Kỹ năng giao tiếp của giáo viên là gì năm 2024

1. Lý luận về giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ: Một số khái niệm, các phương tiện và hình thức giao tiếp của GVMN với trẻ.

- Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ ở bậc học mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ logic. Cô giáo phải là người hiểu tính cách, tâm lý của trẻ ở lớp và thật sự yêu thương trẻ. Từ đó mới giúp trẻ biết kiềm chế cảm xúc, hướng đến suy nghĩ đúng đắn. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, GVMN cần trau dồi cho mình những kĩ năng ứng xử sư phạm cần thiết.

- Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ ở bậc học mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ logic. Cô giáo phải là người hiểu tính cách, tâm lý của trẻ ở lớp và thật sự yêu thương trẻ. Từ đó mới giúp trẻ biết kiềm chế cảm xúc, hướng đến suy nghĩ đúng đắn. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, GVMN cần trau dồi cho mình những kĩ năng ứng xử sư phạm cần thiết.

2. Giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.

- Cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Nếu sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ càng tốt, càng chất lượng, thì càng đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ thơ.

Trong độ tuổi mầm non, trẻ vừa háo hức khám phá, vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong giao tiếp với mình. Vì ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện nên đôi khi trẻ không biết diễn đạt theo ý mình, có lúc diễn đạt sai, hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Người giáo viên mầm non phải nắm những đặc điểm tâm lý, đặc biệt là đặc điểm giao tiếp của trẻ để có cơ sở để định hướng giao tiếp của mình với trẻ cũng như sử dụng các phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp.

-Giao tiếp với trẻ mầm non cần có sự kết hợp của các nhóm kỹ năng như kỹ năng nhận thấy sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt, ánh mắt, lời nói của trẻ; kỹ năng phán đoán nhanh ý định, thái độ của trẻ; kỹ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình; kỹ năng tự kiềm chế và kích thích sự hứng thú của trẻ.Ngoài truyền đạt cho trẻ những kiến thức trong chương trình chuyên, bài giảng, giáo viên mầm non còn phải là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho các bé noi theo. Bao giờ bạn cũng phải có sự thống nhất giữa lời nói với hành vi ứng xử bởi nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ.

* Sau đây là 10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà giáo viên cần phải nắm vững:

- Người giáo viên phải thường xuyên nói chuyện với trẻ trong quá trình dạy dỗ. Luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp.

- Khi trò chuyện hoặc trong giờ học hãy gọi tên trẻ, đồng thời cũng nên khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp.

- Động viên, khuyến khích trẻ bắt chước phát âm những từ mới. Giúp trẻ mở rộng câu.

- Sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ: phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu lộ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi chơi…).

- Là mẫu những hành động khi giao tiếp kèm theo lời nói để trẻ học theo: chào, tạm biệt, đồng ý, từ chối, cảm ơn, xin lỗi…

- Dạy cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp: Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây?… Cần kiên nhẫn đợi bé trả lời câu hỏi.

- Giáo viên nên cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, ca dao, tục ngữ… nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ đồng thời tạo cho trẻ cách ghi nhớ dễ dàng thế giới quan xung quanh.

- Cùng trẻ đọc sách, xem tranh, kết hợp với đó là hỏi han và trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt,…

- Sử dụng các con rối, đồ chơi trong lớp để trò chuyện hay kể chuyện cho trẻ nghe.

- Tạo điều kiện và khuyến khích cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.

3. Cách thức điều chỉnh giao tiếp theo hướng tích cực hơn giữa GVMN với trẻ

Tăng cường các hoạt động tương tác trong giao tiếp giữa GVMN với trẻ

Tạo ra môi trường lớp học thân thiện, tích cực

Tạọ mối quan hệ giữa cô và trẻ

Tạo mối quan hệ hợp tác, hòa đồng

* Giao tiếp trong hoạt động chơi - tập/ hoạt động học

- Giúp trẻ giải quyết các khó khăn như trẻ chưa tập trung chú ý, chưa biết cách thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giúp trẻ thể hiện tự tin trong hoạt động học tập: Giúp trẻ lĩnh hội, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, nhu cầu, tình cảm bằng lời nói, thái độ, hành động của mình với bạn, với cô.

- Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động học, quan sát và điều chỉnh hoạt động của trẻ cho phù hợp, khơi gợi, kích thích tạo điều kiện để trẻ tham gia hoạt động học tích cực, chủ động hơn bằng hệ thống câu hởi, ngôn ngữ, hiệu lệnh, chỉ dẫn, hướng dẫn.

- Nhận xét, đánh giá, cổ vũ, khuyến khích trẻ hoạt động

* Phương tiện giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ nói: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động học thông qua việc sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, đặt các câu hỏi gợi mở, dễ hiểu lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào nội dung học, khi trẻ trả lời đúng cô dùng lời nói tán thành, đồng ý để tỏ sự hài lòng, tôn trọng trẻ và ngược lại.

Ví dụ: Con nói rất đúng! Cô cảm ơn con;

Con còn hơi nhầm một chút, lần sau con cố gắng hơn nhé!.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Khi trẻ nói hoặc trả lời câu hỏi của cô, cô nghiêng người về phía trẻ, gật đầu tán đồng ý kiến, nét mặt cởi mở, gần gũi, mỉm cười thân thiện, thể hiện sự kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, chú ý và hiểu được thông điệp không lời từ phía trẻ, ánh mắt nhìn về phía trẻ một cách thân thiện, biết phát ra tín hiệu tỏ rõ sự quan tâm đến điều trẻ nói, chờ đợi và tôn trọng trẻ, đón ánh mắt của trẻ một cách chủ động, làm chủ được bản thân khi giao tiếp.

* Giao tiếp trong hoạt động ăn, ngủ của trẻ

- Nội dung giao tiếp với trẻ nhà trẻ

+ Trong giờ ăn: nội dung giao tiếp chủ yếu của GVMN với trẻ là tạo bầu không khí vui vẻ, thoái mái, ấm cúng như ở gia đình hướng dẫn và đưa trẻ đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn. Trong khi ăn cô tạo không khí vui vẻ cô bón cho trẻ bé, trẻ lớn hơn cô tập cho trẻ tự xúc cơm ăn, dỗ dành, động viên trẻ ăn hết suất,ăn xong cô lau miệng và vệ sinh cá nhân.

+ Trong giờ ngủ: GVMN ôm ấp vỗ về, âu yếm, vuốt ve trẻ hoặc có thể hát ru cho trẻ ngủ

- Nội dung giao tiếp với trẻ mẫu giáo

+ Trong giờ ăn: nội dung giao tiếp chủ yếu của GVMN với trẻ là trước khi ăn hướng dẫn trẻ rửa tay, hỗ trợ cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, bát, đĩa, thìa trước khi ăn. Cô dạy trẻ cách mời cô, mời bạn ăn cơm, động viên trẻ ăn hết xuất giới thiệuhoặc hỏi trẻ về món ăn, nói với trẻ về lợi ích của việc ăn rau xanh, động viên trẻ ăn hết xuất và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng.

+ Trong giờ ngủ: GV tạo không khí ấm áp, yên tĩnh, an toàn cho trẻ, không quát mắng, dọa nạt…

* Giao tiếp trong hoạt động chơi

- Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cho trẻ chơi trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai theo chủ đề, nghe cô kể chuyện, cùng cô đọc thơ, hát các bài hát, tham gia các hoạt động tạo hình mà trẻ thích hoặc cho trẻ xem ti vi, xem máy chiếu, video, clip về KN sống…

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời khi đi dạo chơi: cho trẻ chơi tự do, chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động, chơi theo ý thích hoặc cho trẻ quan sát thiên nhiên.

- Trò chuyện với trẻ về nhu cầu, sở thích, cảm xúc, hành vi, hành động chơi, mối quan hệ của trẻ trong khi chơi với cô, với bạn.

* Giao tiếp trong hoạt động trả trẻ

- Trò chuyện về những gì trẻ đã trải qua trong 1 ngày ở lớp, nêu gương, nhắc nhở trẻ

- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân

- Nhắc nhở trẻ cất đồ chơi, đi giầy, dép, chào cha, mẹ, tạm biệt cô giáo, các bạn trước khi ra về.

- Sử dụng ngôn ngữ nói:trò chuyện cùng với trẻ, khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có ấn tượng tốt với lớp, với cô giáo, với bạn bè để hôm sau trẻ thích đến trường, đến lớp học.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Khi cha, mẹ của trẻ đến đón trẻ, giáo viên sử dụng cử chỉ ân cần, nét mặt vui tươi giao tiếp với trẻ dạy trẻ đi giầy, dép, chào tạm biệt cô giáo, các bạn trước khi ra về.

* Trong hoạt động học và hoạt động vui chơi

GVMN thường sử dụng đồng thời phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong việc tổ chức hoạt động học và hoạt động chơi ở các góc cho trẻ, ngoài việc sử dụng các từ ngữ trong sáng, gần gũi, dễ hiểu, sử dụng câu có ngữ cảnh và câu giải thích để dạy trẻ trong hoạt động học thì GVMN còn thể hiện phương tiện phi ngôn ngữ để dạy trẻ có hiệu quả.

Chẳng hạn như: nghiêng người về phía trẻ, gật đầu tán đồng ý kiến, ánh mắt tỏ rõ sự quan tâm đến điều trẻ nói khi trả lời các câu hỏi của cô. Đặc biệt, ở hoạt động chơi ở góc GVMN còn thể hiện gương mặt biểu cảm khi nhập vai chơi trò chơi ĐVTCĐ cùng chơi với trẻ, cử chỉ, điệu bộ, hành vi thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, khi trẻ làm sai hoặc mắc lỗi cô nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng.

* Trong các hoạt động khác

- Mức độ trò chuyện của GVMN với trẻ về bản thân trẻ và các thành viên trong gia đình và trò chuyện về bạn của trẻ chưa cao, chỉ dừng lại ở mức trung bình.

- Hành vi giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ được đánh giá là khá tốt: GV thường xuyên hướng dẫn trẻ thực hiện các hành động, quan sát và điều chỉnh hoạt động của trẻ, nhận xét, đánh giá trẻ trong hoạt động kịp thời và luôn có sự cổ vũ, khuyến khích trẻ.

- GVMN giao tiếp với trẻ bằng tâm lý thoải mái và vui vẻ. các cảm xúc tích cực được GVMN sử dụng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ:GV nhận biết cảm xúc, kiềm chế cảm xúc và tác động đến trẻ, biết quan tâm đồng cảm và cảm nhận được cảm xúc của trẻ.

- Các kỹ năng thể hiện sự yêu thương, trao đổi thông tin về nhận thức, cảm xúc và hành động,kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự chủ cảm xúc của GVMN với trẻ mẫu giáo đều ở mức trung bình.

Kỹ năng giao tiếp sư phạm gồm những gì?

Có 3 kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản đó là kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, và kỹ năng điều khiển điều chỉnh.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng con người sử dụng ngôn ngữ lời nói, chữ viết hoặc hình thể để diễn đạt những thông tin, quan điểm, ý kiến của bản thân một cách rõ ràng và thuyết phục nhất có thể để nhằm thúc đẩy được hiệu quả giao tiếp hai chiều.

Ngôn ngữ sư phạm là gì?

KNNNSP là kỹ năng tri giác ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và biểu đạt ngôn ngữ trong quá trình dạy học và giáo dục. Nói một cách cụ thể hơn, KNNNSP là khả năng của một người có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp với nội dung và mức độ nói hoặc viết đồng thời có khả năng hiểu tốt các nội dung trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Phong cách giao tiếp sư phạm là gì?

Có thể hiểu, phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển ...