Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Hack map là hành động sử dụng phần mềm gian lận, tác động lên hệ thống máy chủ để nhận biết vị trí của đối phương, gây mất công bằng trong trò chơi. Tuy nhiên Hack map cũng là một thuật ngữ ám chỉ những người chơi biết cách đọc bản đồ hoặc tận dụng những kĩ năng của tướng để kiểm tra bản đồ.

Ngay hôm nay, Sforum sẽ cùng các bạn tìm hiểu cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của cụm từ này, cũng như lí giải về nguồn gốc và động cơ của những kẻ hack map.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

“Hack map” theo hướng tích cực

Như đã nói ở phần mở đầu, hack map cũng có những ý nghĩa tích cực, ám chỉ việc người chơi sử dụng kĩ năng, trực giác hay chiêu thức của tướng để kiểm soát tầm nhìn. Với những bậc rank thấp, nhiều người lầm tưởng rằng đó là hack map bằng phần mềm nhưng với người từ kim cương trở lên có thể dễ dàng phân biệt nhờ vào kĩ năng của mình. Hiện trong Liên Quân đang sở hữu tổng cộng 4 vị tướng có khả năng kiểm soát tầm nhìn gồm: Elsu, Lindis, Max, Ilumia trong đó đang chú ý nhất chính là Elsu với Ưng trạm mở rộng phạm vi ảnh hưởng theo cấp bậc. Chính nhờ kĩ năng nay mà Elsu thường rất đáng sợ nếu lọt vào tay người chơi thông thạo.

Ngoài ra với người chơi lâu, kinh nghiệm cùng khả năng đọc bản đồ hay tình huống cũng có thể cho phép người chơi linh cảm được đối phương đang lẩn khuất đâu đó và sử dụng các vị tướng có kĩ năng check bụi như Gildur, Grakk, Annette hay Celica để kiểm tra. Ngoài ra cũng có những vị tướng với nội tàng hình hoặc cảnh báo trước nguy hiểm như Hayate hay Wukong cũng có thể được sử dụng để kiểm soát địa hình. Còn một trường hợp phải kể đến nữa chính là phụ trợ ma nhãn, tuy nhiên cái này thì chắc hẳn là ai cũng biết nên mình sẽ không bàn tới nữa.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Hack map theo hướng tiêu cực

Đây sẽ là chủ đề chính của bài viết hôm nay và chúng ta sẽ giải thích tường tận về mọi khía cạnh của việc hack map bằng phần mềm nói riêng và các bản hack game khác nói chung.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của các phần mềm hack map thường sẽ đến từ hai nguồn chính, một là từ chính những nhân viên quản lí thuật toán máy chủ của nhà phát hành, bởi lẽ chính họ là những người thường xuyên cập nhật các thuật toán chống hack mới để có thể tạo ra các bản Mod giúp lách luật và cung cấp thông tin không chính đáng cho người sử dụng. Nguồn gốc thứ 2 sẽ thường đến từ các hacker, có thể là ở Việt Nam hoặc nước ngoài, đa phần là từ Trung Quốc.

Có lẽ bạn chưa biết, những người bán phần mềm mod hack game ít khi nào là những cá nhân nhỏ lẻ mà thay vào đó thường là cả một nhóm lớn có nhiều mối liên hệ với nhau, một vài lời đồn rằng những nhóm này có quan hệ cả với chính nhà phát hành. Đơn cử có thể kể đến vụ việc của Youtuber Tùng Béo trong tựa game PUBG Mobile bị nhóm bán phần mềm hack tấn công ngoài đời thật vì tố cáo hành vi bán bản hack. Thậm chí nhóm này còn đe dọa và uy hiếp các shop bán acc cộng tác với Yotuber này để gây sức ép, buộc anh chàng phải từ bỏ việc đấu tranh. Tuy sự việc rất rầm rộ trong cộng đồng nhưng nhà phát hành VNG khi ấy tuyệt nhiên không có bất kì hành động nào hỗ trợ anh chàng này. Quá thất vọng, Tùng đã quyết định bán kênh, đồng thời ngừng làm content về PUBG Mobile và chuyển hướng sang làm kênh mới với nội dung về Play Together.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Vậy có thật sự là các nhà phát hành cũng đứng sau nguồn gốc của các bản mod? Đây là một điều không được kiểm chứng, nhưng rõ ràng nếu thật sự nhúng tay vào, lợi nhuận của bản thân nhà phát hành cũng không hề nhỏ. Đầu tiên là họ sẽ thu được một khoản tương đối kha khá trong việc ăn chia với các nhóm bán phần mềm hack. Lợi nhuận thứ hai cho hoạt động này đến từ việc khóa nick, việc này giúp các nhà phát hành thu được lợi nhuận từ việc bán tài khoản mới cho người bị ban như PUBG hoặc buộc người chơi phải bỏ lại tiền từ đầu để mua skin hoặc các gói vật phẩm khi chơi nick mới. Các bạn hình dung ra được lợi nhuận cho hoạt động này rồi chứ?

Gà Rán thực sự làm ngơ vấn đề này?

Tạm bỏ qua nghi vấn việc nhà phát hành có thể đứng sau hành động mua bán phần mềm hack game bởi chưa có bằng chứng cụ thể nhưng mình có lí do để tin rằng Garena sẽ không làm như vậy. Có 2 nguyên nhân để mình đưa ra lập luận trên. Thứ nhất, Liên Quân đang là tựa game quốc dân của Việt Nam với số lượng người chơi cực kì đông đảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là một tựa game sẽ mãi bất tử nếu nó để mặc cho nạn hack cheat tràn làn. Một ví dụ điển hình chính là Crossfire Legends.

Tựa game này cũng từng là quốc dân một thời xong lại bị phá hoại bởi nạn gian lận. Thế nhưng ở thời điểm đó VNG đã quá tự tin vào gà cưng của mình, nghĩ rằng với danh tiếng của trò chơi, dù có một vài kẻ phá hoại cũng không thể chết được nhưng sự thật thì ai cũng biết, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tựa game bắt đầu sa sút. Tất nhiên không thể quy đổ hết trách nhiệm cho nhà phát hành khi bản thân VNG cũng không thể tác động sâu vào trò chơi mà thay vào đó trách nhiệm này thuộc về Tecent game. Nhưng nếu như ít nhất VNG có thể thúc giục hay quản lí tựa game tốt hơn thì nó đã không yểu mệnh. Và tất nhiên không có chuyện Garena để con cưng mình cùng chung số phận.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Thứ 2, có hai quy luật bất thành văn trong giới sử dụng hack cheat. Một là không sử dụng hack ở những cấp bậc thấp bởi đây là lúc các hệ thống giám sát của Liên Quân sẽ theo dõi rất kĩ. Thứ 2 là không sử dụng nó cho nick chính của mình, như vậy có thể thấy ngay cả bản thân những kẻ bán hack cũng không thể bảo đảm 100% việc anti-ban. Như vậy có thể thật sự Garena vẫn có quyết tâm rất cao trong việc chống lại nạn hack cheat.

Vậy tại sao Liên Quân vẫn có hack?

Đa phần các tựa game hiện này hầu như không có hoặc có một nhóm với quy mô rất nhỏ thực hiện việc kiểm tra, rà soát hack. Thay vào đó công việc này thường được giao cho các kĩ sư phần mềm viết chương trình để tự động hóa và đáng buồn là dù cho chương trình đó có được làm kĩ đến đâu thì các hacker cũng sẽ phá giải được.

Còn nhớ ở thời điểm Riot tung ra 2 tựa game chiến lược của mình là Valorant Wild Rift hay Activision với CODM cũng đã từng rất hùng hồn tuyên bố rằng họ đã trang bị cho con cưng của mình phần mềm chống hack tiên tiến nhất. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, cả 3 tựa game này đều xuất hiện bản hack rầm rộ trên các cộng đồng game. Thậm chí Valorant hay CODM còn có người sử dụng hack để leo đến top 10 của trò chơi. Vậy nên rất khó để trách được Liên Quân không thể phá bỏ hoàn toàn tệ nạn này.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Nguyên nhân của kẻ sử dụng hack

Giải thích một cách khoa học, đây được gọi là hội chứng Mặc cảm thấp kém (Inferiority Complex) bắt nguồn từ việc so sánh bản thân với người khác và nhận thấy mình yếu kém hơn họ. Hội chứng này không chỉ xuất hiện ngoài đời mà còn tồn tại cả ở trong game. Thật ra nó xuất hiện ở hầu như tất cả mọi người, khi nói chuyện với bạn bè, hội nhóm, việc ở cấp bậc cao trong một tựa game nào đó bao giờ cũng khiến người ta cảm thấy tự hào về chính mình và tỏ ra tự tin hơn.

Bản thân mình khi chơi Liên Quân lúc còn ở những bậc rank thấp khi nói chuyện với bạn bè ở bậc Tinh Anh, Cao Thủ cũng có những lúc cảm thấy tự ti. Chính yếu tố này tác động vào hành vi theo 2 chiều hướng khác nhau: nếu là tích cực, nó tạo cho người chơi động lực cải thiện bản thân trong khi ở chiều hướng ngược lại, con người ta sẽ tìm mọi thủ đoạn để đạt được vị trí mình muốn dù cho có là gian lận.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Ngoài ra phần mềm hack cũng hay được một bộ phận dân cày thuê sử dụng để tiết kiệm thời gian cày cuốc hơn. Tất nhiên họ sẽ có mối liên hệ mật thiết với các shop bán phần mềm hack để cập nhật các bản anti-ban mới nhất, tránh trường hợp bị khóa nick của khách.

Vậy chúng ta có thể làm gì để thay đổi vấn nạn này?

Đây sẽ là công việc đòi hỏi từ cả 2 phía: nhà phát hành và game thủ. Như đã nói ở phần trên, dù có thiết lập hệ thống bảo mật tốt đến đâu, hacker cũng sẽ có thể vô hiệu hóa được. Nhưng bản thân họ không thể che giấu được hành vi gian lận của mình khỏi những người chơi khác. Chính vì lẽ đó mà Garena cần xây dựng hệ thống tố cáo thật bài bản như cách mà VNG đã làm với CODM, nhưng điều quan trọng là hệ thống đó phải thuận tiện cho game thủ và bộ phận quản lí phải thực sự đủ lớn để phát huy được đúng vai trò của mình trong thời gian sớm nhất. Tất nhiên chi phí sẽ tốn kém hơn so với phần mềm nhưng đó sẽ là cái giá cần phải trả.

Về phía các game thủ, quan trọng nhất vẫn là tinh thần tự giác của mỗi người, việc sử dụng hack map thật sự sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi thế trong việc leo rank. Nhưng càng leo cao, bạn sẽ nhận ra kĩ năng và chiến thuật vẫn là yếu tố quyết định chiến thắng, bằng chứng là không ít lần các streamer, game thủ gặp hack ngay trong trận đấu nhưng vẫn dành chiến thắng dù là gặp đôi chút khó khăn.

Trò chơi của hacker. xem xong mún làm hacker quá

Tạm kết

Không thể phủ nhận rằng việc đạt được bậc rank cao trong Liên Quân nói riêng và các tựa game khác nói chung luôn tạo cho chúng ta một cảm giác tuyệt vời. Nhưng liệu điều đó có còn ý nghĩa khi chúng ta hack map hay sử dụng phần mềm hỗ trợ hay không? Nếu một ngày nào đó chúng ta thi đấu công khai với người khác hay chơi cùng bạn bè, người thân và lộ ra rằng bản thân chỉ là kẻ gian lận thì thật sự là không hay một chút nào. Đó là chưa kể đến việc chúng ta đã tự tay phá hủy tựa game mà bản thân mình và nhiều người khác yêu thích. Mình mong rằng sẽ không có những cái tên phải chết yểu do hack cheat như trường hợp của Crossfire Legends!