Có được kiem hóa hộ hàng xuất gia công không năm 2024

Như vậy theo quy định trên thì tổ chức phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan.

Có được kiem hóa hộ hàng xuất gia công không năm 2024

Thuê gia công lại (Hình từ Internet)

Trường hợp thuê gia công lại thì có cần phải kiểm tra cơ sở gia công hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 39. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất
1. Các trường hợp kiểm tra:
a) Tổ chức, cá nhân lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân thay đổi thông tin về địa chỉ, ngành hàng, quy mô, năng lực sản xuất nhưng không thông báo với cơ quan hải quan;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công lại toàn bộ hợp đồng gia công."

Theo đó kiểm tra cơ sở gia công trong các trường hợp sau:

- Tổ chức, cá nhân lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

- Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân thay đổi thông tin về địa chỉ, ngành hàng, quy mô, năng lực sản xuất nhưng không thông báo với cơ quan hải quan;

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công lại toàn bộ hợp đồng gia công.

Nội dung kiểm tra cơ sở được thuê gia công lại gồm những nội dung nào?

Theo khoản 3 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về nội dung kiểm tra cơ sở được thuê gia công lại như sau:

“Điều 57. Kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu
...
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu ghi trong thông báo CSSX hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Kiểm tra ngành nghề đầu tư kinh doanh: đối chiếu nội dung ngành nghề doanh nghiệp công bố thông tin theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư với thực tế hồ sơ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của tổ chức, cá nhân;
c) Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
c.1) Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê kho, thuê mượn đất trong trường hợp tổ chức, cá nhân đi thuê kho, thuê mượn đất hoặc Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và hợp đồng tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng nhà xưởng, mặt bằng để sản xuất;
c.2) Khi tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ sau: Các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu; hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị nếu thuộc trường hợp mua trong nước; hợp đồng thuê, mượn máy móc đối với trường hợp thuê, mượn máy móc.
d) Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất (ví dụ: kiểm tra thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động,...);
đ) Kiểm tra năng lực, quy mô sản xuất, gia công (ví dụ: bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...);
e) Kiểm tra việc lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu tại các địa điểm đã thông báo và kiểm tra việc theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị;
g) Trong trường hợp gia công lại thì cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công lại của bên nhận gia công lại theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này.
Trường hợp bên nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thì không phải kiểm tra theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân.
..."

Vậy nội dung kiểm tra đối với cơ sở được thuê gia công lại được thực hiện theo quy định trên. Bạn theo dõi để biết thêm chi tiết.