Thông tư hướng dẫn nghị định bộ luat lao dong

+ Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

+ Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ.

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con

  • Trích yếu: Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con
  • Mã số: 10/2020/TT-BLĐTBXH
  • Cơ quan BH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký:
  • Ban hành: 12/11/2020
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức
  • Đính kèm: Tải về(4681 lượt)

Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH

Ngày có hiệu lực: 05/12/2013

Luật lao động hay chính xác hơn là Bộ luật Lao động 2019 được ban hành với 220 Điều nằm gọn trong 17 Chương khác nhau.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn cho Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, trong năm 2023 này, Bộ luật Lao động 2019 vẫn có hiệu lực và đang được áp dụng và không bị thay thế.

Thông tư hướng dẫn nghị định bộ luat lao dong

Luật lao động mới nhất hiện nay và các văn bản hướng dẫn thi hành? (Hình từ Internet)

Tính đến thời điểm hiện tại, có một số văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

[1] Văn bản bị sửa đổi bổ sung

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

[2] Văn bản bị thay thế

- Bộ luật Lao động 2012.

[3] Văn bản được dẫn chiếu

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.

- Luật Công an nhân dân 2018.

- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

- Bộ luật Hình sự 2015.

- Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.

- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

- Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

- Luật Công đoàn 2012.

- Luật Cơ yếu 2011.

- Luật Thanh tra 2010

- Luật Luật sư 2006.

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

- Luật Doanh nghiệp 2020.

[4] Văn bản được căn cứ

Hiến pháp 2013.

[5] Văn bản hướng dẫn

- Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

- Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH về Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

- Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.

- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

[6] Văn bản hợp nhất

- Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Bộ luật Tố tụng dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Bộ luật Tố tụng dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành.

- Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Bộ luật Tố tụng dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.

[7] Văn bản liên quan cùng nội dung

- Công văn 3004/GDĐT-CĐGD năm 2019 về hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

- Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Lệnh công bố Luật sửa đổi Điều 73 của Bộ luật lao động 2007

Nghị quyết 76/2007/NQ-QH11 về việc bổ sung dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ Luật Lao động vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 do Quốc Hội ban hành.

Người lao động có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao đồng 2019 quy định người lao động có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Người lao động có các quyền sau đây:

+ Làm việc;

+ Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp;

+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động;

+ Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;

+ Tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;

+ Tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?

Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm những hành vi sau đây:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc

Lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.