Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Tại thị trường nội địa, thuốc lá điếu ngoại nhập lậu tuy không còn bày bán công khai nhưng vẫn được bán lén lút tại các nhà hàng, quán cà phê, tủ bán thuốc lá lẻ. Thậm chí, trên các trang mạng xã hội hay các nền tảng buôn bán trực tuyến, thuốc lá lậu được bán tràn lan, đủ loại đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Dọc một con phố tại Hà Nội, không khó để người hút thuốc tìm mua một gói thuốc ngoại nhập theo thói quen của mình. Từ lâu, gần chục quầy thuốc lá "dã chiến" đã chiếm giữ địa điểm này. Chiêu thức để đối phó với lực lượng chức năng là các tủ thuốc chỉ bày vỏ bao, còn thuốc lá được giấu ở quanh phố phía trong. Khi nào có khách, người bán mới ra lấy và mua bao nhiêu cũng có.

Thuốc lá nhập lậu tuy giá cao hơn thuốc lá sản xuất trong nước nhưng vẫn bán chạy vì đậm hơn và không có hình ảnh cảnh báo gây tâm lý sợ hãi cho người sử dụng.

Mua hàng online lên ngôi, thuốc lá nhập ngoại cũng là 1 trong những mặt hàng đắt khách bởi dễ tìm, dễ mua. Chất lượng cũng chỉ được người dùng khẳng định là hàng xách tay, hàng chuẩn, hút đậm vị, được nhiều người tin mua.

Việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá sản xuất ở nước ngoài trên thị trường Việt Nam đã được quy định rõ. Tuy nhiên, nghiêm cấm là một chuyện, thực tế lại hoàn toàn khác vì hiện nay thuốc lá ngoại vẫn được bán công khai giữa thủ đô.

Người dùng thờ ơ với nguồn gốc thuốc lá

Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội, thuốc lá lậu gây thiệt hại lớn, thất thu ngân sách từ 5.000-6.000 tỷ đồng/năm; Không những thế, thuốc lá lậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút do những thành phần độc hại, không được kiểm soát nguồn gốc. Tuy nhiên, đa phần những người hút thuốc lại hút theo thói quen, chọn mua loại thuốc lá mình thích mà không quan tâm đến nguồn gốc cũng như xuất xứ của sản phẩm.

Mong rằng những người hút thuốc sẽ lưu ý hơn về nguồn gốc loại thuốc mà mình sử dụng bởi ngoài nguy cơ mua phải hàng giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe thì người tiêu dùng cũng sẽ có thể bị phạt lên đến 3 triệu đồng, dù chỉ tàng trữ 1 bao thuốc lá nhập lậu theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2020.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Thu giữ và xử phạt nghiêm hành vi buôn lậu thuốc lá

Theo thống kê, mỗi năm các lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 10.000 vụ vi phạm, tịch thu khoảng trên 8 triệu bao thuốc lá nhập lậu. Mặc dù đã có những hình phạt thích đáng cho những kẻ buôn thuốc lá lậu nhưng vì cám dỗ từ lợi nhuận lên đến 400% của thuốc lậu nên hoạt động này vẫn tiếp tục tái diễn.

Theo đó, hoạt động buôn lậu thuốc lá diễn ra chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. Từ tháng 4/2022 đến tháng 9/2022, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 11 vụ buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, phạt gần 50 triệu đồng; tịch thu gần 800 bao.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Tại tỉnh Bến Tre, đầu tháng 10, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành dừng và khám phương tiện xe ô tô 07 chỗ ngồi; tạm giữ 12.000 bao thuốc lá nhập lậu gồm 7.000 bao HERO, 4.500 bao JET và 500 bao SCOTT.

Còn tại tỉnh Vĩnh Long, cơ quan Cảnh sát điều tra vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thanh Phương về tội "Tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. Trước đó, đoàn kiểm tra đã phát hiện tại Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Phương có buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu số lượng hơn 1.500 bao các loại

Cũng tại tỉnh Vĩnh Long, đối tượng Đặng Văn Hiệp sinh năm 1975 có hành vi sử dụng ô tô vận chuyển 14.500 bao thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất cũng bị khởi tố và bắt tạm giam 3 tháng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15.10.2020 quy định người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ dưới 50 bao, sẽ bị phạt tiền đến 3 triệu đồng. Như vậy, theo quy định này, chế tài xử phạt không chỉ áp dụng với những đối tượng buôn bán, vận chuyển mà ngay cả người tiêu dùng cũng sẽ có thể bị phạt 3 triệu đồng, dù chỉ tàng trữ 1 bao thuốc lá nhập lậu.

Mức phạt tiền cao theo quy định tại nghị định đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong công tác chống nạn thuốc lá nhập lậu. Trước đó, quy định tại điều 25, Nghị định 124/2015/NĐ-CP, với số lượng dưới 10 bao, người buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề đã được tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu với mặt hàng thuốc lá dù chỉ 1 bao

Trong năm 2020 và 2021, nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề đã được tổ chức tại các tỉnh thành nhằm tuyên truyền về quy định mới này tới hàng trăm cửa hàng. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý Thị trường tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý các vụ việc về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, cigar, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng. Riêng trong năm 2021, tổng số vụ kiểm tra lên đến hơn 2.500 vụ, số vụ xử lý trên 1.900 vụ, 14 vụ đã bị chuyển sang xử lý hình sự. Đáng chú ý, số lượng bao thuốc và các loại tương đương bị xử lý lên tới hơn 332.600 bao. Số lượng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng bị xử lý cán mốc 76.500 sản phẩm các loại. Trên 8,8 tỉ đồng là tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính. Các tỉnh thành có số trường hợp bị xử lý cao nhất là TP.HCM, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Hàng nghìn bao thuốc lá nhập lậu không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ được các đối tượng buôn lậu đưa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa bằng nhiều hình thức tinh vi

Mặc dù vậy, tình trạng nhập lậu thuốc lá tràn lan vẫn diễn biến khá phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Riêng tại An Giang, chỉ trong 5 ngày Tết Nhâm Dần vừa qua, Tổ liên ngành chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ trên 10 vụ vận chuyển, thu giữ 3.000 bao thuốc lá nhập lậu. Hay tại Bà Rịa Vũng Tàu, vào tháng 1.2022, Tổ công tác đã thu giữ được gần 9.000 bao thuốc lá nhập lậu thuộc các nhãn hiệu như Hero, JET,... khi kiểm tra một cửa hàng tạp hóa.

Bán thuốc lá ngoại bị phạt như thế nào năm 2024

Cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra một số cửa hàng tạp hoá nhằm nâng cao mức độ răn đe với những đối tượng buôn bán, tàng trữ thuốc lá lậu

Với mức phạt tăng cao đồng thời áp dụng mở rộng tới cả người mua, Nghị định 98/2020/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể trong việc siết chặt vấn nạn thuốc lá nhập lậu tràn lan trên toàn quốc. Người sử dụng thuốc lá cũng cần nâng cao ý thức trong việc tuân thủ nghị định, thận trọng lựa chọn địa điểm mua thuốc lá uy tín nhằm tránh tình trạng bị xử phạt, khi lực lượng chức năng sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của nghị định.

Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã quy định rõ các mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 đến dưới 100 bao.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 đến dưới 300 bao.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 đến dưới 500 bao.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 đến dưới 1.000 bao.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 đến dưới 1.200 bao.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 đến dưới 1.500 bao.

- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên.

Buôn bán thuốc lá lậu bị phạt như thế nào?

Như vậy, người buôn lậu thuốc lá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

Bao nhiêu bao thuốc lá bị khởi tố?

-> Theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Một thùng thuốc lá có bao nhiêu cây?

Mỗi thùng carton đựng thuốc lá sẽ đóng được khoảng 100 cây thuốc và chia làm 10 lớp. Do vậy hầu như các loại thùng carton thuốc lá sẽ có một kích thước cố định là 50x30x46 cm (kích thước phủ bì). Kích thước này có yêu cầu rất nghiêm ngặt và phải chuẩn đến từng mm.

1 cây thuốc lá có bao nhiêu gói?

Thuốc lá Thăng Long dẹt.