Điều đáng sợ nhất là không biết mình muốn gì năm 2024

Ta vẫn luôn nhắc mình về việc cần thấu hiểu để lắng nghe lẫn nhau, nhưng quên nói với bản thân một thứ để hiểu và yêu thương bản thân bằng chính sự thinh lặng bên trong chúng ta.

Erling Kagge - người đầu tiên trong lịch sử, tiếp cận và chinh phục “3 giới hạn” khắc nghiệt của thế giới: đỉnh núi Everest, Nam Cực và Bắc Cực mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào. Trong cuốn sách Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, ông chia sẻ quan điểm để giúp chúng ta hiểu thực sự: “Tĩnh lặng là gì? Chúng ta có thể tìm thấy sự tĩnh lặng ở đâu? Và sự tĩnh lặng có thể mang đến những chuyển biến tích cực như thế nào?”

Khi tâm trí ta quá bảo thủ với cuộc đời

Số đông chúng ta đã luôn tự quyết định trong thâm tâm mình từ trước rằng: "Thinh lặng là cái nên có khi ta cảm thấy buồn bã. Ngoài khi đó ra, nó là vô dụng". Nhưng chúng ta lại không biết được rằng, để chữa lành những tổn thương và để có được sự vui vẻ tự do trong tâm hồn, chúng ta cần nhiều hơn sự thinh lặng cho chính mình.

Trong một nghiên cứu kép của Đại học Virginia và Harvard, các nhà khoa học cho các cá nhân tham gia thí nghiệm vào một căn phòng trong vòng từ sáu đến 15p mà không có nhạc để nghe, không có tài liệu để đọc, không có cơ hội sử dụng điện thoại thông minh.

Họ được phó mặc cùng với các ý nghĩ của mình.

Những người tham gia có độ tuổi từ 18 đến 77 và có nền tảng xã hội khác nhau; thế nhưng bất chấp những khác biệt đó, kết quả lại hoàn toàn giống nhau. Hầu hết đều cảm thấy không thoải mái. Họ thuật lại rằng rất khó để họ tập trung trong những lúc phải trải qua một mình, cho dù không có gì gián đoạn họ cả.

Một phần ba số người tham gia đã chọn mang bài kiểm tra này về nhà, đến nay đã thừa nhận rằng họ không thể hoàn thành bài tập theo đúng qui định, chẳng hạn như họ đã tự rút ngắn số phút bắt buộc phải ngồi yên.

Điều đáng sợ nhất là không biết mình muốn gì năm 2024
Chúng ta thường cố làm ra sự bận rộn, né tránh phút giây im lặng đối diện với bản thân.

Không lẽ điều đáng sợ nhất là việc đối diện với chính mình?

Thinh lặng đồng nghĩa với một hành trình chúng ta phải tự vấn và nhìn lại chính mình. Bất cứ ai nếu không cảm thấy lạ lẫm trước chuyện ấy thì hẳn là đều đang e ngại và sợ hãi nó. Vậy nên rất có thể đấy là lý do vì sao nhiều người khiếp sợ thinh lặng (điều này giải thích cho việc âm nhạc có ở mọi lúc, mọi nơi).

Đằng sau đó chính là nỗi sợ ta sẽ phải hiểu hơn về bản thân, nỗi sợ phải nhìn lại những tổn thương quá khứ để chấp nhận chữa lành nó.

Chúng ta luôn cố gắng làm mình bận rộn bằng thứ này hay cái khác, tránh né thinh lặng, để tâm vào công việc mới, gửi một vài tin nhắn, lướt mạng xã hội, mở một chút nhạc, xem truyền hình, hay cố gắng cho phép các suy nghĩ lướt qua thật nhanh. Thật hiếm hoi có giây phút ta đóng khép khỏi thế gian để thực sự ngồi trong thinh lặng, đối diện với chính mình.

Thinh lặng giúp ta yêu bản thân nhiều hơn

Chúng ta vẫn luôn dặn mình cần biết để ý đến cơ thể hơn, ăn mặc điệu đà, đeo trang sức, xinh đẹp hơn. Có sự khác nhau giữa “self-love” (yêu bản thân) và “narcissictic persionality” (ái kỷ).

Thực chất, yêu bản thân là giữ cho mình kết nối với chính bản thể của mình và nhờ đó kết nối, hài hoà với các mối quan hệ xung quanh.

Để kết nối với bản thân, bạn cần thời gian thinh lặng để lắng nghe những mong muốn, nhận diện những nỗi sợ, đối mặt với những mong manh và tổn thương bên trong mình để chuyển hoá chúng.

Điều đáng sợ nhất là không biết mình muốn gì năm 2024
Sách Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Nhờ yêu bản thân, tôn trọng những nét riêng mà chúng ta có và những điểm khác biệt của bản thân ta, bạn sẽ hiểu và tôn trọng, bao dung với những người xung quanh mình.

Còn ái kỷ là bạn chỉ biết nghĩ cho mình, bạn không kết nối thực sự với bất cứ điều gì, bạn luôn phải là trung tâm của mọi thứ, bạn không cần thông cảm cho người khác... nhưng nó chỉ phản ánh việc có gì đó trong bạn mà bạn vẫn sợ hãi và trốn tránh chúng.

Ái kỷ cũng dành nhiều thời gian cho bản thân lắm, nhưng thường là thời gian chú ý đến những vui thú bên ngoài để không phải nhìn vào bên trong.

Xuyên suốt cuốn sách Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Erling Kagge bằng câu chuyện chinh phục những giới hạn của chính mình và của thế giới, ông đã bắt đầu trong mình một hành trình nhận thức về bản thân. Một khoảnh khắc tĩnh lặng lắng nghe tiếng gió, tiếng cây, cảm nhận được cái mùi thơm nồng của cỏ dại, không một chút vướng bận với thế giới đô thị huyên náo. Không cần biết mình phải xinh đẹp trước ai, giỏi giang thế nào, hoàn toàn tách li. Chính trong lúc ấy ông biết rằng mình là ai, điều mình thực sự muốn là gì.

Nhìn rộng ra, tư tưởng của Erling Kagge rất bình dị nhưng mang tính đột phá khi chỉ ra rằng: Cái thinh lặng vốn ngơi nghỉ như chú chim non trong lòng bàn tay ta. Sự thinh lặng giúp chúng ta rất dễ nhìn thấy chính mình trong trải nghiệm của mình.

Cô độc trên đại dương, bạn có thể nghe thấy tiếng nước chảy; trong khu rừng, bạn nghe thấy tiếng suối róc rách hay tiếng cành cây đong đưa trước gió; trên đỉnh núi, bạn nghe thấy những chuyển động li ti giữa đá và rêu.

Đó là những lúc thinh lặng khiến ta thấy bình yên.

“Tôi tìm kiếm nó bên trong chính tôi. Từng phút một”.

Điều đáng sợ nhất là không biết mình muốn gì năm 2024
Thinh lặng giúp ta nhìn thấy bản thân trong trải nghiệm của chính mình.

Nhưng ngoài những hành trình tách biệt với thế giới phồn thịnh ấy thì thinh lặng có lẽ vẫn luôn xảy ra trong nhà, cũng có thể dễ dàng xảy đến khi ta đến văn phòng làm việc, khi ta dành thời gian để ngưng lại một chốc trước một cuộc họp, hay rời ra khỏi một cuộc chuyện trò không cần thiết. Đóng khép thế gian, không giống với xoay lưng lại trước những gì xung quanh ta, mà là ngược lại: đó là ở trong thế gian mà nhìn thấy thế gian rõ nét hơn.

Thực tế, trạng thái “trốn tránh trong ồn ào” là một trạng thái giúp giảm căng thẳng rất tốt. Phần lớn chúng ta khi buồn, cô đơn hay căng thẳng đều tìm thú vui ở việc ăn uống, mua sắm, chất kích thích... để được giải tỏa,

Nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta có quá nhiều xung đột nội tâm và luôn cảm thấy không thực sự hiểu chính mình, cũng như không biết mình là ai. Chúng ta ngủ, thức giấc, kiểm tra điện thoại, tắm, ăn uống và đi làm. Ở chỗ làm, ta trả lời tin nhắn, đi họp, đọc và trò chuyện...

Bộ não của ta, vốn vận hành quá ổn trong chế độ tự động, chẳng còn giúp ích được nữa. Không dễ dàng gì được thảnh thơi khi không còn gì khác diễn ra, khi yên tĩnh và đang đơn độc ta thường chọn làm một chuyện gì đó hơn là tự mình lấp đầy thinh lặng kia để thấu hiểu mình. Ta dần nhận ra rằng nguồn cơn cho rất nhiều vấn đề của mình đích thị là cuộc đấu tranh nội tâm thiếu sự thấu hiểu này.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ là cuốn sách được chia sẻ bằng chính những trải nghiệm đặc biệt trong các chuyến đi một mình đến những nơi tận cùng hoang vắng của Erling Kagge. Trong sách, tác giả nói về sự thinh lặng trên hành trình đi đến những vùng cực, đến đỉnh núi cao nhất và cả quá trình đi tìm sự tĩnh lặng trong nhịp sống hối hả, hiện đại thường ngày.