Thời điểm nào đi khám phụ khoa tốt nhất năm 2024

Phụ khoa là từ ám chỉ các bộ phận thuộc hệ cơ quan sinh dục ở nữ. Bao gồm như cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Khám phụ khoa tức là việc kiểm tra đầy đủ cơ quan sinh dục của người phụ nữ.

  • Nên biêt rằng khám phụ khoa là việc sức cần thiết và quan trọng. Vì thông qua việc thăm khám bác sĩ sẽ nhận định được tình hình sức khỏe hệ sinh dục, sinh sản. Đồng thời có thể phát hiện kịp thời những rối loạn hoặc bệnh lý ẩn chứa bên trong.
  • Đặc biệt khám phụ khoa còn giúp các bạn nữ có thêm thông tin, kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thời điểm cần đi khám phụ khoa

.jpg)

Theo khuyến cáo của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản thì những người trong độ tuổi sinh sản dù đã có quan hệ hay chưa quan hệ và có con hay chưa có con, nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm một lần hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa như:

  • Đau bụng dưới hay đau khi quan hệ tình dục.
  • Ra khí hư nhiều có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi khó chịu.
  • Ra máu bất thường ngoài kỳ kinh hay khi quan hệ tình dục
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Cơ quan sinh dục thấy đau, ngứa rát hoặc nổi mụn...
  • Trước khi kết hôn và trước khi mang thai.

Quy trình thăm khám phụ khoa

Thời điểm nào đi khám phụ khoa tốt nhất năm 2024

Khám phụ khoa là kiểm tra đầy đủ cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Qua đó phát hiện ra sớm những bất thường của bệnh viêm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục hoặc những bất thường ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.

Quy trình thăm khám tại Lotus Clinic thường rất đơn giản và không gây đau đớn. Khi thăm khám ta thực hiện theo quy trình sau:

  • Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài.

    Khám bộ phận sinh dục trong bằng những dụng cụ chuyên dụng. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc viêm nhiễm thì tùy theo mà ta sẽ làm một số xét nghiệm như soi tươi, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,…

Khám phụ khoa gồm các bài kiểm tra nhằm đánh giá hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản của người phụ nữ, bao gồm:

- Cơ quan sinh dục trong: buồng trứng, ống dẫn trứng (vòi trứng), tử cung (dạ con), cổ tử cung.

- Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn.

Bác sĩ phụ khoa có thể chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra như: sử dụng mỏ vịt để soi âm đạo và cổ tử cung, soi tươi huyết trắng, phết tế bào cổ tử cung (pap smear), siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và nước tiểu…

Thời điểm nào đi khám phụ khoa tốt nhất năm 2024
Phụ nữ cần khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

2. Tại sao phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ

Bộ phận sinh dục nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn so với nam giới. Nhưng do tâm lý chủ quan và ngại ngùng mà nhiều phụ nữ không chú trọng việc khám sức khỏe phụ khoa, chỉ đi khám khi có triệu chứng bất thường.

Thậm chí, một số người có triệu chứng nhưng ngại đi khám. Chỉ khi không thể chịu nỗi mới đi khám phụ khoa. Khi đó tình trạng bệnh đã tiến triển phức tạp, khó điều trị, điều trị tốn kém hoặc đã quá trễ, quá khả năng điều trị.

Phụ nữ cần khám phụ khoa để:

a) Đánh giá sức khỏe phụ khoa

Khám phụ khoa cần được xem là một phần của khám sức khỏe định kỳ để dự phòng, kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý sớm. Ví dụ như: u nang buồng trứng, bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, u xơ tử cung, tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm…

Ngoài ra, từ việc khám phụ khoa có thể phát hiện sớm các dị dạng hoặc rối loạn chức năng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con (tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…).

b) Chẩn đoán một số tình trạng bệnh

Khám phụ khoa là cần thiết để tìm ra nguyên nhân khi gặp các triệu chứng phụ khoa như:

- Đau, ngứa, rát âm đạo

- Chảy máu âm đạo bất thường

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

- Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi hoặc màu sắc lạ)

- Các vấn đề liên quan đến niệu đạo

- Đau hoặc chảy máu nhiều trong hoặc sau khi quan hệ tình dục

- Đau vùng chậu

Việc khám sức khỏe phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ:

- Hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tình dục và sinh sản của bản thân. Từ đó có kế hoạch phòng bệnh và tiêm phòng.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh nguy hiểm nhờ phát hiện sớm các dấu hiệu, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí chữa bệnh.

- Được tư vấn các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe tình dục, chăm sóc vùng kín để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

- Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lý phụ khoa đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

3. Bao lâu nên khám phụ khoa một lần?

Thời điểm nào đi khám phụ khoa tốt nhất năm 2024
Khi có các dấu hiệu phụ khoa bất thường cần khám phụ khoa

Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên hoặc đã quan hệ tình dục nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên khi có các dấu hiệu bất thường thì cần khám phụ khoa ngay lập tức.

Nữ thanh thiếu niên nên khám phụ khoa sớm để được bác sĩ tư vấn các vấn đề sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản, cũng như tiêm phòng vaccine ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.