Chủ thể hóa của hoạt động lái xe.máy năm 2024

Để đảm bảo an toàn giao thông thì khi tham gia giao thông, tùy từng loại phương tiện và loại đường mà tốc độ di chuyển tối đa cho phép lại khác nhau. Các phương tiện là ôtô, xe máy nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Chủ thể hóa của hoạt động lái xe.máy năm 2024
Mỗi loại xe được quy định về tốc độ tối đa khác nhau. Ảnh: LĐO

Tốc độ tối đa của các phương tiện như ôtô, xe máy tại các khu vực như khu đông dân cư, ngoài khu vực đông dân cư… được quy định khác nhau. Người điều khiển xe cần nắm rõ tốc độ cho phép ở khu vực để không chạy vượt quá tốc độ.

Tốc độ tối đa của xe máy

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, tốc độ tối đa của xe máy (hay xe môtô) các khu vực cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.

Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h.

- Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h.

Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60km/h.

- Tốc độ tối đa của xe gắn máy: Không quá 40km/h.

Tốc độ tối đa của xe ôtô

Cũng theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tốc độ tối đa của xe ôtô cũng được quy định cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa của xe ôtô trong khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.

Đối với đường 2 chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h.

- Tốc độ tối đa của xe ôtô ngoài khu vực đông dân cư được quy định cụ thể cho từng loại như hình sau:

Chủ thể hóa của hoạt động lái xe.máy năm 2024
Tốc độ tối đa của các loại xe ôtô ngoài khu vực đông dân cư. Ảnh chụp màn hình

- Tốc độ tối đa của xe ôtô trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h.

Thông tư này cũng quy định, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

So với Điều 205 BLHS năm 1999 thì Điều 264 BLHS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung. Điều 205 BLHS năm 1999 được tách thành hai điều luật là Điều 263 và Điều 264 BLHS năm 2015, ứng với mỗi điều là mỗi hành vi “điều động” và “giao”.

Chủ thể hóa của hoạt động lái xe.máy năm 2024
Ảnh minh họa.

Người có hành vi “điều động” là người có thẩm quyền (có chức vụ, quyền hạn) còn người có hành vi giao là người không có thẩm quyền (không có chức vụ, quyền hạn) mà họ chỉ có thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Thêm từ “tham gia” để xác định rõ các phương tiện này thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật phải là đang tham gia giao thông, bởi có những trường hợp giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ nhưng không phải trên đường giao thông (không tham gia giao thông đường bộ).

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Khi xác định đối tượng cũng được giao điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của tội phạm này, cần đối chiếu với quy định của Luật giao thông đường bộ về những điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Những điều kiện này do Luật Giao thông đường bộ quy định.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết rõ một người không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong mát hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác.

Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ: Vũ Khắc T là lái xe khách, sau khi trả khách ở bến xe xong. T nói với Nguyễn Văn M là phụ xe không có Giấy phép lái xe điều khiển xe đi thay dầu, còn T ngồi vào quán uống bia. Trên đường đến nơi thay dầu, M gây tai nạn làm chết người. Hành vi của T là hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trường hợp cho người khác mượn xe mô tô, xe máy mà biết người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhưng vẫn cho mượn dẫn đến người mượn xe gây tai nạn làm chết người thì người cho mượn xe bị coi là người giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và bị truy cứu TNHS. Nếu có căn cứ cho rằng, người cho mượn xe không biết người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì họ không bị coi là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài hành vi khách quan, đối vỡi tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Điều kiện đối với điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Các điều kiện này được quy định tại Luật giao thông đường bộ.

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

Việc xác định thiệt hại cũng tương tự như đối với tội vi phạm các quy định tại các Điều 260, 261, 262, 263 BLHS năm 2015.

Chủ thể của tội phạm này là người không có trách nhiệm điều động người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhưng họ là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện giao thông đường bộ như: Chủ sở hữu xe mô tô giao cho người khác không có Giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô của mình hoặc một lái xe đã giao xe cho phụ xe mà người phụ xe không có Giấy phép lái xe…

Cũng như đối với các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người thực hiện hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là lý do vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.

Mặc dù là vô ý phạm tội, nhưng trước khi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người phạm tội phải biết người mà mình giao cho phải là người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nếu vì một lý do nào đó mà người phạm tội không biết người mà mình giao cho không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì cũng không cấu thành tội phạm.

Điều 264 BLHS năm 2015 quy định các khung hình phạt như sau:

  • Khung 1. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

So với khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1999 thì quy định tại khoản 1 Điều 264 BLHS năm 2015 mức phạt tiền có thay đổi, phạt tiền từ 10.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng), mức phạt tối đa 50.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng).

So với khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1999 thì khoản 1 Điều 264 BLHS năm 2015 quy định cụ thể dấu hiệu hậu quả như sau:

  1. Làm chết người;
  2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. Gây thương tích hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Khung 2.Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu có một trong các tình tiết tăng nặng:
  6. Làm chết 02 người;
  7. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  8. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

So với khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1999 chỉ quy định trường hợp phạm tội, đó là: “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Đến khoản 2 Điều 264 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt cụ thể hơn.

Nếu so sánh khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1999 với khoản 2 Điều 264 BLHS năm 2015 thì khoản 2 Điều 264 BLHS năm 2015 nhẹ hơn. Vì vậy, hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 mới xử lý thì áp dụng khoản 2 Điều 264 BLHS năm 2015.

  • Khung 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 264 BLHS năm 2015, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

So với khoản 3 Điều 205 BLHS năm 1999 chỉ quy định trường hợp phạm tội, đó là: “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Đến Điều 264 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt tại khoản 3 cụ thể:

  1. Làm chết 03 người trở lên;
  2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  3. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

So với khoản 3 Điều 205 BLHS năm 1999 với khoản 3 Điều 264 BLHS năm 2015 nhẹ hơn. Vì vậy, hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 mới xử lý thì áp dụng khoản 3 Điều 264 BLHS năm 2015.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

So với khoản 4 Điều 205 BLHS năm 1999 với khoản 4 Điều 264 BLHS năm 2015 thì khoản 4 Điều 264 BLHS năm 2015 quy định thêm mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bỏ hình thức phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  1. Làm chết người;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;