Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

VTV.vn - Đau mỏi lưng ở nam giới là triệu chứng phổ biến gặp, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng ở nam giới như do quá trình lão hóa, do thói quen sinh hoạt hay do bệnh tật.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Một số nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới thường gặp là:

Hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu chỉ ra: những người hút thuốc lá có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi chất nicotin trong thuốc lá làm cho huyết quản thu co, từ đó làm cho thành phần dưỡng chất của dinh dưỡng trong xương sống giảm, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá…

Đau mỏi lưng ở nam giới do ngồi lâu

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Ngồi làm việc lâu với một tư thế là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới

Bệnh đau lưng có thể có nguyên nhân từ cột sống. Đặc biệt, những người thường xuyên phải ngồi làm việc lâu như công việc văn phòng, thợ may, lái xe và những người phải đứng bất động lâu.. và ít hoạt động thể chất thường bị đau lưng.

Đau lưng do mắc bệnh lý của cột sống

Tư thế lao động không đúng, chấn thương cột sống do va đập cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới. Ngoài ra, yếu tố tuổi tác, tuổi cao và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gù vẹo, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Đau lưng do di truyền

Trong gia đinh nếu bố mẹ có cấu trúc xương cột sống vùng lưng yếu thì con cái cũng rất dễ bị mắc bệnh.

Đau lưng do chấn thương

Những chấn thương vùng cột sống như bong gân, gãy xương có thể gây cảm giác đau lưng tức thời hoặc gây chứng đau lưng mạn tính.

Đau mỏi lưng do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi lưng. Người bệnh có thể bị chứng loãng xương, xương cột sống dễ gãy và xốp do chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thiếu chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê.

Đau mỏi lưng do một số bệnh lý

Mắc một số bệnh lý về sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, phình động mạch chủ vùng bụng… cũng gây đau mỏi lưng ở nam giới.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Khám chuyên khoa giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau mỏi lưng và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đau lưng do béo bụng

Nam giới hay bị bụng phệ do thường xuyên sử dụng rượu bia, ngồi nhiều ở giới văn phòng và điều này càng làm tăng áp lực lên cột sống. Trong khi cấu trúc cơ thể người bệnh giống như cái bập bênh mà điểm tựa là cột sống, phía bụng nặng níu xuống, còn các cơ lưng gần cột sống phải gân lên để giữ thăng bằng. Do cơ lưng phải làm việc quá sức cũng gây hiện tượng đau.

Đau lưng sau khi "yêu"

Một nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi lưng ở nam giới đó là tư thế giao hợp không hợp lý, cường độ và thời gian sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh đau lưng.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng khoa xương khớp, Bệnh viện Thu Cúc: "Nam giới không nên xem nhẹ mà cần theo dõi, nếu nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời. Tránh biến chứng nguy hiểm do đau lưng gây nên".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tình trạng đau lưng dưới là vấn đề rất nhiều người đang gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tỏ ra chủ quan và chỉ nghĩ rằng đây là do làm việc quá sức. Trên thực tế, hiện tượng phần lưng dưới bị đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vậy tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Tìm hiểu về tình trạng đau lưng dưới

Có thể nói tình trạng đau lưng dưới xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, đó có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Tình trạng đau lưng dưới được chia thành 3 mức độ.

Lưng dưới là vùng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chúng giữ nhiệm vụ chính đó là nâng đỡ thân trên của cơ thể và giúp vận động của con người linh hoạt hơn. Người bị đau phần lưng dưới lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng đau ở các vùng xung quanh, đặc biệt là mông và chân.

Khá rất nhiều người thắc mắc tình trạng đau lưng phần dưới có những mức độ như thế nào? Người bệnh có thể bị đau với nhiều mức độ khác nhau, trong đó chúng được chia làm 3 mức độ chính dựa theo thời gian bị đau.

Người gặp tình trạng này ít hơn 6 tuần có nghĩa bệnh đang ở mức độ cấp tính, từ 6 - 12 tuần trở đi bệnh bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn nửa mạn tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh nặng hơn.

Nếu như tình trạng đau phần lưng dưới liên tục hơn 3 tháng thì khả năng bệnh đã bước vào giai đoạn mạn tính. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn và chúng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

2. Thủ phạm gây tình trạng đau lưng dưới

Nếu muốn tìm cách phòng và điều trị hiện tượng đau lưng vùng phía dưới, chúng ta cần nghiên cứu và nắm được tác nhân gây bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến con người phải trải qua tình trạng này.

Trong đó, các bác sĩ đã chỉ ra rằng một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng trên là do các mô mềm vùng lưng bị chấn thương. Đó có thể là các chấn thương cơ, dây chằng hoặc là các khớp xương.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Người bị đau lưng dưới có thể do chấn thương cơ hoặc dây chằng.

Sau khi gặp những tổn thương như trên dây thần kinh có thể bị chèn ép và hiện tượng đau nhức bắt đầu xuất hiện. Đây thường là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng cấp tính.

Đối với bệnh nhân bị đau lưng phần dưới mạn tính, tình trạng đau nhức lưng thường do bệnh thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong những bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự dẻo dai của con người.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau lưng phía dưới. Chúng ta cần chú ý để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, vận động đúng tư thể để không gặp chấn thương.

3. Đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Hầu hết mọi người khi bị đau lưng phần dưới thì nghĩ đó là do mình hoạt động quá sức và tình trạng này sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, bởi vì hiện tượng đau lưng dưới diễn ra thường xuyên có thể là do bạn đang bị một số bệnh nghiêm trọng.

Để xác định xem mình đang bị bệnh gì, bạn phải dựa vào vị trí và triệu chứng thường gặp. Ở từng vị trí khác nhau, hiện tượng đau lưng lại báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề ở bộ phận nào.

Những người hay bị đau lưng phía dưới nên cẩn trọng bởi có thể bị mắc những căn bệnh liên quan đến thận hoặc tiết niệu, tuyến tụy. Đó có thể là bệnh viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tụy hoặc bệnh sỏi thận. Đây đều là những bệnh khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hiện tượng này có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến xương khớp. Những bệnh thường gặp ví dụ như: thoái hóa cột sống lưng, đau dây thần kinh tọa hay viêm xương khớp cột sống,… Một khả năng khác là bạn đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh hình thành khi các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra nhiều cơn đau dữ dội và bệnh nhân vận động rất khó khăn.

Rất nhiều chị em phụ nữ bị bệnh lạc nội mạc tử cung cảm thấy đau âm ỉ phần lưng dưới bên trái. Phần bụng và phía sau lưng đều có dấu hiệu đau nhức. Bên cạnh đó, đau lưng dưới cũng có thể là hiện tượng của hội chứng kích thích ruột, hiện tượng này xảy khi bị hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Bệnh viêm tụy hoặc sỏi thận có thể khiến bệnh nhân bị đau lưng dưới.

Người bị đau lưng phía dưới cũng có thể do đặc tính công việc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, đa số nhân viên văn phòng đều gặp phải hiện tượng trên. Còn nếu thai phụ bị đau lưng thì do trọng lượng trên của cơ thể khá nặng, ảnh hưởng đến phần lưng dưới. Nếu bị đau trong một thời gian dài mà không khỏi, chúng ta nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

4. Làm gì để giảm tình trạng đau lưng

Không thể phủ nhận rằng đau lưng khiến mọi vận động của con người trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết. Để việc điều trị đem lại hiệu quả cao nhất, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc và massage, chăm sóc cơ thể.

Có thể nói, massage là phương pháp giúp giảm đau mỏi, các cơ được thư giãn, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bên cạnh massage, các bạn cũng có thể thử bấm huyệt, xoa bóp để cơ thể được thư giãn nhé!

Nhiều người nghĩ rằng nếu bị đau lưng dưới thì không nên tập thể dục, tuy nhiên rèn luyện thể thao nhẹ nhàng lại giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhiều. Chúng ta nên lựa chọn những bài tập nhẹ, phù hợp với tình trạng sức khỏe để tập luyện hàng ngày.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Bệnh nhân đau lưng có thể kết hợp sử dụng thuốc và massage để giảm đau.

Nhìn chung, chúng ta không nên chủ quan nếu thấy hiện tượng đau lưng dưới diễn ra thường xuyên. Tốt nhất bạn hãy đi khám bác sĩ để sớm phát hiện cũng như điều trị bệnh. Bên cạnh đó, đừng quên rèn luyện thể dục, thể thao để gia tăng sức khỏe và sự dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ bị đau lưng.

Mỏi lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng âm ỉ kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sỏi, u, lao thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,... Vì vậy, khi có triệu chứng này, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời.

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Thông thường ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Ở một số bệnh nhân bị tổn thương nặng, thì cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Tại sao ngồi lâu mỏi lưng?

Nguyên nhân gây đau lưng khi ngồi Khi ngồi lâu vài giờ trong cùng một tư thế, toàn bộ dây chằng, cột sống, đĩa đệm, cơ, xương hông và thắt lưng cùng các bộ phận liên quan bị cố định sẽ dễ bị, chèn ép, gây đau mỏi, tê cứng khớp do máu huyết lưu thông kém. Đa số các trường hợp đau lưng ở dân văn phòng là ít nghiêm trọng.

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau vùng thắt lưng có thể do các bệnh khớp khối u cột sống; viêm nhiễm như viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, lao cột sống; bệnh mạch máu như phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng; bệnh về chuyển hóa như loãng xương, bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng...