Các ngành nghề phát triển tại thanh hóa năm 2024

Định hướng phát triển chung cho Thanh Hóa thời gian tới là phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh.

Các ngành nghề phát triển tại thanh hóa năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao như thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu mới, tự động hóa. Ảnh: Xuân Hùng

Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Theo TS Dương Đình Giám - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp: Định hướng phát triển chung cho Thanh Hóa thời gian tới cần phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh trong mạng lưới sản xuất vùng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ; đồng thời hướng tới xuất khẩu, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, theo hướng: Trước mắt, đáp ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa (phục vụ các ngành lọc, hóa dầu, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến nông lâm sản…). Lâu dài, đáp ứng nhu cầu của vùng Bắc Trung Bộ, Nam Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, trong đó có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Đến năm 2030, Thanh Hoá cần tập trung phát triển mạnh các ngành: Lọc, hóa dầu (với trọng tâm là hóa dầu); Cơ khí chế tạo; Luyện kim; Năng lượng; Chế biến và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử...) và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ liên quan phục vụ các ngành này.

Trong đó ngành Cơ khí, chế tạo cung cấp linh kiện, cụm linh kiện phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh, của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng sông Hồng. Trước mắt, sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, tập trung phục vụ cho Công ty TNHH Lọc, Hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp các dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 và 2 và Dự án Điện mặt trời (Tĩnh Gia), Công ty CP Mía đường Lam Sơn... và một số doanh nghiệp lớn khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích, tạo điều kiện đổi mới công nghệ cho hệ thống máy cái của ngành cơ khí chế tạo máy, đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất các thiết bị đơn lẻ nhằm tiến tới đổi mới công nghệ sản xuất cụm thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ ngành chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, lâm sản.

Về dài hạn, sẽ sử dụng thép chế tạo từ khu liên hợp gang thép Nghi Sơn để sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn và hướng đến phục vụ cho các nhà máy tại Tổ hợp các dự án nhiệt điện Nghi Sơn và dự án năng lượng mặt trời.

Chủ động trong sản xuất nội địa

Ngành dệt may - da giày ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực nguyên liệu (sợi, vải, vải giả da), vật liệu và phụ liệu (như chỉ may, nút, nhãn mác, băng chun, đế giày…) phục vụ ngành dệt may - da giày, đảm bảo chủ động trong sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển CNHT ngành dệt may - da giày dựa trên cơ sở phân loại, chọn lọc dự án (chú trọng liên kết, phân công sản xuất giữa các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng sông Hồng), đảm bảo quy hoạch bố trí không gian lãnh thổ hợp lý để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững và hiệu quả.

Công nghiệp phục vụ nông nghiệp phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có chất lượng cao; liên kết với các vùng nông nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm CNHT theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Tiến sĩ Dương Đình Giám nhấn mạnh: “Thanh Hóa cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi trên cơ sở tận dụng các thế mạnh về hạ tầng công nghiệp (KKT Nghi Sơn, các khu, cụm CN) và phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp chính của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp: Trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn, đầu tàu về sản xuất thành phẩm. Các doanh nghiệp này vừa đóng vai trò cầu nối thu hút các doanh nghiệp CNHT, vừa tạo thêm động lực (thị trường) để CNHT phát triển”.

tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7 lần. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng cao như: Thép (gấp 49 lần), thuốc lá (tăng 33,3%), giày (25,2%), quần áo (23,7%), đường (19%), bia (19%), xi măng (7,6%). Nhờ đó mà sản xuất công nghiệp của Thanh óa đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ, tỷ trọng giá trị gia tăng công có nghiệp -VACN/GRDP toàn tỉnh tăng từ 23,6% năm 2015 lên 30,3% năm 2020 (giá so sánh 2010) có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GRDP giai đoạn 2016 – 2020.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, với việc hoàn thành, đưa vào vận hành nhiều dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp lớn cùng các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đặc biệt như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, công trình có quy mô xây dựng với tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay - 9 tỷ USD, công suất tối đa đạt 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhà máy đã đóng góp hơn 11,66 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng 1000 người lao động. Nhà máy xi măng Long Sơn với 2 dây truyền đồng bộ công suất 7000 tấn/ngày. Tổng công suất 14.000 tấn/ngày, tương đương 5 triệu tấn xi măng/ 1 năm. Nhà máy dầu thực vật Nortalic thuộc Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 71,5 triệu đô la Mỹ, sở hữu công nghệ sản xuất dầu ăn hiện đại, có thể cung cấp cùng lúc nhiều dòng sản phẩm cao cấp với công suất 1.500 tấn/ngày. Nhà máy bao bì Long Sơn, dây chuyền mới của nhà máy sản xuất gạch Vicenza sẽ tiếp tục có sản phẩm mới đưa ra thị trường. Ngoài ra còn có các Công ty cổ phần gang thép Nghi Sơn. Công ty CP mía đường Lam Sơn, Công ty CP đường mía Việt Nam- Đài Loan và Công ty CP mía đường Nông Cống tất cả đều hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của vụ ép 2019-2020…

Các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) và hệ thống các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh có qui mô lớn đã và đang phát huy được hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, một số KCN như (Lễ Môn, Bỉm Sơn, Đình Hương - Tây Bắc Ga) đạt tỷ lệ lấp đầy cao. KCN Lễ Môn là một trong tám KCN của tỉnh Thanh Hóa có diện tích phát triển lên 87,61 ha với tỷ lệ lấp đầy là 100%. KCN Đình Hương, KCN Tây Bắc Ga (giai đoạn 1), KCN Tây Bắc Ga (giai đoạn 2) có tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 87%, 86,64%, 93,7%. KCN Bỉm Sơn diện tích 566 ha tỷ lệ lấp đầy khoảng 37%. KCN Lam Sơn - Sao Vàng 550 ha đã có 01 nhà đầu tư thứ cấp thực hiện với diện tích đầu tư khoảng 6,7ha.

Đặc biệt là KKT Nghi Sơn là một trong năm KKT trọng điểm ven biển của cả nước đã có bước phát triển nổi trội. Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trong KKT Nghi Sơn là 2.650 tỷ đồng, từ năm 2016 đến nay, đã có 98 dự án mới đầu tư vào KKT Nghi Sơn, trong đó có 86 dự án đầu tư trong nước và 12 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 36.925 tỷ đồng và 3.036,3 triệu USD.

Tại các KCN khác, hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện, thu hút được 124 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 5.263 tỷ đồng và 175,2 triệu USD.

Về tình hình phát triển các cụm công nghiệp đến nay, trên địa bàn tỉnh có 57 CCN với diện tích 1646,79 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp đạt 60%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các CCN đạt 18%/năm, đóng góp ngân sách tỉnh đạt từ 130 - 150 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho 6.000-7.000 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành công nghiệp Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ những tồn tại như: Cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh tuy đã có thay đổi nhưng vẫn còn chậm phát triển dù nhiều kỳ quy hoạch đều đặt ra định hướng. Hầu hết các nhà máy dây chuyền sản xuất đã đầu tư lâu năm, cải tạo nhiều lần nên không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng sản phẩm không cao, giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp. Một số dự án đầu tư sản xuất công nghiệp (SXCN) lớn trong kỳ không triển khai được hoặc chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng như: KCN Hoàng Long, dự án nhiệt điện Công Thanh, Nghi Sơn… Một số nhà máy do không hiệu quả đã dừng sản xuất như: Ô tô VINASUKI, các dự án Ferocon. Việc gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để hình thành các chuỗi giá trị còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp, thương mại tuy nhiều nhưng không mạnh, chất lượng và tính chuyên nghiệp chưa cao.

Để ngành công nghiệp tỉnh tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Thanh Hóa đã đề ra mục tiêu chung từ nay đến năm 2030: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ cao, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tầm nhìn đến năm 2050: Tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước, với các ngành công nghiệp ưu tiên công nghiệp hóa lọc dầu và chế phẩm từ dầu; sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm y dược; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu mới. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đến năm 2030 đạt 631.310 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 15,3/năm.

Để hoàn thành những mục tiêu trên, Thanh Hóa đã đưa ra một số giải pháp để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới. Ưu tiên tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư hạ tầng các KKT, KCN, CCN theo hướng đồng bộ, hiện đại, cải tạo mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh; đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc chuyển giao và áp dụng công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất; ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch thân thiện môi trường, từng bước thay thế dần các công nghệ thiết bị lạc hậu bằng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, phấn đấu 100 % các khu công nghiệp, làng nghề có khu vực xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; minh bạch các thông tin liên quan đến đất quy hoạch phát triển để mọi tổ chức cá nhân quan tâm có thể tiếp cận và sử dụng; đổi mới công tác xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn./