Tội phạm là gì các dấu hiệu của tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Phạm tội và Tội phạm khác nhau thế nào?

1. Tội phạm:

Như đã phân tích ở trên: Tội phạm bao gồm các yếu tố sau: Mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự, mặt chủ quan (lỗi của hành vi), khách thể(quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ), chủ thể thực hiện hành vi (người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự).

2. Phạm tội:

Phạm tội là hành động thực hiện tội phạm. Có nghĩa là phạm tội là hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải qua điều tra, truy tố, xét xử mới xác định được hành vi phạm tội đó có phải là tội phạm không. Không phải mọi hành vi phạm tội đều là tội phạm. Có thể thấy khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người không có năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi phạm tội đó không bị coi là tội phạm.

Tội phạm là hành vi vi phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội và trật tự xã hội. Các cá nhân, tổ chức phạm tội khi bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm và sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.

Theo cách hiểu trên, tội phạm là hành vi gây tổn hại cho xã hội. Một cá nhân tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình sẽ gay ra thiệt hại cho một cá nhân khác hoặc tập thể khác về vật chất hoặc nghiêm trọng hơn là sinh mệnh con người.

Tội phạm ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chương III Điều 8 của bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 100/2015/QH13 quy định:

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Đặc điểm của tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Tính nguy hiểm cho xã hội (khác với Tính trái với luật hình sự của Bộ luật Hình sự Việt Nam Cộng Hòa năm 1972)

Tính có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý).

Do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (về độ tuổi, năng lực nhận thức...).

Phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó (chịu hình phạt tù...).

Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin). -Tính nguy hiểm cho xã hội: đây là đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Phân loại tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành bốn loại:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Tội phạm nghiêm trọng.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ở các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết luật pháp của các quốc gia đều quy định những hành vi được xem là tội phạm trong luật hình sự của nước mình.

Tội phạm là thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản luật và ngay cả trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ “tội phạm là gì” và cách phân loại tội phạm.

1. Tội phạm là gì?

Bộ luật Hình sự 2015 đã dành riêng một Điều luật để giải thích khái niệm tội phạm. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật này nêu rõ:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Từ quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm gồm tính gây thiệt hại về mặt khách quan và yếu tố lỗi về mặt chủ quan, được xác định dựa trên các tiêu chí:

- Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại;

- Hậu quả của hành vi phạm tội gây ra;

- Tính chất và mức độ lỗi;

- Tính chất của động cơ và mục đích phạm tội.

Với những hành vi mặc dù có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không được xác định là tội phạm. Thay vào đó, những hành vi vi phạm này sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như xử phạt vi phạm hành chính,...

Tội phạm là gì các dấu hiệu của tội phạm
Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Phân loại tội phạm thế nào?

Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Cụ thể, Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 hướng dẫn phân loại tội phạm như sau:

STT

Loại tội phạm

Tính chất và mức độ nguy hiểm

Mức cao nhất của khung hình phạt

1

Tội phạm ít nghiêm trọng

Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn.

- Phạt tiền;

- Phạt cải tạo không giam giữ;

- Phạt tù đến 03 năm.

2

Tội phạm nghiêm trọng

Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn.

Từ trên 03 năm - 07 năm tù.

3

Tội phạm rất nghiêm trọng

Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn.

Từ trên 07 năm - 15 năm tù.

4

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn.

- Từ trên 15 năm - 20 năm tù;

- Tù chung thân hoặc tử hình.

3. Phân biệt tội phạm hình sự và vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính và tội phạm đều là các hành vi vi phạm pháp luật và cùng phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với mức độ, tính chất hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau mà nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn.

Cùng theo dõi một số điểm khác biệt cơ bản giữa tội phạm và vi phạm hành chính sau:

STT

Tiêu chí

Tội phạm

Vi phạm hành chính

1

Dấu hiệu cấu thành

Chủ thể

Gồm cá nhân và pháp nhân.

- Cá nhân:

+ Từ 14 tuổi - dưới 16 tuổi: Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

+ Từ 16 tuổi trở lên: Với mọi tội phạm.

- Pháp nhân: Thuộc các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định.

Là cá nhân, tổ chức, trong đó:

- Cá nhân:

+ Người từ đủ 14 tuổi -dưới 16 tuổi: Bị xử phạt hành chính do cố ý;

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên: bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra.

- Tổ chức: Cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế...

Khách thể

Là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như: Sức khỏe, tính mạng, tài sản, nhân phẩm, danh dự người khác...

Là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ, thường là quy tắc về an toàn giao thông, an ninh trật tự,…

Mặt chủ quan

Gồm:

- Lỗi cố ý gián tiếp;

- Lỗi cố ý trực tiếp;

- Lỗi vô ý do cẩu thả;

- Lỗi vô ý do quá tự tin.

Gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Mặt khách quan

Hành vi đó phải gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn.

2

Chế tài xử lý

Bằng các chế tài hình sự với mức độ nghiêm khắc hơn, có thể phạt tù có thời hạn đến chung thân hoặc tử hình.