Thu nhập trung bình giai cấp công nhân vn năm 2024

Mức thu nhập trung bình trong khảo sát do Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện này từ gần 3.000 lao động thuộc sáu tỉnh, thành cả nước.

Thu nhập tăng 1 đồng, chi tiêu tăng 2 đồng

Theo khảo sát, thu nhập trung bình của người lao động gần 7,9 triệu đồng/tháng. Trong đó tiền lương cơ bản trung bình 6,065 triệu đồng/tháng.

Nghĩa là lương cơ bản chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng, 23,3% còn lại từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

Cụ thể, trong số gần 3.000 người lao động được khảo sát, có tới 52,3% làm thêm giờ, số tiền nhận được trung bình 1,35 triệu đồng/người/tháng.

So với kết quả khảo sát tháng 3-2022, mức tiền lương cơ bản chỉ tăng 8,4% nhưng mức chi tiêu lại tăng 19%.

Điều này dẫn đến việc chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống.

75,5% còn lại nói thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu chi tiêu.

Công nhân, lao động cũng không có điều kiện tích lũy. Chỉ 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập, 11,2% không đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác kiếm thêm thu nhập.

Có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Thu nhập trung bình giai cấp công nhân vn năm 2024

Công nhân TP.HCM được hỗ trợ mua hàng bình ổn giá để chia sẻ với thu nhập thấp và khó khăn trong cuộc sống hằng ngày - Ảnh: Q.L.

Mỗi người ở chưa tới 10m2 nhưng chiếm gần 1/4 tiền lương

Người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hằng tháng để trả tiền thuê nhà (trung bình hơn 1,8 triệu đồng).

Cũng theo khảo sát, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72% người lao động.

Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì tiền lương thấp. 2,2% chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi. Chỉ 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Thu nhập còn tác động đến bữa ăn người lao động khi 26,2% số người được hỏi có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày. 10,3% người lao động được khảo sát nói với thu nhập hiện nay họ ít khi có điều kiện ăn thịt, cá trong bữa ăn.

Đồng thời có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh. Trong khi 6,3% người được khảo sát thẳng thắn nói thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh, 6,5% người lao động nói họ vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi.

Với thu nhập và tiền lương như vậy, chỉ gần 30% người lao động hài lòng với tiền lương và thu nhập hiện tại (tăng 9,2% so với khảo sát năm 2022), 56,8% tạm hài lòng (giảm 4,2% so với năm 2022) và không hài lòng là 20,3% (giảm 4,9% so với năm 2022).

12,3% người lao động đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần. Trong đó người rút nhiều nhất 4 lần, người rút thấp nhất 1 lần.

Cần điều chỉnh lương tối thiểu tăng 11,34%

Các công đoàn cơ sở kiến nghị để đảm bảo mức sống tối thiểu cho gia đình, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024 cần tăng 11,34%. Thời điểm điều chỉnh cần cân nhắc phù hợp để giảm thiểu tác động đến người lao động và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khảo sát dự báo năm 2024 vẫn còn tình trạng thiếu hụt đơn hàng khi 17,2% doanh nghiệp khảo sát nói việc thiếu đơn hàng của doanh nghiệp năm 2024 còn tăng hơn so với năm 2023. Cũng có 5,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô lao động trong năm 2024.

Trước dự báo đó, đơn vị khảo sát kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính để tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động.

Đồng thời có giải pháp quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu của người lao động.

Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau:

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng.

+ Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,6 triệu đồng;

+ Thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,6 triệu đồng.

- Thu nhập của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất, tăng 17,6% (tương ứng tăng 1,1 triệu đồng/người/tháng)

- Lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng 15,4% (tương ứng tăng 1,0 triệu đồng/người/tháng).

- Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,8%, tương ứng tăng 448 nghìn đồng.

- Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương năm 2022 là 7,5 triệu đồng

+ Lao động nam làm công hưởng lương có thu nhập bình quân là 8,0 triệu đồng, cao hơn 1,14 lần thu nhập bình quân của lao động nữ (7,0 triệu đồng).

+ Thu nhập bình quân của lao động làm công hương lương làm việc ở khu vực thành thị cao hơn 1,23 lần thu nhập bình quân của lao động làm việc ở khu vực nông thôn, tương ứng 8,4 triệu đồng so với 6,9 triệu đồng.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022: TẢI VỀ

Thu nhập trung bình giai cấp công nhân vn năm 2024

Mức lương trung bình của người Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của người Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I năm 2023 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau:

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng.

- Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng)

- Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).

- So với cùng kỳ năm 2022:

+ Thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng.

+ Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng.

+ Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, là khu vực có tốc độ tăng thấp nhấp trong ba khu vực kinh tế, tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

- Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I năm 2023 là 7,9 triệu đồng.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I năm 2023: TẢI VỀ

Quý II năm 2023:

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II/2023 là 7,0 triệu đồng. Tuy nhiên có giảm 79 nghìn đồng so với quý I/2023 và tăng 355 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý II năm 2023: TẢI VỀ

Mức lương của người Việt Nam có thể tiếp tục tăng sau 2023?

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước xoay quanh vấn đề điều chỉnh, cải cách tiền lương đã được thể hiện rõ ràng trong Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
1.5. Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Có thể thấy, việc điều chỉnh và tăng tiền lương công chức, viên chức nói riêng và người lao động nói chung luôn được nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình thực hiện.

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Theo đó, sau năm 2023 mức lương của người Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh và cải cách tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của quốc gia.