 tỷ đồng gửi tại quầy, lãi suất kỳ hạn này có thể lên tới 10,5%/năm. Đây là mức cao nhất trong hệ thống các ngân hàng hiện nay.

Nhóm các ngân hàng tiếp theo là SHB, LPBank, Eximbank với mức 5,6%/năm và BVBank, Bac A Bank, MSB, Agribank, BIDV với 5,5%/năm.

Trong đó, MSB còn có chính sách lãi suất đặc biệt lên đến 9%/năm tại quầy kỳ hạn 12 tháng nếu gửi 500 tỷ đồng trở lên. Lãi suất huy động tại quầy với số tiền nhỏ hơn là 5,1%/năm.

Dù Agribank và BIDV tiên phong điều chỉnh giảm nhưng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đang là 5,5%/năm, cao hơn so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

Tiếp theo, OCB, CBBank, MB, Saigonbank, PGBank và Dong A Bank có lãi suất 5,4%/năm. TPBank, VPBank là 5,3%/năm.

Thậm chí, ABBank và ACB chỉ áp dụng lãi suất 4,7%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng.

Kể từ đầu tháng 11 đến nay, 27 ngân hàng giảm lãi suất huy động là Sacombank, NCB, VIB, BaoVietBank, Nam A Bank, VPBank, VietBank, SHB, Techcombank, Bac A Bank, KienLongBank, ACB, Dong A Bank, PG Bank, PVCombank, VietA Bank, SCB, Eximbank, OceanBank, BVBank, OCB, TPBank, CBBank, HDBank, SeABank, GPBank, Saigonbank.

Trong đó, VietBank, Dong A Bank, VIB, NCB, Techcombank, OCB, Bac A Bank, Sacombank giảm lãi suất hai lần trong tháng 11 này.

Ngược lại, VIB, OCB và BIDV là những ngân hàng đã tăng lãi suất huy động kể từ đầu tháng. Với OCB, ngâng hàng tăng lãi suất các kỳ hạn từ 18-36 tháng. Trong khi đó BIDV tăng lãi suất các kỳ hạn 6-36 tháng, còn VIB tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 2-5 tháng.