Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng là gì năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/Chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-Nghia-vu-cua-chu-rung-498.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2013/a00-1375410468250.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

QUYỀN CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ?

Quyền của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có quyền theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau:

1. Được yêu cầu người sử dụng DVMTR (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Quỹ BV&PTR cấp tỉnh (nếu chi trả gián tiếp) chi trả tiền sử dụng DVMTR theo quy định của Nhà nước;

2. Được cung cấp thông tin về các giá trị DVMTR; số tiền chi trả DVMTR được nhận trong năm;

3. Được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chi trả DVMTR.

Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng là gì năm 2024

Chủ rừng không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp.

NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ?

Nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau:

1. Phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

2. Không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép;

3. Ký cam kết bảo vệ rừng và cung ứng DVMTR với UBND cấp xã;

4. Tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng DVMTR gửi Trưởng thôn.

NẾU HỘ NHẬN KHOÁN BẢO VỆ RỪNG THỰC HIỆN KHÔNG TỐT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG ĐỂ CHO KHU RỪNG BỊ XÂM LẤN, XÂM HẠI, SUY THOÁI THÌ CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN DVMTR HAY KHÔNG?

1. Hộ nhận khoán bảo vệ rừng có trách nhiệm thực hiện đúng theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã ký với chủ rừng là tổ chức, được nhận tiền chi trả DVMTR theo kết quả nghiệm thu của chủ rừng.

2. Trong trường hợp hộ nhận khoán BVR thực hiện không tốt trách nhiệm bảo vệ rừng, để cho khu rừng bị xâm lấn, xâm hại, suy thoái, thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với việc vi phạm các nội dung trong hợp đồng đã được ký kết.

NẾU HỘ DÂN LÀ CHỦ RỪNG THỰC HIỆN KHÔNG TỐT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG ĐỂ CHO KHU RỪNG BỊ XÂM LẤN, XÂM HẠI, SUY THOÁI THÌ AI SẼ XỬ LÝ VÀ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC, hộ dân là chủ rừng phải ký cam kết bảo vệ rừng cung ứng DVMTR với UBND cấp xã và có trách nhiệm thực hiện theo cam kết đã ký.

2. Hộ dân là chủ rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo kết quả nghiệm thu.

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THƯỜNG CÓ TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO CỘNG ĐỒNG. HỌ THƯỜNG MUỐN CHIA ĐỀU TIỀN DVMTR CHO CÁC HỘ NHƯNG DIỆN TÍCH RỪNG KHOÁN CHO MỖI HỘ BẢO VỆ LẠI KHÔNG THỂ BẰNG NHAU.VẬY PHƯƠNG THỨC NÀO ĐỂ GIÚP HỌ PHÂN CHIA TIỀN DVMTR CHO CÔNG BẰNG?

1. Sinh hoạt và lao động theo cộng đồng là tập quán của đồng bào dân tộc. Để thực hiện được tập quán của mình, các hộ trong cộng đồng có thể thống nhất cử đại diện cộng đồng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức nhà nước.

2. Tiền chi trả DVMTR được nhận theo kết quả nghiệm thu của chủ rừng, cộng đồng có toàn quyền quyết định việc phân chia tiền giữa các hộ dân trong cộng đồng.

ND - Hỏi: Ðề nghị báo cho biết, quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng khi trồng rừng?

Trả lời: Quyết định số 147/2007/QÐ-TTg ngày 10-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng:

- Quyền lợi: Ðược hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nghĩa vụ: Khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, để xây dựng Quỹ phát triển rừng của xã và Quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.

Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra, chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.

Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.

Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau bốn năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, sâu bệnh được xác định theo đúng quy định của Bộ NN - PTNT thì người trồng rừng không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.

- Ðối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định trên.