Arv tác dụng tới virut hiv như thế nào năm 2024

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS nên điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được coi là điều trị đặc hiệu bởi vì điều trị bằng ARV làm ức chế sự nhân lên của virus do đó duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

ARV giúp người nhiễm HIV hồi phục được hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

Arv tác dụng tới virut hiv như thế nào năm 2024

Thuốc ARV dùng cho bệnh nhân điều trị HIV. Ảnh minh họa

Điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV có cuộc sống bình thường như người khỏe mạnh không nhiễm bệnh, giúp người bệnh tiếp tục sống, học tập và lao động, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám, chữa bệnh và chi phí nằm viện, từ đó giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành Y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị đồng nhiễm viêm gan B với HIV thì việc tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV cũng đồng thời có tác dụng điều trị ức chế vi-rút viêm gan B, ngăn chặn tiến triển của viêm gan B tới xơ gan và ung thư gan.

Người bị nhiễm HIV phải điều trị cả đời

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cũng cho biết trước đây HIV được gọi là ''căn bệnh thế kỷ'', nếu nhiễm HIV thì coi như ''mang án tử''. Tuy nhiên, với việc điều trị ARV, HIV không còn là ''án tử''. Người nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có thể có cuộc sống như bình thường.

Cụ thể, nếu người bị nhiễm HIV được xác định sớm và đi điều trị ngay, điều trị đúng phác đồ bằng thuốc ARV, sau 3 tháng tuân thủ điều trị, nồng độ virus HIV trong máu sẽ giảm mạnh, người nhiễm bắt đầu khỏe mạnh trở lại gần như bình thường, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác rất thấp.

Khi đã điều trị bằng thuốc ARV từ 6 tháng đến 1 năm, HIV sẽ bị ức chế và nồng độ virus HIV trong máu sẽ giảm đến mức khi cho bệnh nhân làm xét nghiệm đo tải lượng HIV không còn phát hiện.

Dùng ARV để điều trị HIV, người bệnh phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian và thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc được sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Không sử dụng rượu bia cùng với thuốc để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.

Trong suốt quá trình điều trị, cần phải luôn thực hiện phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng bằng việc không sử dụng chung bơm kim tiêm và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội…

Người nhiễm HIV nên điều trị khi nào?

Ngay sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV, người bệnh sẽ được tiếp cận với thuốc ARV ngay lập tức trong mọi trường hợp.

Điều trị ARV là điều trị ngoại trú và điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

Hiện việc điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV được tiến hành miễn phí. Người nhiễm sẽ đến lấy thuốc định kỳ tại các trung tâm y tế quận, huyện.

Tuy nhiên, từ 1/1/2019, việc thanh toán sẽ thông qua bảo hiểm y tế. Do đó, việc có thẻ bảo hiểm y tế là vô cùng quan trọng đối với người nhiễm HIV.

SKĐS - Thuốc kháng virus dùng hàng ngày đã mang lại hiệu quả cao cho những người nhiễm HIV kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm của họ. Nhưng một số bệnh nhân thuộc nhóm yếu thế (người vô gia cư, người nghiện chích ma túy, người bệnh tâm thần…), rất khó tuân theo thói quen uống thuốc hàng ngày.

Do đó, thuốc kháng virus trị HIV dạng tiêm tác dụng kéo dài có thể giúp người nhiễm HIV ở các nhóm yếu thế này tuân thủ điều trị HIV tốt hơn.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt chế độ điều trị ARV dạng tiêm đầu tiên là thuốc cabenuva vào tháng 1/2021. Cũng giống như thuốc uống, loại thuốc tiêm được phê duyệt này kết hợp cabotegravir với rilpivirine. Các mũi tiêm được thực hiện mỗi tháng một lần hoặc cách tháng với liều lượng cao hơn.

Tuy nhiên, có một nhược điểm là các thuốc ARV dạng tiêm chỉ được phê duyệt để điều trị cho những bệnh nhân HIV đã kiểm soát được tải lượng virus. Điều này là do chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của ARV tác dụng kéo dài đối với những người chưa kiểm soát được tải lượng virus, do không thể tuân thủ điều trị bằng thuốc viên.

Arv tác dụng tới virut hiv như thế nào năm 2024

Thuốc kháng virus trị HIV dạng tiêm tác dụng kéo dài sẽ giúp nhóm người yếu thế nhiễm HIV tuân thủ điều trị tốt hơn.

Từ năm 2021 đến năm 2022, nhóm của TS. Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California (Mỹ), đã thử nghiệm tác động của ARV tác dụng kéo dài đối với 133 cư dân San Francisco nhiễm HIV. Hơn 2/5 số người tham gia (57) không dùng thuốc điều trị ARV đường uống, vào thời điểm nghiên cứu được triển khai và có tải lượng HIV không kiểm soát được. Những người tham gia còn lại (76) đang sử dụng ARV đường uống khi đăng ký và đã "ức chế virus" thành công. Bệnh nhân có độ tuổi từ 25 đến 68, khoảng 9/10 là nam giới và khoảng 60% là thuộc các nhóm yếu thế.

Khi kết thúc nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tải lượng virus bị ức chế nhờ điều trị ARV đường uống, vẫn tiếp tục kiểm soát HIV của họ bằng điều trị ARV tác dụng kéo dài, TS. Gandhi cho biết.

Theo TS. Gandhi, một cuộc nghiên cứu tiếp theo lớn hơn đã được tiến hành và thử nghiệm lớn hơn này hy vọng sẽ được FDA chấp thuận các phương pháp điều trị tác dụng kéo dài cho những bệnh nhân gặp khó khăn khi uống thuốc và chưa khống chế được tải lượng virus trước khi bắt đầu tiêm.

ARV tác dụng kéo dài có thể là một lựa chọn hấp dẫn cho bất kỳ ai nhiễm HIV, cho dù việc tuân thủ chế độ uống thuốc hàng ngày có đáng lo ngại hay không. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng muốn tiêm, nếu họ không thích kim chích. Nhiều bệnh nhân không gặp vấn đề gì khi uống một viên thuốc hàng ngày. Vì vậy, liệu pháp tiêm có thể không dành cho tất cả mọi người, nhưng chắc chắn nên được cung cấp cho bất kỳ bệnh nhân nhiễm HIV nào muốn tiêm, TS. Gandhi chia sẻ.

TS. Simeon Kimmel, Đại học Boston, đồng thời là bác sĩ điều trị tại Trung tâm Y tế Boston, là đồng tác giả, cho biết: Những phát hiện này là đáng khích lệ, nhưng việc tiêm thuốc cũng có những thách thức riêng, đáng chú ý nhất là đảm bảo rằng các mũi tiêm được thực hiện theo đúng lịch trình. Nếu các mũi tiêm bị bỏ lỡ, thì virus có thể kháng thuốc. Tuy nhiên, với các nguồn lực và sự hỗ trợ phù hợp, các loại thuốc tác dụng kéo dài có thể được cung cấp một cách hiệu quả cho một số nhóm người gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị.