Chiến dịch điện biên phủ bắt đầu thời gian nào năm 2024

Thực hiện nhiệm vụ tiến công cụm cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch, Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) được tăng cường 2 đại đội sơn pháo 75mm (6 khẩu), 2 đại đội cối 120mm (8 khẩu), 2 đại đội cối 82mm (8 khẩu); trong quá trình chiến đấu còn được 2 đại đội lựu pháo 105mm chi viện trực tiếp, Đại đoàn Công pháo 351 bắn phá hoại công sự và kiềm chế pháo binh địch, Đại đoàn 316 tổ chức nghi binh và xây dựng trận địa tiến công ở phía đông.

Theo kế hoạch chiến đấu, Đại đoàn 312 sử dụng Trung đoàn 141 là lực lượng chủ yếu, trong đó Tiểu đoàn 11 làm nhiệm vụ chủ công, tiến công trên hướng bắc, tiêu diệt cứ điểm 102; Tiểu đoàn 428 làm nhiệm vụ trợ công, tiến công trên hướng đông bắc, tiêu diệt cứ điểm 101A; 1 tiểu đoàn làm lực lượng dự bị. Trung đoàn 209 sử dụng Tiểu đoàn 130 tiến công trên hướng đông nam tiêu diệt cứ điểm 101B, Tiểu đoàn 166 làm lực lượng dự bị của đại đoàn, 1 tiểu đoàn chặn quân địch phản kích trên đường 41.

Để bảo đảm nguyên tắc “trận đầu phải thắng”, Bộ Chỉ huy Chiến dịch bố trí một lực lượng mạnh hơn quân số địch gấp 3 lần, nếu tính cả lực lượng dự bị thì gấp 5 lần. Ngoài ra, ta còn có kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích; dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử trí trong quá trình chiến đấu. Công tác kiểm tra cũng được thực hiện kịp thời, tỉ mỉ, bảo đảm đánh thắng ngay từ trận đầu để tạo đà cho các trận tiếp theo.

Đêm 11/3/1954, các đơn vị bắt đầu xây dựng trận địa xuất phát xung phong. Sang ngày 12/3/1954, địch dùng máy bay, đại bác bắn phá cửa rừng và đưa bộ binh, xe ủi ra san lấp trận địa chiến hào của ta. Đến đêm 12/3, bộ đội ta tiếp tục xây dựng lại trận địa xuất phát xung phong nhưng khoảng 12 giờ ngày 13/3, địch lại điều 1 đại đội bộ binh cùng 2 xe tăng từ Mường Thanh ra san lấp trận địa. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng pháo lựu 105mm bắn 20 quả vào cụm cứ điểm Him Lam, phá vỡ nhiều công sự địch và buộc lực lượng địch ra san lấp phải rút chạy về Mường Thanh, tạo điều kiện cho Đại đoàn tiến hành chiếm lĩnh trận địa.

Trên hướng thứ yếu, do có đường hào ngụy trang kín đáo, Tiểu đoàn 130 đã áp sát cứ điểm 101B lúc 16 giờ 30 phút; trên hướng chủ yếu, 2 tiểu đoàn 428 và 11 thuộc Trung đoàn 141 phải tổ chức vượt sông Nậm Rốm và tiến quân qua một khoảng trống dưới làn hoả lực địch nên bộ đội chiếm lĩnh khó khăn hơn, song vẫn đúng thời gian quy định.

Để bảo đảm nguyên tắc “trận đầu phải thắng”, Bộ Chỉ huy Chiến dịch bố trí một lực lượng mạnh hơn quân số địch gấp 3 lần, nếu tính cả lực lượng dự bị thì gấp 5 lần. Ngoài ra, ta còn có kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích; dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử trí trong quá trình chiến đấu. Công tác kiểm tra cũng được thực hiện kịp thời, tỉ mỉ, bảo đảm đánh thắng ngay từ trận đầu để tạo đà cho các trận tiếp theo.

17 giờ 5 phút ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Pháo chiến dịch tiếp tục bắn cấp tập vào các trận địa pháo của địch ở điểm cao 307A, 307B, chân đồi A và D của tập đoàn cứ điểm, sau đó chuyển sang bắn phá sân bay Mường Thanh và các cứ điểm 102, 101B của cụm cứ điểm Him Lam. Đòn hỏa lực phủ đầu của ta đánh trúng vị trí chỉ huy của địch ở cụm cứ điểm Him Lam, cắt đứt liên lạc và khống chế có hiệu quả sân bay Mường Thanh và các trận địa pháo địch.

Theo Erwan Bergot – Trung úy người Pháp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: Khi pháo chiến dịch ta bắn cấp tập vào các mục tiêu thì “cũng là lúc mà cánh cổng địa ngục mở toang… Chỉ một loáng, toàn bộ Điện Biên Phủ đã như tan hoang dưới làn đạn pháo, nhất là các hầm chỉ huy rất dễ nhận thấy từ xa do cắm nhiều dây ăngten trên nóc. Những ụ pháo lộ thiên cũng bị nhằm bắn, các pháo thủ đứng cạnh đều bị thương vong. Trận bắn pháo mạnh tới mức làm nhiều người choáng váng. Trong những hầm hố chỉ được phủ bằng lớp đất mỏng, lính bộ binh khiếp sợ ngồi nép vào nhau”1. “Lính lê dương không còn gì để mô tả ngoài từ “hỏa ngục”. Nhưng danh từ này vẫn chưa đủ mức nói hết… những tiếng nổ trút xuống cụm cứ điểm Béatrice như thác lũ, kéo dài không ngừng, không nghỉ, chất đầy trong lỗ tai và tràn ngập mọi cảm giác. Chỉ biết ngồi im không động đậy. Bắp thịt nhão ra, cặp mắt nhắm lại, ý nghĩ trống rỗng”2.

Pháo của ta bắn vào trận địa địch. (Ảnh: TTXVN)

Pháo của ta bắn vào trận địa địch. (Ảnh: TTXVN)

Với sự chuẩn bị kỹ càng, trận pháo kích mở màn chiến dịch đạt hiệu quả cao. Cả Him Lam và Mường Thanh rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập của đạn pháo, nhiều hầm hào, công sự sụp đổ, Sở Chỉ huy địch ở Phân khu Bắc bị đánh tơi tả, Trung tá Gôsê (Jules Gaucher) cùng một số sĩ quan tham mưu của Phân khu Bắc tử trận. Phân khu Bắc và cụm cứ điểm Him Lam không còn người chỉ huy trực tiếp.

Tranh thủ thời cơ địch bị chế áp, trên hướng đông nam, Tiểu đoàn 130 được sự chi viện có hiệu quả của sơn pháo và đơn vị trợ chiến, chỉ sau 40 phút, trung đội bộc phá đã mở được cửa xuyên qua trên 100m rào kẽm gai và bãi mìn. Ta nhanh chóng xung phong vượt cửa mở đánh địch bên trong, sau 1 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt gọn Đại đội Lê dương 11, làm chủ cứ điểm 101B.

Ở cứ điểm 101A, đại đội chủ công của Tiểu đoàn 428 vừa mở xong hàng rào cuối cùng thì bị hoả lực của lô cốt tiền duyên địch bắn chặn dữ dội, xung kích không vượt được cửa mở, Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót lao mình lấp lỗ châu mai, tạo cơ hội cho đơn vị xung phong diệt địch. Đến 22 giờ 30 phút, làm chủ cứ điểm.

Trên hướng chủ yếu, Tiểu đoàn 11 phải vượt qua quãng trống, tiếp cận khó khăn nên mở cửa chậm. Lúc này địch bắt đầu dồn hoả lực ngăn chặn, bắn 6 nghìn đạn pháo xuống khu vực xung quanh Him Lam. Đại đội 243 mở được 7 hàng rào thì gặp 2 hoả điểm của địch bắn chéo cánh sẻ không lên được, cuộc chiến đấu trước cửa mở diễn ra quyết liệt suốt 4 giờ liền.

Đại đoàn điều Tiểu đoàn 166 (lực lượng dự bị) vào chiến đấu đồng thời lệnh cho Tiểu đoàn 428 đánh sang phối hợp với Tiểu đoàn 11 diệt cứ điểm 102. Được sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 428 sau khi làm chủ cứ điểm 101A, đồng thời được pháo cấp trên chi viện, Tiểu đoàn 11 nhanh chóng vượt cửa mở, chia cắt tiêu diệt quân địch trong cứ điểm 102.

Đến 23 giờ 30 phút, Đại đoàn 312 làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Him Lam. Thắng lợi của trận mở đầu đã có tác dụng khích lệ tinh thần, xây dựng niềm tin chiến thắng cho bộ đội, uy hiếp tinh thần, làm địch hoang mang, tạo thế, lực, thời cơ có lợi để tiến công mục tiêu chủ yếu.