8 tháng 3 năm 1991 là ngày gì năm 2024

Tháng 3 năm 2024 có rất nhiều ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn ở trong nước. Một số ngày đáng chú ý như sau:

(1) Ngày Truyền Thống Bộ Đội Biên Phòng (3/3)

Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng được thành lập vào ngày 3/3/1959 do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định. Sau đó, vào ngày 17/6/2003, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Biên giới Quốc gia 2003 lấy ngày 3-3 hằng năm là Ngày Biên phòng toàn dân hay còn gọi là ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng.

Ngày Biên phòng toàn dân có ý nghĩa nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

(2) Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8/3)

Ngày Quốc tế Phụ nữ (International Women's Day) được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm do Liên Hiệp Quốc thành lập, bắt đầu chính thức hóa từ năm 1977. Ngày 8/3 diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm tôn vinh vẻ đẹp và tầm quan trọng của người phụ nữ trên toàn thế giới.

(3) Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày 26/3/1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương nay là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đồng thời, ngày này còn nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của thế hệ thanh niên Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(4) Ngày Thể Thao Việt Nam (27/3)

Ngày 29-1-1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định 25-CT năm 1991 lấy ngày 27/3 hằng năm làm Ngày Thể thao Việt Nam. Quyết định ghi rõ Ngày Thể thao Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân và phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động thể thao văn hóa lành mạnh.

(5) Ngày Thành Lập Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ (28/3)

Ngày 28-3-1935, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc), Đảng ta đã ra “Nghị quyết về đội tự vệ”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. Với ý nghĩa đó, ngày 28-3 hàng năm đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định là ngày truyền thống của lực lượng DQTV.

8 tháng 3 năm 1991 là ngày gì năm 2024

Tháng 3 có những ngày lễ gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào các ngày lễ trong tháng 3 không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào các ngày lễ trong tháng 3 không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, trong tháng 3 sẽ không có ngày nghỉ lễ, tết nào dành cho người lao động để được hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, tùy vào chính sách công ty mà có thể người lao động được nghỉ hoặc được về sớm vào các ngày lễ trong tháng 3.

Làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.