Ngủ dậy chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nhiều người cơn chóng mặt chỉ thoáng qua, không kéo dài nên thường sẽ bỏ qua, không để ý đến. Nhưng nếu bạn bị thường xuyên và kéo dài, có dấu hiệu tăng dần lên thì cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là tình trạng bạn cảm giác lâng lâng, quay cuồng, thậm chí có người còn bị mất thăng bằng. Nhiều trường hợp đi kèm chóng mặt là ngất xỉu hoặc co giật. Chúng ta cần hết sức chú ý nếu gặp phải triệu chứng chóng mặt vì đây có thể là biểu hiện cho tình trạng sức khỏe nào đó. Đặc biệt là những người cao tuổi, người đang có bệnh lý nào đó khi chóng mặt rất dễ bị té ngã, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_khien_ban_ngu_day_bi_chong_mat_cung_cach_dieu_tri_hieu_qua_1_8b7febb8a9.jpg) Chóng mặt là tình trạng bạn cảm giác lâng lâng, quay cuồng.

Vậy sáng ngủ dậy bị chóng mặt là do đâu? Tình trạng bị chóng mặt sau khi ngủ dậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý tiềm ẩn nào đó hoặc cũng có thể do việc sử dụng thuốc hoặc cảm xúc gây ra. Hiện tượng chóng mặt ai cũng sẽ trải qua trong đời ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên nếu sức khỏe bạn đang bình thường thì chóng mặt thoáng qua không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.

Việc bạn sáng ngủ dậy bị chóng mặt có thể xuất phát từ sự thay đổi tư thế đột ngột , cụ thể là từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng dậy. Nhiều người bị cảm lạnh hoặc bị viêm xoang cũng có thể bị chóng mặt ở mức độ nghiêm trọng hơn do dịch dư thừa trong xoang khiến xoang bị sưng, hoặc ở tai trong.

Dưới đây là một số vấn đề phổ biến khác có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt sau khi ngủ dậy:

Nguyên nhân chóng mặt sau khi ngủ dậy

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy nhiều hơn khi ngủ là những lý do khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi thở bị tắc nghẽn, tức là bạn có thể tạm thời ngừng thở khi ngủ. Nhịp thở bị gián đoạn sẽ kéo theo mức oxy thấp hơn, gây nên tình trạng chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy.

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn khó có được một giấc ngủ ngon, từ đó người dễ mệt mỏi, run rẩy hoặc mất đi sự thăng bằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách làm cải thiện tình trạng trên.

Thuốc

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_khien_ban_ngu_day_bi_chong_mat_cung_cach_dieu_tri_hieu_qua_5_4af49fa511.jpg) Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến ngủ dậy bị chóng mặt.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc là có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt hoặc thậm chí có thể chóng mặt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điển hình như các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc tuyến tiền liệt và thuốc an thần....

Trường hợp nghi ngờ ngủ dậy bị chóng mặt là do tác dụng phụ của loại thuốc mình đang dùng, bạn hãy nhanh chóng báo lại bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi bạn không uống đủ nước, không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Việc thiếu nước sẽ khiến não và cơ thể bạn khó hoạt động bình thường, mà ngủ dậy bị chóng mặt là một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể mất nước, thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, hãy cố gắng tập thói quen uống nước trong ngày, tối thiểu là phải bổ sung đủ nước trong vài giờ trước khi đi ngủ để tránh bị mắt nước, nhất là vào buổi sáng.

Suy tim

Những người bị suy tim, tức là tim không thể hoạt động bình thường để bơm máu đi nuôi cơ thể, huyết áp cũng sẽ không được kiểm soát, dễ xảy ra hiện tượng giảm huyết áp khi bạn đứng dậy khiến bạn bị chóng mặt.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_khien_ban_ngu_day_bi_chong_mat_cung_cach_dieu_tri_hieu_qua_5c66d61265.jpg) Thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu cũng có thể gây chóng mặt bởi tác dụng phụ của nó.

Ngoài ra, như có đề cập ở trên, thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu nếu bệnh nhân suy tim có sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây chóng mặt bởi tác dụng phụ của nó.

Lượng đường trong máu thấp

Hạ đường huyết khiến nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể bị thay đổi, hậu quả là bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt. Những người bị tiểu đường, việc dùng thuốc insulin hoặc sulfonylurea có nguy cơ cao lượng đường trong máu thấp.

Để cải thiện tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết, hãy nhanh chóng ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa đường, chẳng hạn như nước cam hay kẹo ngọt.

Hạ đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt.

Biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị chóng mặt có nhiều nguyên nhân gây ra.

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải uống đủ nước, ngay cả khi không cảm thấy khát để có thể giúp làm giảm tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy. Những người làm công việc di chuyển nhiều, công việc ngoài trời hoặc tham gia tập thể dục với cường độ cao càng cần chú ý vấn đề này.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trong_rang_35197d6a4f.png) Hãy bổ sung ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

Hãy bổ sung ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu bạn phải hoạt động nhiều, mang thai hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, tránh uống rượu, nhất là trước khi đi ngủ.

Xây dựng thực đơn mỗi ngày đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,…; đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây tươi, nhất là rau, củ quả có màu xanh đậm.

Điều quan trọng không kém là bạn cần phải tập thể dục thường xuyên, có lối sống lành mạnh, khoa học.

Khi thấy cơ thể thường xuyên bị chóng mặt, sáng ngủ dậy bị chóng mặt hoặc tình trạng chóng mặt xuất hiện đều đặn suốt cả ngày, bạn cần gặp bác sĩ để xác định được nguyên nhân chính xác gây nên chóng mặt và có hướng xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Chóng mặt buồn nôn nên uống nước gì?

Nước lọc, trà gừng, nước mật ong, nước chanh,... đều có công dụng cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị chóng mặt, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt.

Buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra các chất trong dạ dày trào lên thực quản, sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi. Buồn nôn không chỉ cảnh báo bệnh lý tiêu hóa mà còn là “tín hiệu” thai nghén hay thậm chí là dấu hiệu bệnh tim mạch, thần kinh…

Chóng mặt buồn ngủ là triệu chứng gì?

Trong đó bị chóng mặt khi ngủ là hiện tượng hay gặp do bệnh lý rối loạn tiền đình. Những nguyên nhân hay gặp gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tai biến mạch máu não, thiếu máu,... gây tắc nghẽn mạch máu, giảm lưu lượng máu lên não, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, chấn thương vùng đầu...