Cây cỏ máu là cây gì năm 2024

+ Cây Cỏ Máu hay còn gọi với những cái tên “rùng rợn” khác như: cây Huyết Đằng, cây Máu Người, cây Dây Máu.

+ Để lý giải về cái tên “lạ lùng” này, người dân cho hay, trong lúc tò mò về màu sắc cây, người ta đã vô tình chặt cây ra hay đun lên, sau đó họ thấy có 1 màu đỏ như máu nổi lên nên được gọi là cây Cỏ Máu.

Cây Cỏ Máu như thế nào?

_Khác với những cây thảo dược thông thường, là cây thân gỗ, có dây leo, đường kính từ 3-4cm, mọc hoang trong những cánh rừng nguyên sinh, sống ký sinh hoặc leo lên các cây thân gỗ lớn, tán rộng.

_Thân cây rắn chắc, có hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có hai, ba vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm. Có lá kép, từ 5-9 lá gộp lại, trái với mặt trên của lá nhẵn còn mặt dưới thì sần sùi. _Quả của cây mang hình trứng, vỏ mỏng nhưng bên trong có thể chứa được 3 – 6 hạt, quả dài khoảng 2cm, có màu nâu đỏ, bên ngoài được bọc một lớp lông mịn. Hoa của cây cũng có màu đỏ, mọc thành từng cụm, hình chùy, và được xếp gần nhau, dài khoảng 15mm.

Bộ phận dùng:

Trên cây Cỏ Máu thì phần thân (dây) là bộ phận có giá trị dược liệu nhất , được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh.

Khu vực phân bố:

_Thường cây Cỏ Máu được sinh trưởng mạnh ở Trung Quốc, Lào hoặc các tỉnh miền núi Việt Nam như Phú Thọ Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,..

_ Có địa thế mọc hiểm trở tại vùng núi với độ cao trên 850 mét, đôi khi mọc cả trong rừng hoặc ven bờ sông suối của miền Nam và miền Bắc.

Thu hái và chế biến:

_Để thu hái, hằng năm, người dân thường thu hái thân cây Cỏ Máu vào tháng 8 – tháng 10, sau đó họ sẽ chặt bỏ lá khỏi hoa rồi giữ lại những cây to nhất, có vỏ màu vàng, mịn, còn tươi để cắt trước.

_ Bộ phận thường dùng là thân cây. Người dân chặt những cành có đường kính từ 3-5cm thành từng đoạn dài 1,5m, bó thành từng bó đem về chặt thành những miếng mỏng phơi khô làm thuốc.

_Nhiều nơi, người ta sẽ chặt thành những đoạn có chiều dài khoảng 25-30cm ,rồi đặt lên gác bếp cho tới khô như kiểu cây Cỏ Máu gác bếp .

_Để chế biến cây Cỏ Máu, người ta dùng dao chẻ thành những miếng nhỏ, rồi đun nước uống hàng ngày. Một điều thú vị là: cho dù phơi lâu ngày trên bếp nhưng khi đun nước thì cây vẫn giữ được màu đỏ và mùi vị đặc trưng.

_Người ta có thể dùng tươi hoặc sấy khô đều được. Để sơ chế dược liệu ta có 2 cách sau:

  • Dùng tươi: Rửa sạch dược liệu, để ráo rồi đem thái lát thành những miến mỏng là có thể dùng ngay được.
  • Dùng khô: Trước khi phơi khô, nên đem dược liệu đi ngâm nước, rửa sạch. Với thân cây nhỏ thì chỉ ngâm trong 1 – 2 giờ, thân to thì ngâm trong 3 ngày liền. Sau đó vớt ra, rửa sạch lần nữa, để ráo rồi thái mỏng. Có thể làm khô bằng cách phơi hay sấy đều được.

Thành phần trong Cây Cỏ Máu

Có rất nhiều thành phần hóa học cấu thành nên cây Cỏ Máu mà các chuyên gia Đông Y đã nghiên cứu tìm thấy, bao gồm:

+ Milletol (chiếm 60%)

+ Trong rễ, vỏ và hạt có :Glucozit, Tannin, chất nhựa

+ Ngoài ra còn có các thành phần phụ khác như Beta Sitosterol, Daucosterol, Medicagol.

Tác dụng của cây cỏ máu:

Theo y học cổ truyền, cây có tính ấm,vị ngọt, hơi đắng. Thêm vào đó, thiên nhiên còn “tích cóp” cho cây nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống như:

  • Có tác dụng giãn gân, làm lành vết thương nhanh, sát trùng rất tốt
  • Bồi bổ khí huyết, làm tăng cân, thích hợp cho phụ nữ trong điều trị kinh nguyệt không đều
  • Lưu thông các mạch máu, giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chống suy nhược cơ thể
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt, kích thích ăn ngon, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Hỗ trợ tăng cân cho người có thể trạng, gầy, ốm yếu, kém hấp thu, điều trị da xanh xao, mỏi gối
  • Tăng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, nhanh chóng lấy lại sức vóc và hạn chế rụng tóc, cung cấp thêm hồng cầu làm cho da dẻ sáng hơn, hồng hào hơn.
  • Giảm triệu chứng nhức mỏi tay chân, cải thiện thị lực cho người lớn tuổi, phòng bệnh tê thấp, đau lưng, mỏi gối, ra mồ hôi nhiều.
  • Làm mát gan, thanh lọc, hạ men gan thích hợp với những người hay bia rượu, tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Đối tượng sử dụng

Những đối tượng sử dụng cây là những người cần “Bổ Huyết” như:

  • Phụ nữ sau sinh;
  • Người gầy gò ốm yếu, người cao tuổi
  • Những người thường xuyên sử dụng bia rượu
  • Người bình thường cũng dùng được

_Qua nhiều cách sử dụng, đồng bào xưa vẫn ưu tiên dùng cây Cỏ Máu sắc thuốc uống, dùng ngâm rượu hoặc nấu cao.

_ Lưu ý nho nhỏ: Cỏ máu không nên sử dụng cho bà bầu vì dễ gây động thai. Không nên sử dụng cỏ máu cho trẻ em.

_Trong Dân gian còn 1 loại cây có hình dáng tương tự cây Cỏ Máu là cây Kê Huyết Đằng loại này to lớn hơn, nhưng mùi vị không thơm ngon bằng, mà giá bán Kê Huyết Đằng cũng rẻ hơn nên chúng tôi mong quí độc giả lưu ý kĩ để tránh mua nhầm.

Những ai không nên uống cây có máu?

Những ai không nên uống cỏ máu?.

Cây cỏ máu không an toàn cho phụ nữ mang thai do có thể gây động thai, do đó, phụ nữ mang thai không nên sử dụng..

Trẻ em và những người có cơ địa dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của cây cỏ máu cũng không nên sử dụng..

Trà cây có máu có tác dụng gì?

Tác dụng của dược liệu này là thư cân, thông kinh hoạt lạc, lợi huyết, chỉ thống, táo vị, hành huyết,... Vì thế, cỏ máu chủ trị hư lao, thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, mỏi gối, đau lưng, khí huyết hư, suy nhược cơ thể, thiếu máu não, đau dạ dày, đổ mồ hôi trộm, thiếu máu sau sinh,...

Có máu đen có tác dụng gì?

Cỏ máu đen được dùng để chữa các bệnh về gan, thận, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao … - Cỏ máu đỏ có màu xanh nhạt hơn, hoa màu tím. Cỏ máu đỏ được dùng để chữa các bệnh về khớp xương, lưng gối, thiếu máu, kinh nguyệt không đều …

Cây kê huyết đằng có tác dụng gì?

Theo đông y, huyết đằng có bị đắng nhưng tính ấm. Đây là vị thuốc hỗ trợ điều huyết, thông kinh, tăng cường chắc khỏe xương khớp. Người bị thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bị đau nhức cơ thể, người hay toát mồ hôi, người mắc bệnh lý về dạ dày,... chính là những nhóm đối tượng có thể dùng kê huyết đằng.