Vi sinh vật phân giải cellulose là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cellulase
Vi sinh vật phân giải cellulose là gì

A cellulase enzyme produced by Thermomonospora fusca, with cellotriose bound in the shallow groove of the catalytic domain

Mã định danh (ID)
Mã EC3.2.1.4
Mã CAS9012-54-8
Các dữ liệu thông tin
IntEnzIntEnz view
BRENDABRENDA entry
ExPASyNiceZyme view
KEGGKEGG entry
MetaCycchu trình chuyển hóa
PRIAMprofile
Các cấu trúc PDBRCSB PDB PDBj PDBe PDBsum
Bản thể genAmiGO / EGO
Nghiên cứu
PMCcác bài viết
PubMedcác bài viết
NCBIcác protein

Cellulase (phiên âm kiểu cũ: Xenlulaza) là một trong số một số enzyme được sản xuất chủ yếu bởi nấm, vi khuẩn và các động vật nguyên sinh xúc tác quá trình phân giải cellulo, phân giải cellulose và một số polysaccharide liên quan. Tên này cũng có thể sử dụng để chỉ bất kỳ hỗn hợp hoặc phức hợp tự nhiên nào gồm các enzym khác nhau, hoạt động theo dây chuyền hoặc cùng lúc để phân hủy vật liệu cellulose.[1]

Cellulase có thể "phá vỡ" phân tử cellulose thành các monosaccharide ("đường đơn") như beta-glucose, hoặc thành các polysaccharide ngắn hơn và oligosaccharide. Sự phân hủy cellulose có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế, bởi vì nó giúp biến thành phần chính của thực vật thành sản phẩm để tiêu thụ và sử dụng trong các phản ứng hóa học. Nếu đi cụ thể hơn thì phản ứng liên quan đến sự thủy phân của các liên kết 1,4-beta-D-glycosidic trong cellulose, hemicellulose, lichenin và beta-D-glucan trong ngũ cốc. Bởi vì các phân tử cellulose liên kết chặt chẽ với nhau, phân giải cellulose là tương đối khó khăn so với sự phân hủy của các polysaccharide khác, chẳng hạn như tinh bột.[2]

Hầu hết các động vật có vú chỉ có khả năng rất hạn chế tiêu hóa các chất xơ như cellulose. Trong nhiều loài động vật ăn cỏ, như động vật nhai lại (dạ dày 4 ngăn) như bò và cừu và động vật có dạ dày đơn như ngựa, cellulase có thể được tạo ra bởi vi khuẩn cộng sinh. Cellulase chỉ được sản xuất bởi một vài loại động vật, chẳng hạn như một số mối.[3][4]

Một số loại cellulase khác nhau được biết đến, có cấu trúc và cơ chế khác nhau. Từ đồng nghĩa, dẫn xuất và các enzym cụ thể liên quan đến tên "cellulase" bao gồm endo-1,4-beta-D-glucanase (beta-1,4-glucanase, beta-1,4-endoglucan hydrolase, endoglucanase D, 1,4 - (1,3,1,4) -eta-D-glucan 4-glucanohydrolase), carboxymethyl cellulase (CMCase), avicelase, celludextrinase, cellulase A, cellulosin AP, cellulase kiềm, cellulase A 3, 9.5 cellulase và pancellase SS. Enzym mà chia lignin làm đôi khi cũng được gọi là cellulase, nhưng cách sử dụng này đã lỗi thời và nay không được chấp nhận; chúng là các enzyme biến đổi lignin, không phải cellulose.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Worthington Biochemical Corporation (2014), Cellulase. Truy cập on 2014-07-03
  2. ^ Barkalow, David G.; Whistler, Roy L. “Cellulose”. AccessScience, McGraw-Hill.[liên kết hỏng]
  3. ^ Bignell DE, Roisin Y, Lo N (2011). Biology of termites: a modern synthesis. Dordrecht: Springer. ISBN 978-9048139767.
  4. ^ Watanabe H, Noda H, Tokuda G, Lo N (1998). “A cellulase gene of termite origin”. Nature. 394 (6691): 330–1. doi:10.1038/28527. PMID 9690469.

Vi sinh vật phân giải cellulose

Vi sinh vật tuyển chọn: Các vi sinh vật phân giải cellulose hiếu khí hay kị khí, đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học; an toàn đối với đất và cây trồng; dùng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phân giải cellulose.

Vi sinh vật phân giải cellulose là gì

– Mật độ và các chủng vi sinh vật trong chế phẩm vi sinh vật phân giải cellulose

Đơn vị tính bằng CFU*/gam hay mililít mẫu

TT

Chủng VSV Mật độ VSV Chất mang Dạng sản phẩm
   1 Streptomyces rochei 1,0 x 108 20 % Tinh bột sắn + 80% Cám gạo – Dạng bột

– Độ ẩm: < 8%

– Sản phẩm đóng gói 0,2kg; 0,5kg; 1,0kg/bao

    2 Bacillus subtlic 1,0 x 108
    3 Trichoderma harzianum 1,0 x 108

4

Azotobacter beijerinckii 1,0 x 108

Công dụng
– Phân giải nhanh rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc, phân chuồng làm phân bón hữu cơ vi sinh.

– Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong chất thải rắn như: cellulose, tinh bột, protein, lipit… thúc đẩy nhanh quá trình mùn hoá.

– Tạo chất kháng sinh hoặc chất ức chế các vi sinh vật có hại như: vi sinh vật gây bệnh, gây thối.

– Làm giảm thiểu mầm bệnh và làm giảm tối đa mùi hôi thối trong chất thải.

Bảo quản và hạn sử dụng

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trược tiếp

– Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất

Thông cống nghẹt tại Đà Nẵng, Hút hầm cầu TP HCM