Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Phó Thủ tướng yêu cầu đến năm 2020 phải trình Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại Công ty này theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam khẩn trương thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam theo quy định. Khi bán cổ phần lần đầu, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ được thực hiện theo nội dung mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại công văn số 56/TTg-ĐMDN ngày 7/1/2016, tức Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.

Phó Thủ tướng yêu cầu đến năm 2020 phải trình Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại Công ty này theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam tiền thân là Trung tâm truyền hình cáp MMDS thành lập năm 1995. Đến nay, VTVCab là nhà cung cấp truyền hình trả tiền số 1 Việt Nam và là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất trực thuộc trực tiếp Đài THVN.

Việc cổ phần hóa VTVCab đã được nhắc đến nhiều lần. Tháng 1/2016, theo đề án sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc VTV, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa VTVcab trong quý 1/2016. Cùng với cổ phần hóa VTVcab, VTV cũng phải thực hiện cổ phần hoá Công ty TNHH Dịch vụ truyền hình Viễn thông Việt Nam (VTVbroadcom) theo phương án Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần, đồng thời bán bớt phần vốn nhà nước tại Công ty TNHH Truyền hình Cáp SaigonTourist (SCTV) và chuyển công ty này thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đề án nói trên, VTV tiếp tục duy trì phần vốn nhà nước tại Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV); chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của VTV tại Công ty Cổ phần Truyền thông quảng cáo Đa phương tiện (SmartMedia) về Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab), ghi tăng vốn nhà nước cho VTVcab.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về đề nghị giữ nguyên giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bán cổ phần của Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab).

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý Đài Truyền hình Việt Nam kéo dài thời hạn hoàn thành bán cổ phần lần đầu đến ngày 30/9/2017 và không phải điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2015 đã được Đài Truyền hình Việt Nam công bố.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện cổ phần hóa VTVcab theo đúng quy định; cập nhật biến động tài sản (nếu có), cáo bạch và điều chỉnh giá trị phần vốn nhà nước tăng lên (nếu có) khi quyết toán và chuyển thành công ty cổ phần.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước có văn bản gửi Đài truyền hình Việt Nam, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thông báo về kết quả định giá VTVcab khi cổ phần hoá.

Cụ thể, sau kiểm toán tổng giá trị tài sản của VTVcab là 4.278 tỷ đồng, tăng 279 tỷ so với con số do CPA định giá. Giá trị thực tế của VTVcab cũng tăng 279 tỷ đồng sau kiểm toán và đạt 4.234 tỷ đồng. Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đây sau kiểm toán đạt 2.684 tỷ đồng, tăng 278 tỷ đồng so với con số của CPA kiểm toán.

“Giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn góp nhà nước tại VTVcab tại thời điểm 1/1/2016 theo phương pháp tài sản do CPA Việt Nam và VTVcab đề xuất còn chưa hợp lý, qua kiểm toán xác định tăng thêm giá trị doanh nghiệp là 279,05 tỷ đồng, tương đương 6,9%; giá trị vốn nhà nước tăng 277,9 tỷ đồng tương đương tăng 11,6%”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước tại thời điểm đó nêu rõ.

Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, sai sót trong việc định giá VTVcab. Cụ thể đó là việc xác định chi phí thương hiệu không đầy đủ, áp dụng chỉ số không chính xác, hạn chế về dữ liệu khi áp dụng phương pháp so sánh giá trị thuê bao với dòng tiền chiết khấu,...

Theo kế hoạch cổ phần hóa của hai doanh nghiệp này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VTV và Tổng công ty Saigontourist mỗi bên sẽ thoái 12,5% vốn tại SCTV, tổng giá trị thoái vốn của nhà nước tại SCTV là 25%. SCTV là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó VTV và Tổng công ty Saigontourist mỗi bên sở hữu 50%. Đối với VTVcab hiện nắm giữ 100% vốn, VTV sẽ thoái 49% vốn tại doanh nghiệp này và chỉ còn nắm giữ 51%.

Theo ông Đinh Đắc Vĩnh, thời gian qua VTV đã bám sát đúng lộ trình và chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án số hóa truyền hình, hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và một phần của giai đoạn 3, VTV đã đưa vào kế hoạch trung hạn để đầu tư hệ thống truyền dẫn phát sóng cho Đề án số hóa truyền hình đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Tuy nhiên, khó khăn cơ bản nhất hiện nay là các dự án đầu tư trung hạn đã được VTV chấp thuận đầu tư nhưng từ năm 2016 VTV phải áp dụng theo Luật Đầu tư công, dự án năm 2016 đến tháng 12 mới được duyệt nên gần như cả năm 2016 bị dừng toàn bộ không triển khai được, các dự án năm 2017 đến nay chưa được duyệt. Sự chậm trễ trong phê duyệt đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư cho hệ thống truyền dẫn phát sóng số của VTV.

Theo đại diện Ban Kế hoạch Tài chính của VTV, các dự án liên quan đến Đề án số hóa truyền hình được VTV ráo riết thực hiện, nhưng 2 năm qua toàn bộ dự án của VTV phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, trong giai đoạn đầu thực hiện Luật Đầu tư công các bộ, ngành khá bối rối nên nhiều dự án mới không triển khai được, rất khó khăn cho tiến độ thực hiện nhiều dự án của VTV, nhất là đối với Đề án Số hóa truyền hình.

Theo vị đại diện trên, nguồn vốn từ kinh doanh của VTV ngày càng khó khăn do thị trường quảng cáo rất cạnh tranh, chi phí sản xuất nội dung tăng cao và lợi nhuận giảm đi nhiều nên chi phí dành cho đầu tư bị cắt giảm dần do lợi nhuận giảm, dẫn đến khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Cũng từ những khó khăn này, VTV đề nghị Bộ TT&TT ủng hộ cho phương án đề xuất của VTV khi triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV, đó là xin Chính phủ cho VTV giữ lại nguồn vốn thu được sau khi cổ phần hóa để thực hiện đầu tư cho các dự án số hóa truyền hình từ nay đến 2020. VTV đang tiến hành thoái vốn tại SCTV và VTVcab nên đề xuất có phương án tài chính thuận lợi hơn để triển khai Đề án số hóa truyền hình. Cũng theo vị đại diện Ban Kế hoạch Tài chính của VTV thì cổ phần tại hai doanh nghiệp này được định giá khá cao nên thực tế khi thoái vốn nhà nước cũng khó khăn.

Trước đây, khi Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn sang làm việc VTV đã đưa ra ý kiến này. VTV sẽ thu về được 12,5% vốn khi thoái vốn tại SCTV, và 49% khi thoái vốn khỏi VTVcab.

Liên quan đến thoái vốn nhà nước tại SCTV và VTVcab, vào ngày 15/8/2017, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chấp thuận cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) kéo dài thời hạn hoàn thành bán cổ phần lần đầu của VTVcab đến ngày 30/9/2017 và không phải điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2015 đã được VTV công bố.

Ngày 17/8/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt "Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020". Theo Quyết định này, trong năm 2017 có 135 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn, trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ thoái vốn khỏi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) và chỉ còn nắm giữ 37,5% vốn ở doanh nghiệp này.

Tin nổi bật

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Chuyện 'nghề carbon'

Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Rực rỡ và sôi động lễ hội rước pháo Đồng Kỵ

Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã tham gia hội rước pháo làng Đồng Kỵ vào mùng 4 tháng Giêng, Âm lịch. Đây là lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa lễ hội đầu năm ở miền Bắc.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Thaco đặt nhiều kế hoạch tham vọng năm 2024

Năm 2024, Thaco phấn đấu nộp ngân sách gần 24.500 tỷ đồng, riêng tại tỉnh Quảng Nam là 20.200 tỷ đồng, trong đó thuế nội địa là 13.800 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 6.300 tỷ đồng.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Giao dịch ngân hàng đầu năm - Rước vận may sung túc

Nhiều người mong muốn đến ngân hàng giao dịch, gửi tiết kiệm, nạp tiền… để tài khoản luôn “đầy ắp”, sinh lời an toàn và cầu tài lộc, may mắn cho năm mới. Hơn nữa, chương trình lì xì, ưu đãi khai xuân với vô vàn “lộc may mắn” đúng nghĩa từ ngân hàng cũng thu hút đông đảo khách hàng.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Giải bài toán khó ngành tái chế

Đoàn kết các chủ thể trong hệ sinh thái thu gom, tái chế là cách VietCycle cùng hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét từng bước chuẩn hóa và giúp ngành công nghiệp này tự tin đứng vững.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Chủ tịch VPBankS: Chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2024

Theo ông Nguyễn Duy Linh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán VPBank (VPBankS), thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2024 với nền định giá hợp lý và tăng trưởng kỳ vọng phục hồi tích cực của các ngành theo đà phục hồi của kinh tế.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Cựu CEO Go-viet mở chuỗi cà phê công nghệ

Dù không tiết lộ số tiền cụ thể, nhưng việc chuỗi Révi Coffee & Tea được quỹ ngoại rót vốn đã đánh dấu sự trở lại của dòng vốn ngoại với thị trường cà phê Việt Nam.

Cổ phần hóa đài truyền hình việt nam năm 2024

Xanh hóa từng sản phẩm

Với Masan, hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững không dừng lại ở việc trồng thêm nhiều cây xanh. Tất cả đơn vị thuộc tập đoàn đều đang nỗ lực đưa ra những sáng kiến, phát triển các sản phẩm giúp bảo vệ môi trường, định hướng xanh cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.