Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Truyền hóa chất điều trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Để thúc đẩy quá trình phục hồi, thực đơn cho người truyền hóa chất không chỉ cần cung cấp đầy đủ năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động, mà còn phải giúp người bệnh ngăn ngừa ung thư tái phát và kiểm soát được các tác dụng phụ sau điều trị. Vậy, người bệnh ung thư cần ăn gì để cải thiện thể chất sau hóa trị? Đâu là các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong việc xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Show

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Thực đơn cho người truyền hóa chất nên chứa những nhóm thực phẩm gì?

Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất?

Xây dựng thực đơn ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người truyền hoá chất. Bởi lẽ, tình trạng bệnh lý và quá trình hóa trị liệu thường gây ra nhiều tác động tiêu cực lên thể trạng bệnh nhân (rụng tóc, khô miệng, buồn nôn, suy nhược thể chất và rối loạn tiêu hóa). Lúc này, một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh:

  • Duy trì hàm lượng dưỡng chất cho cơ thể: Tế bào ung thư hoạt động mạnh sẽ khiến cơ thể tiêu hao nhiều dưỡng chất và năng lượng để chống chọi lại mầm bệnh. Không những thế, quá trình truyền hoá chất còn làm suy yếu miễn dịch, khiến thể trạng người bệnh yếu đi. Để duy trì trạng thái khỏe mạnh, bạn cần hấp thụ đầy đủ năng lượng và vi chất thiết yếu từ một thực đơn khoa học, hợp lý;
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Theo Bộ Y tế, nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân ung thư. Bởi lẽ, quá trình truyền hoá chất thường khiến người bệnh gặp phải tình trạng giảm bạch cầu, mất sức đề kháng. Lúc này, chỉ một nhiễm trùng đơn giản cũng có thể dẫn tới tử vong. Do đó, người bệnh cần tăng cường khả năng miễn dịch thông qua chế độ ăn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng;
  • Chống lại các tác dụng phụ: Liệu pháp hoá trị có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với hệ tiêu hoá, như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, khô miệng,… Một thực đơn khoa học sẽ giúp người bệnh vừa đảm bảo hàm lượng dưỡng chất mỗi ngày, vừa giảm thiểu ảnh hưởng của các tác dụng phụ trên;
  • Chữa lành và hồi phục nhanh chóng: Trong quá trình truyền hoá chất, các tế bào và cơ quan của người bệnh sẽ phải chịu những tổn thương lớn. Việc hấp thụ đầy đủ dưỡng chất có thể hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào mới cho cơ thể, chữa lành các tổn thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau điều trị

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người truyền hóa chất

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là người truyền hoá chất cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu như protein, carbohydrates, chất béo,…, cụ thể:

1. Protein (60 – 70g / ngày)

Bệnh lý ung thư và quá trình điều trị bằng hóa chất có thể gây tổn thương cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, chất đạm hay protein lại là thành phần chính trong việc cấu tạo và sản sinh tế bào mới khoẻ mạnh. Vì vậy, để quá trình phục hồi sau hoá trị đạt hiệu quả, việc hấp thụ đầy đủ protein đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số nguồn thực phẩm giàu đạm bao gồm trứng, thịt gia cầm, cá, bơ thực vật, đậu nành và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt sen,….

2. Carbohydrate (250 – 360 g / ngày)

Carbohydrate, hay còn gọi là chất đường bột, là nguồn cung cấp năng lượng chính để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, người truyền hoá chất, muốn duy trì sức khỏe, cần đảm bảo hấp thụ đầy đủ carbohydrates mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên tiêu thụ chất đường bột từ ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch,…) hay các loại rau củ thay vì ăn nhiều tinh bột từ ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, phở, bún, bánh mì, xôi,…) hoặc thực phẩm chứa nhiều đường (trái cây sấy khô, mứt, nước giải khát có ga,…).

3. Chất béo tốt (25 – 35g / ngày)

Các axit béo không bão hoà như omega-3, 6, 9 có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hiệu quả của liệu pháp hoá trị và đẩy nhanh quá phục trình phục hồi. Đặc biệt, omega-3 đã được chứng minh là có khả năng ổn định các chỉ số sinh hóa của cơ thể đối với người truyền hóa chất. Vì vậy, đảm bảo đầy đủ hàm lượng chất béo tốt trong quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân hạn chế ảnh hưởng của tác dụng phụ và phục hồi nhanh chóng.

4. Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

Vitamin C và E là hai chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, vitamin B, D, kali, selen, sắt và kẽm lại có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá phân giải thực phẩm và tăng cường miễn dịch. Vì vậy, thực đơn cho người truyền hóa chất nên đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất trên để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho người bệnh ung thư

5. Bổ sung dưỡng chất thực vật

Các dưỡng chất thực vật như carotenoids (trong cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, cà rốt), phytosterols (trong hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, dầu ô-liu) có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân ung thư. Cụ thể, theo , dưỡng chất nhóm carotenoids, đặc biệt là lycopene có thể tăng cường chức năng bảo vệ của cơ thể, chống lại các bệnh lý ung thư hiệu quả. Trong khi đó, phytosterols lại được biết đến với công dụng ức chế chu trình của tế bào ung thư, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý. Ngoài ra, các dưỡng chất thực vật khác như flavonoids, resveratrol,… cũng đem tới rất nhiều lợi ích cho người bệnh và cần được bổ sung trong thực đơn cho người truyền hóa chất.

6. Nước (1.5 – 2 lít / ngày)

Người truyền hoá chất rất dễ gặp phải tình trạng mất nước do các tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy trong quá trình điều trị. Vì vậy, hấp thụ đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đủ độ ẩm để cơ thể hoạt động bình thường. Trong trường hợp tình trạng buồn nôn, táo bón,… diễn ra thường xuyên, bạn nên chú ý uống bù nước để nhanh chóng trở về trạng thái khỏe mạnh.

Cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người vào hóa chất

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, bạn cần ghi nhớ một số cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi xây dựng bữa ăn cho người truyền hoá chất:

  • Bảo quản thực phẩm dưới nhiệt độ phù hợp: Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản thực phẩm nằm trong khoảng từ 4°C (40°F) trở xuống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi trong ngày, tránh trữ đông quá lâu, khiến thực phẩm mất dưỡng chất, thậm chí có hại cho người bệnh;
  • Vệ sinh tay trước và sau khi chế biến thực phẩm: Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể. Hãy rửa tay cùng xà phòng và nước ấm, ít nhất trong 20 giây và lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh;
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh các thiết bị, dụng cụ nhà bếp: Bạn cần rửa sạch các bề mặt, dụng cụ nấu nướng trước và sau khi chế biến thực phẩm. Đặc biệt, hãy sử dụng riêng dụng cụ cho thực phẩm chín và sống để tránh lây nhiễm chéo các vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella, Listeria,…;
  • Rửa sạch rau củ quả trước khi chế biến: Các loại rau củ quả cần được rửa và chà sạch trước khi chế biến. Đặc biệt, đối với các loại trái nhỏ như nho, việt quất, mâm xôi, bạn cần ngâm kỹ với nước để loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn;
  • Theo dõi hạn sử dụng: Hãy tuân thủ các hướng dẫn về hạn sử dụng và bảo quản thực phẩm để tránh ăn phải thực phẩm đã hỏng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá và sức khoẻ;
  • Đảm bảo sử dụng các loại sữa và nước trái cây đã tiệt trùng: Các loại sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn như Campylobacter (gây tiêu chảy, đau bụng, sốt), Listeria (gây bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng tử cung),… Vì vậy, hãy đảm bảo các loại sữa hay nước trái cây bạn tiêu thụ đã được tiệt trùng an toàn.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh

Thực đơn cho người truyền hóa chất bao gồm những gì?

Thực đơn cho người truyền hóa chất cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đồng thời hỗ trợ người bệnh giảm thiểu các tác dụng phụ do quá trình điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh ung thư nên ăn và nên kiêng trong thời gian hoá trị:

1. Thực phẩm nên ăn

Người bệnh ung thư nên ăn gì? Các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dưỡng chất sẽ là lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình truyền hoá chất, cụ thể:

  • Thực phẩm giàu protein: Bạn có thể hấp thụ protein từ thịt gà, cá, các loại hạt như hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh và các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu đen,… Đây là những nguồn protein dồi dào thay cho thịt đỏ, giúp bạn giảm thiểu lượng cholesterol xấu và chất béo chuyển hóa từ các loại thịt này;
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, đồng thời giúp bài tiết các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau lá xanh như rau xà lách, cải bó xôi, rau cải canh, rau bắp cải, các loại quả như bưởi, tác, quýt, lê, dứa, cam, xoài, kiwi và các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bún lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…;
  • Thực phẩm giàu chất béo tốt: Các axit béo tốt như omega-3, 6, 9 có nhiều trong các loại cá nước lạnh như cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi, các loại quả, hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt phỉ, hạt hướng dương, hạt mướp và các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu nành,…;
  • Thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu: Các loại thực phẩm dễ ăn dễ tiêu sẽ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá, song vẫn đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh các món ăn giàu chất xơ, một số loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu bao gồm thịt mềm như ức gà, thăn bò, cá, súp hoặc cháo, và các loại trái cây chín mềm như xoài, đu đủ, thanh long, chuối,…;

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Thực đơn cho người truyền hóa chất nên chứa nhiều đạm, vitamin và chất xơ

2. Thực phẩm nên hạn chế

Một số thực phẩm người truyền hoá chất nên hạn chế bao gồm thực phẩm nhiều gia vị, nặng mùi, các chất kích thích và thực phẩm đóng hộp,… Trong đó:

  • Thực phẩm cay nóng/ quá mặn/ quá ngọt: Thực phẩm cay nóng, quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều gia vị nói chung đều tạo áp lực cho hệ tiêu hoá, khiến người bệnh khó để hấp thụ, khó chịu, chán ăn. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của quá trình hoá trị, làm người bệnh suy nhược;
  • Rượu bia và thức uống có cồn: Rượu bia và thức uống có cồn là tác nhân hàng đầu khiến tình trạng ung thư thêm nghiêm trọng. Bởi lẽ, cồn hay ethanol trong các thức uống này có khả năng giết chết các tế bào khỏe mạnh, từ đó ngăn chặn sự chữa lành và phục hồi của cơ thể;
  • Thực phẩm nặng mùi: Quá trình truyền hoá chất có thể gây ra tác dụng phụ là nôn và buồn nôn. Lúc này, để hạn chế các tình trạng trên, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với thực phẩm nặng mùi như sầu riêng, tỏi, mù tạt, mắm tôm,…
  • Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp,… thường thường chứa nhiều chất bảo quản lại không có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tiêu những loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao và không có chất bảo quản;
  • Thực phẩm quá hạn sử dụng/ có dấu hiệu nấm mốc: Thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu nấm mốc có hại cho không chỉ người bệnh ung thư mà cả người khoẻ mạnh. Bởi lẽ, các loại thực phẩm này thường chứa nhiều rủi ro gây hại như vi khuẩn Salmonella hoặc E. coli và các độc tố nấm, gồm aflatoxin và mycotoxin.

Trước khi truyền hóa chất nên ăn gì?

Một chế độ ăn lành mạnh, giúp bạn duy trì cân nặng sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trước khi truyền hoá chất. Lúc này, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu các dưỡng chất cần thiết như ngũ cốc nguyên cám (giàu tinh bột phức hợp và chất xơ), hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ (giàu protein), các loại cá biển (giàu axit béo tốt omega-3) và hoa quả (giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá).

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Trước khi truyền hóa chất người bệnh nên ăn uống đa dạng, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu vitamin.

Trong khi truyền hóa chất nên ăn gì?

Quá trình truyền hoá chất là giai đoạn cơ thể người bệnh trở nên nhạy cảm do các tác dụng phụ. Lúc này, bạn lựa chọn các món ăn phù hợp dựa theo tình trạng sức khoẻ và những tác dụng phụ gặp phải. Song, đặc điểm chung của thực đơn cho người truyền hóa chất trong giai đoạn này là đảm bảo năng lượng và protein cần thiết, đồng thời ưu tiên các thực phẩm vừa giàu dưỡng chất vừa dễ ăn, dễ tiêu hoá.

Bạn có thể hấp thụ protein từ thịt gà, cá, đậu đỏ, đậu xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, các loại trái cây chín mềm như đu đủ, xoài, thanh long cũng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào để bạn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Sau khi truyền hóa chất nên ăn gì?

Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có một chế độ ăn tối ưu nhất. Bởi lẽ, mỗi loại bệnh ung thư khác nhau sẽ có chế độ ăn kiêng khác nhau. Tuy nhiên, thực đơn cho người truyền hóa chất trong giai đoạn này vẫn cần tuân theo các nguyên tắc đảm bảo dưỡng chất cần thiết (protein, carbohydrates, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất) và tránh xa các loại thực phẩm có hại (chất kích thích, rượu bia, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều gia vị,…).

Ngoài ra, trong thời gian này, bạn nên tăng cường ăn hấp thụ chất xơ, protein. Bởi lẽ, protein sẽ giúp cơ thể sản sinh tế bào mới, nhanh chóng phục hồi sau những tổn thương do bệnh lý. Trong khi đó, chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hoá giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất và bài tiết hiệu quả chất độc, chất cặn bã.

Ăn gì để giảm tác dụng phụ của truyền hóa chất?

Trong thời gian truyền hoá chất, người bệnh sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, đau miệng, khó nuốt,… Dưới đây là một số thực phẩm giúp giải quyết các tình trạng trên:

1. Chán ăn, ăn không ngon miệng

Chán ăn, khô miệng, khó nuốt và ăn nhanh no là tình trạng dễ gặp phải ở người truyền hoá chất. Trong trường hợp này, bạn cần:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn một ngày, bạn nên chia thành 8 – 10 bữa nhỏ mỗi ngày để dễ ăn, dễ tiêu hóa và làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hiện có.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu năng lượng và protein: Dù chán ăn, người bệnh vẫn cần đảm bảo hấp thụ đủ năng lượng và protein để duy trì cơ bắp và ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Lúc này, bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng và protein như: thịt gà, cá, trứng, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu nành,…) và hạt (hạt điều, hạt chia, hạt lanh, hạt hạnh nhân),…
  • Luôn mang theo đồ ăn vặt: Các loại đồ ăn vặt lành mạnh như sữa chua, đậu phộng, hạnh nhân,… sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất hiệu quả mọi lúc mọi nơi;
  • Lựa chọn các thức uống giàu dưỡng chất: Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn nên kết hợp với các thức uống giàu dinh dưỡng khác như nước ép trái cây tươi (không đường), nước dừa, sữa bò tiệt trùng, sữa hạt,… để vừa cung cấp độ ẩm cho cơ thể vừa bổ sung năng lượng và vi chất thiết yếu.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Bổ sung nước cam ép vào khẩu phần giúp người bên giảm triệu chứng chán ăn

2. Buồn nôn

Đối với tình trạng buồn nôn và nôn ở người truyền hoá chất, bạn nên lựa chọn các các món ăn ít mùi, ít vị và dễ tiêu như bánh mì sandwich, bánh quy mềm, mì sợi, cơm, cháo, súp,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Ăn các món ăn yêu thích: Các món ăn yêu thích sẽ giúp bạn giảm bớt tâm lý căng thẳng khi ăn. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với người truyền hoá chất, bởi tâm trạng vui vẻ cũng khiến quá trình tiêu hoá diễn ra hiệu quả hơn;
  • Ăn thức ăn ở nhiệt độ phòng: Người truyền hoá chất thường nhạy cảm với mùi thức ăn. Do đó, để nguội ở nhiệt độ phòng sẽ giúp thức ăn bớt dậy mùi, giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn;
  • Bổ sung đầy đủ nước: Cung cấp độ ẩm cho cơ thể sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn. Vì vậy, cứ mỗi 60 phút trôi qua, bạn nên nhấp một vài ngụm nước và cố gắng duy trì thói quen này càng lâu càng tốt.

3. Đau miệng

Khi người bệnh gặp tình trạng đau miệng, giải pháp tốt nhất là lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt, cụ thể:

  • Ưu tiên các món ăn dạng sệt hoặc lỏng: Bạn nên ăn các món súp, cháo, mì nước, bún, phở,… để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng đau miệng tới việc ăn uống;
  • Làm mềm các món ăn khô: Bên cạnh các món nước, bạn có thể đa dạng hoá thực đơn bằng các món ăn mềm, chín nhừ và có nước sốt như rau luộc, cơm nấu mềm, trái cây chín, thịt sốt cà chua,…;
  • Hạn chế các loại thức ăn làm đau miệng: Bạn nên hạn chế các loại thức ăn quá cay, quá giòn, cứng và mặn để tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau miệng.

4. Khó nuốt

Quá trình truyền hoá chất có thể làm tổn thương niêm mạc họng, gây ra chứng viêm thực quản, dẫn tới tình trạng khó nuốt. Lúc này, người bệnh nên:

  • Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt: Các món ăn nước hoặc chín nhừ sẽ là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp này. Bạn có thể tương cường các món súp, cháo, bún, miến, phở,… trong thực đơn cho người truyền hóa chất;
  • Cắt nhỏ thức ăn: Khi chế biến thức ăn, bạn nên lưu ý cắt nhỏ các loại thực phẩm, thậm chí băm nhuyễn để quá trình nuốt ít gặp khó khăn hơn;
  • Tránh các món ăn dễ làm tổn thương thực quản: Các món ăn quá nóng, quá cay, mặn hoặc quá cứng và giòn nên được loại bỏ ra khỏi thực đơn cho người truyền hóa chất trong trường hợp này.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó nuốt

5. Sụt cân

Để tránh tình trạng sụt cân không kiểm soát trong quá trình truyền hoá chất, người bệnh cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu calo và protein. Bên cạnh đó, bạn nên ăn theo đúng bữa, không nên đợi đến khi đói bụng. Đồng thời, hãy ưu tiên các thức uống giàu dưỡng chất như sữa tiệt trùng, sữa hạt, sinh tố, nước ép trái cây.

6. Táo bón

Để giải quyết vấn đề táo bón, người bệnh nên bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh như rau cải xanh, rau cải bó xôi, bắp cải, cải thảo,… và các loại trái cây tươi có múi như bưởi, cam, quýt,… Bởi lẽ, chất xơ sẽ giúp hệ tiêu quá hoạt động trơn tru và bài tiết các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh chất xơ, việc uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

7. Mất vị giác

Trong trường hợp mất vị giác, người bệnh cần tăng cường sự hấp dẫn của các món ăn thông qua mùi hương. Nếu bạn không bị buồn nôn, hãy mạnh dạn thêm các loại rau thơm, hạt tiêu, gừng, tỏi, nghệ vào món ăn hoặc tẩm ướp kỹ lưỡng trước khi nấu. Lưu ý, bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè nấu ăn cùng để đảm bảo các món ăn được nêm nếm vừa vặn, tránh hấp thụ quá nhiều đường, muối hoặc chất béo bão hòa trong bữa ăn.

8. Khô miệng

Người bệnh nên cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể để hạn chế tình trạng khô miệng trong quá trình truyền hoá chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên các món ăn dạng nước như mì, bún, miến, phở để tạo thuận lợi cho quá trình nhai và tiêu hoá. Ngoài ra, việc nhau kẹo cao su cũng kích thích tiết nước bọt, giúp người bệnh khắc phục tình trạng khô miệng. Bạn nên lựa chọn loại kẹo không đường để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

9. Tiêu chảy

Đối với tình trạng tiêu chảy, bạn nên bổ sung các món ăn có gừng, nghệ hoặc bạc hà vào thực đơn cho người truyền hóa chất. Bởi lẽ, các thực phẩm này có công dụng tuyệt vời trong ngăn chặn hoạt động của các vi khuẩn gây tiêu chảy và tránh tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung đầy đủ độ ẩm cho cơ thể để duy trì trạng thái khỏe mạnh.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Bổ sung nước dừa vào khẩu phần ăn giúp người bệnh ngăn ngừa mất nước và muối khoáng do tiêu chảy

10. Tăng cân do dùng corticoid

Một trong các tác dụng phụ của corticoid là giữ nước. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân ung thư tăng cân nhanh chóng. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, người bệnh cần ăn các món ăn nhạt, hạn chế tiêu thụ muối dưới 5g / ngày để tránh tích thêm nước. Đồng thời, bạn nên giới hạn lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày, song tăng cường hấp thụ protein từ thịt gà, cá, đậu nành, đậu phộng, yến mạch,… để đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Công thức món ăn cho bệnh nhân truyền hóa chất

Dưới đây là gợi ý cách làm một số món ăn cho bệnh nhân truyền hóa chất để bạn tham khảo. Lưu ý, bên cạnh công thức đã cho, bạn có thể linh hoạt sử dụng các nguyên liệu lành mạnh khác nhau và thêm các nguyên liệu khác theo nhu cầu cá nhân dưới chỉ định của bác sĩ:

1. Súp nấm cà chua trứng

Nguyên liệu: 4 trái cà chua, 2 trái trứng, 50 g nấm, ngò thơm, hành tím, 2 ml nước mắm, 2 g hạt nêm.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu:
    • Cà chua và rau ngò rửa sạch rồi cắt nhỏ;
    • Nấm ngâm nước muối, rửa lại bằng nước sạch và để ráo;
    • Hành tím băm nhuyễn;
  • Bước 2: Phi thơm hành tím trên chảo dầu. Sau đó, cho cà chua vào đảo đều. Thêm nước mắm, hạt nêm và tiếp tục đảo đến khi cà chua nhừ thì đổ nước sấp mặt;
  • Bước 3: Đun cho đến khi nước sôi thì đập trứng vào đảo đều. Sau đó, cho nấm vào đun chung với nhỏ lửa;
  • Bước 4: Tắt bếp và đổ súp ra bát. Rắc ngò thơm lên trên và thưởng thức.

2. Cháo thịt gà cà rốt

Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 50 g thịt gà, 40 g cà rốt, hành lá, muối.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt gà rửa sạch rồi đem luộc chín sau đó xé sợi. Cà rốt rửa sạch nạo vỏ rồi luộc nhừ, sau đó tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ;
  • Bước 2: Vo gạo để ráo. Sau đó, đổ vào nồi nước luộc gà để ninh nhừ thành cháo;
  • Bước 3: Khi cháo nhừ, đổ thịt gà xé sợi và cà rốt tán nhuyễn vào khuấy đều cùng cháo. Nêm muối và tắt bếp;
  • Bước 4: Múc cháo ra bát, thêm hành lá và thưởng thức.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Cháo gà cà rốt giàu đạm và beta-carotene, hỗ trợ người bệnh tăng cường miễn dịch sau hóa trị liệu

3. Canh cải thìa thịt băm

Nguyên liệu: 100 g thịt heo, 1 bó cải thìa, 2 nhánh hành lá, 2 ml nước mắm, 10 ml dầu ăn, 4 g muối, 3 g hạt nêm, 2 ml nước mắm, 4 g tiêu xay.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Thịt heo chà xát với muối rồi rửa lại với nước sạch, để ráo và băm nhuyễn.
    • Cải thìa nhặt bỏ gốc và lá úa, rửa sạch và cắt khúc.
    • Hành lá cắt gốc, rửa sạch, cắt riêng phần đầu hành và băm nhỏ;
  • Bước 2: Cho phần thịt đã băm nguyễn vào bắt và ướp với 2 g muối, 2 ml nước mắm, 1 g hạt tiêu xay và một nửa phần đầu hành băm nhỏ;
  • Bước 3: Phi thơm đầu hành với dầu ăn rồi cho thịt xay đã ướp vào đảo đều. Khi thịt săn lại thì đổ 2 bắt nước lọc vào đun sôi. Sau đó, nêm nếm 2 g hạt nêm, 2 g muối, 5 g đường, 2 g hạt tiêu xay;
  • Bước 4: Tiếp tục đun đến khi canh sôi thêm lần nữa thì tắt bếp và thưởng thức.

4. Cháo bí đỏ thịt bò

Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 100 g thịt bò, 1/4 trái bí đỏ, 2 ml nước mắm, 2 g hạt nêm

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch và để ráo nước, sau đó đem luộc với lửa lớn trong khoảng 5 phút. Thái thịt thành từng lát mỏng rồi băm nhuyễn;
  • Bước 2: Bỉ đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Sau đó, luộc bí đên khi chín mềm và tán nhuyễn;
  • Bước 3: Vo gạo rồi cho vào nồi nấu cháo trong khoảng 10 phút cho cháo nhừ;
  • Bước 4: Khi cháo đã nhừ thì nêm nước mắm, hạt nêm rồi cho tiếp phần bí đỏ và thịt bò đã chuẩn bị vào khuấy đều. Sau 2 phút, tắt bếp, đổ cháo ra bát và thưởng thức.

5. Cháo tôm khoai lang

Nguyên liệu: 200 g tôm tươi, 1/2 củ khoai lang, 1/2 củ cà rốt. 100 g gạo. 2 ml dầu ô liu.

Cách làm:

  • Bước 1: Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ chỉ lưng và băm nhuyễn. Khoai lang và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ;
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp với lửa vừa. Khi chảo nóng, cho tôm đã băm vào xào đến khi tôm săn và chuyển màu cam;
  • Bước 3: Cà rốt và khoai lang đem luộc chín mềm, sau đó tán nhuyễn;
  • Bước 4: Vo gạo và cho vào nồi ninh cháo. Khi gạo nở thì cho tôm và khoai tây, cà rốt vào khuấy đều. Sau đó, tắt bếp và thưởng thức món ăn.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Cháo tôm khoai lang giàu omega-3 và vitamin A, hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa ung thư tái phát

6. Cháo cá hồi rau cải

Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 80 – 100 g cá hồi, 1 – 2 nhánh cải bó xôi, 1 củ hành tím, 5 ml dầu ô liu, 20 ml nước ép gừng tươi, muối.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá hồi rửa với nước gừng tươi để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch với nước lạnh và để ráo. Cải bó xôi nhặt lấy lá non, tươi xanh rồi rửa sạch và để ráo. Sau đó xay nhuyễn cải bó xôi với 10 ml nước lọc;
  • Bước 2: Khi cá đã ráo nước, rút xương và cho cá vào luộc. Sau đó, cắt nhỏ miếng thịt cá và lọc lại xương;
  • Bước 3: Băm nhuyễn hành tím và phi thơm trên chảo với 5 ml dầu ô liu. Khi hành vàng, cho phần cá hồi vào, nêm muối vừa ăn và xào nhanh, vừa xào vừa tán cá ra thành miếng nhỏ;
  • Bước 4: Vo gạo và cho vào nồi ninh cháo. Khi cháo đã nở thì đổ nước cải bó xôi đã xay vào khuấy đều khoảng 3 phút. Sau đó, tắt bếp, đổ cháo ra bát, thêm cá hồi xào và thưởng thức.

7. Cháo cua rau cải bó xôi

Nguyên liệu: 50 g gạo đã nấu cháo, 30 – 50 ml nước dùng gà, 30 g thịt cua đã chế biến và xé tơi, 30 g cải bó xôi, 5 ml dầu ô liu, gia vị.

Cách làm:

  • Bước 1: Cải bó xôi nhặt bỏ lá bị hư, rửa sạch dưới vòi nước và xắt nhỏ;
  • Bước 2: Cho 50 g cháo đã nấu vào nồi, đổ thêm nước hầm gà rồi nấu sôi;
  • Bước 3: Cho thịt cua đã chế biến và cải đã xắt nhỏ vào nồi cháo, tiếp tục nấu sôi khoảng 5 phút, tắt bếp;
  • Bước 4: Thêm 5 ml dầu oliu vào cháo cua cải bó xôi đã nấu chín và nêm nếm gia vị vừa ăn, để nguội và thưởng thức.

8. Sinh tố sữa chua dưa lưới

Nguyên liệu: 600 g dưa lưới, 2 hộp sữa chua, 300 ml sữa tươi, 50 g đá viên, ít lá bạc hà, 5 g đường.

Cách làm:

  • Bước 1: Dưa lưới rửa sạch, bổ làm tư và cắt khúc vừa ăn;
  • Bước 2: Cho dưa lưới vào máy xay sinh tố, thêm 300 ml sữa tươi, 5 g đường, 2 hộp sữa chua và 50 g đá. Sau đó, bấm nút xay nhuyễn.

9. Sinh tố dâu chuối protein

Nguyên liệu: 300 ml sữa tươi, 1 quả chuối, 150 g dâu tây, 5 g hạt chia. 10 g bột protein.

Cách làm:

  • Bước 1: Dâu tây rửa sạch, cắt đôi. Chuối lột vỏ, cắt lát xéo;
  • Bước 2: Cho dâu tây, chuối, cùng sữa tươi vào máy xay. Sau đó thêm bột protein;
  • Bước 3: Xay đều rồi đổ ra ly và rắc hạt chia lên trên.

Người bệnh ung thư truyền hóa chất nên ăn gì năm 2024

Sinh tố dâu chuối cung cấp nhiều vitamin A, C, E cần thiết cho sức khỏe người bệnh

10. Sữa đậu nành hạt óc chó

Nguyên liệu: 200 g đậu nành, 200 g óc chó, 200 ml nước.

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu nành ngâm trong nước khoảng 8 tiếng rồi đem đãi sạch vỏ. Quả óc chó đập lấy phần nhân;
  • Bước 2: Rửa sạch đậu nành và óc chó. Sau đó, cho tất cả và máy xay cùng 200 ml nước rồi xay nhuyễn;
  • Bước 3: Sau khi xay nhuyễn, lọc hỗn hợp đậu nành óc chó và chắt lấy phần nước;
  • Bước 4: Bắc nồi lên bếp và đun sôi phần nước đã lọc. Vừa đun vừa hớt bọt trắng đến khi sôi được 5 phút thì tắt bếp.

Gợi ý thực đơn cho người truyền hóa chất ung thư

Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bệnh nhân ung thư trong quá trình truyền hoá chất mà bạn có thể tham khảo:

Bữa sáng

(7h00)

Bữa phụ 1

(9h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 2

(14h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 3

(20h00)

Món ăn – 200 g cháo thịt gà cà rốt

– 150ml nước ép cam + 5ml mật ong

– 200 ml sữa hạt sen – 200 g cháo cá hồi rau cải

– 250 g súp lơ luộc nhừ

– 150 g đu đủ chín

– 150g salad rau củ kèm bơ đậu phộng – 200 g súp nấm cà chua trứng

– 250 g rau củ hấp thập cẩm (súp lơ xanh + bí đỏ + cà rốt)

– 100 g xoài chín

– 200 ml sữa bò tiệt trùng/ sữa đậu nành mè đen Cơ cấu khẩu phần

  • Năng lượng: 1795 kcal
  • Đạm: 75 g
  • Đường bột: 280 g
  • Béo: 35 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn cho người truyền hóa chất

Xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất luôn đòi hỏi sự tìm kiểu kỹ lượng về dinh dưỡng và nhu cầu bệnh nhân. Quá trình này có thể khiến bạn mất khá nhiều thời gian, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Vì vậy, người bệnh ung thư trong giai đoạn truyền hóa chất nên sử dụng dịch vụ Thiết kế thực đơn theo tình trạng bệnh lý để tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe. Khi sử dụng dịch vụ này, người bệnh sẽ được đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome thiết kế thực đơn phù hợp với thể trạng, giúp bạn đạt hiệu quả trong quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thực đơn cho người truyền hóa chất Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để xây dựng một chế độ ăn phù hợp và khoa học, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.