Quy đổi vật liệu sang EUROCODE


Đánh giá chủ đề:

  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Bảng quy đổi vật liệu khi tính toán diện tích cốt thép bằng Etabs

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 4,096
Chủ đề: 0
Thanks Received: 6 in 5 posts
Thanks Given: 2
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 7

Bảng quy đổi vật liệu khi sử dụng Etabs để tính toán diện tích cốt thép theo TCVN (sử dụng BS)

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 8
Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Thanks Given: 0
Gia nhập: Dec 2012
Danh tiếng: 0

cảm ơn anh Hùng vì sự chia sẻ kiến thức quý báu.chúc a luôn mạnh khỏe gặp nhiều may mắn

(11-26-2012, 05:44 AM)Ho Viet Hung Đã viết: Bảng quy đổi vật liệu khi sử dụng Etabs để tính toán diện tích cốt thép theo TCVN (sử dụng BS)

Ở BẢNG TRÊN EM THẤY VỚI B15 Fcu=850*1.5/0.67= 1902.3 T/m2 CHỨ ANH?
TƯƠNG TỰ NHƯ CÁC GIÁ TRỊ B KHÁC

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 4,096
Chủ đề: 0
Thanks Received: 6 in 5 posts
Thanks Given: 2
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 7

12-17-2012, 05:26 AM (Sửa đổi lần cuối: 12-17-2012, 05:26 AM bởi Ho Viet Hung.)

(12-17-2012, 01:51 AM)duchoabn Đã viết: Ở BẢNG TRÊN EM THẤY VỚI B15 Fcu=850*1.5/0.67= 1902.3 T/m2 CHỨ ANH?
TƯƠNG TỰ NHƯ CÁC GIÁ TRỊ B KHÁC

.

Sau khi xem xét kỹ hơn tiêu chuẩn BS, mình thấy BS sử dụng là tròn 1.5/0.67 = 1/0.45, công thức làm tròn này được sử dụng trong hầu hết các tính toán. Do đó khi quy đổi, thay vì sử dụng Fcu = Rb*1.5/0.67 mà sử dụng Fcu = Rb/0.45 thì kết quả sẽ trùng khớp, như trong so sánh dưới đây:

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 37
Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Thanks Given: 0
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 0

12-19-2012, 10:28 AM (Sửa đổi lần cuối: 12-19-2012, 10:28 AM bởi sonfa.)

-Với thông số qui đổi vật liệu này: kết quả đúng chính xác đối với dầm.
-Tuy nhiên đối với cột thì lại ra rất nhiều kết quả và khó để mà kiểm soát.
-Em thử so sánh kết quả giửa các phương pháp tính như của thầy Cống, các phần mềm như Thep2k, Rdsuite, Robot( theo Snip-Nga) thì kết quả chênh lệch rất nhiều. Củng có khi kết quả khá trùng khớp nhau. Tuy nhiên em nhận thấy khi bài toán tính cột nằm ở các đoạn giới hạn lệch tâm lớn, hay lệch tâm bé thì kết quả của mỗi phần mềm hay nhảy lung tung khó kiểm soát được.
-Vậy theo anh thì có thể tin cậy đối với phương pháp tính nào? phần mềm nào?

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 4,096
Chủ đề: 0
Thanks Received: 6 in 5 posts
Thanks Given: 2
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 7

(12-19-2012, 10:28 AM)sonfa Đã viết: -Với thông số qui đổi vật liệu này: kết quả đúng chính xác đối với dầm.
-Tuy nhiên đối với cột thì lại ra rất nhiều kết quả và khó để mà kiểm soát.
-Em thử so sánh kết quả giửa các phương pháp tính như của thầy Cống, các phần mềm như Thep2k, Rdsuite, Robot( theo Snip-Nga) thì kết quả chênh lệch rất nhiều. Củng có khi kết quả khá trùng khớp nhau. Tuy nhiên em nhận thấy khi bài toán tính cột nằm ở các đoạn giới hạn lệch tâm lớn, hay lệch tâm bé thì kết quả của mỗi phần mềm hay nhảy lung tung khó kiểm soát được.
-Vậy theo anh thì có thể tin cậy đối với phương pháp tính nào? phần mềm nào?

Theo mình phương pháp tính toán đáng tin cậy nhất là phương pháp dựa vào biểu đồ tương tác, bới vì phương pháp này đơn giản nhưng chính xác về mặt lý thuyết, phản ánh được trạng thái làm việc của tiết diện (theo các giả thiết được nêu ra trong tiêu chuẩn). Tuy đơn giản, nhưng phương pháp này có nhược điểm là cần xử lý một lượng lớn các số liệu và không thể kiểm chứng các phép tính. Bởi vì khác với các công thức gần đúng (có thể kiểm chứng kết quả dễ dàng thông qua công thức gấn đúng), phương pháp tính toán dựa vào biểu đồ tương tác ngoài việc sử dụng một số lượng lớn các phép tính, còn cần sử dụng thuật toán đúng dần để tìm ra diện tích cốt thép.
Phương pháp tính toán dựa trên biểu đồ tương tác là phương pháp hoàn bị nhất, có thể dùng cho cả cột lẫn dầm. Tuy nhiên pp này chỉ mới được nghiên cứu áp dụng một cách có kết quả trong thời gian gần đây, do đó các phần mềm như Thep2k hay Rdsuite khó có khả năng sử dụng phương pháp biểu đồ tương tác, mà: hoặc là sử dụng công thức gần đúng, hoặc là tính toán độc lập theo 2 phương - đều có sai số, đặc biệt tính phẳng theo 2 phương rồi cộng lại là hoàn toàn không chính xác.
Giới hạn nén lệch tâm lớn và lệch tâm bé là giới hạn mà tại đó nếu vượt quá thì ứng suất cốt thép chịu kéo thay đổi và < Rs, do đó các phương pháp tính toán thông thường gặp khó khăn trong việc giải các phương trình cân bằng lực (vì ứng suất cốt thép không biết trước) và không thể giải quyết được nếu không dùng công thức tính toán ứng suất mới và TCXDVN 356:2005 đã đề cập.

Kết quả tính toán thép cột trong Etabs sẽ khác với TCXDVN 356:2005 (cho dù đã quy đổi vật liệu) là do quy định về ứng suất trong BS khác với TCVN, bên cạnh đó cách xác định ảnh hưởng của uốn dọc theo BS có sự khác biệt rất lớn so với TCVN, tuy nhiên theo quan điểm của mình (và những kết quả nghiên cứu mà mình đã tiến hành đến thời điểm này) thì kết quả tính toán trong Etabs khi đã quy đôi vật liệu sẽ dao động xung quanh giá trị tính toán theo TCVN.

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 23
Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Thanks Given: 0
Gia nhập: Feb 2013
Danh tiếng: 0

04-28-2013, 02:33 PM (Sửa đổi lần cuối: 04-28-2013, 02:33 PM bởi toannguyen.)

con cái fys ( ứng suất cắt của thép )trong etap thì quy đổi như thế nào ah a. e ko thấy a nhắc đến nó

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 4,096
Chủ đề: 0
Thanks Received: 6 in 5 posts
Thanks Given: 2
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 7

04-28-2013, 02:37 PM (Sửa đổi lần cuối: 05-03-2013, 02:41 AM bởi Ho Viet Hung.)

(04-28-2013, 02:33 PM)toannguyen Đã viết: con cái fys ( ứng suất cắt của thép )trong etap thì quy đổi như thế nào ah a. e ko thấy a nhắc đến nó

.
Đính chính lại: fys là cường độ (giới hạn chảy) của cốt thép chịu cắt, hay chính là giới hạn chảy của cốt đai. Được lấy bằng cường độ tính toán của cốt thép làm cốt đai. Ví dụ cốt thép làm từ A-I thì fys = 22500 T/m2; nếu cốt thép làm từ A-II thì fys = 28000 T/m2

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 23
Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Thanks Given: 0
Gia nhập: Feb 2013
Danh tiếng: 0

vậy cái fys này ko quy đổi ra phải ko a. sao e đc sách sap của nguyễn khánh hùng ko bít giá trị này nó có giống trong sap ko nếu giống thì e thấy nó đc quy đổi hay sao ý
quy đổi từ tc csa-a23.3-94 sang tcvn 356-2005
cI.AI
CÓ RS=225( MPA)
FY=FYS= 264.7 (MPA)
mà vừa rồi e có tham khảo video của a ,a có nhập cho giá trị fys=22000 ko bít số a nhập ở đâu ra. hay a nhập vào cho nó có mô hình

Quy đổi vật liệu sang EUROCODE

Bài viết: 4,096
Chủ đề: 0
Thanks Received: 6 in 5 posts
Thanks Given: 2
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 7

04-29-2013, 02:01 AM (Sửa đổi lần cuối: 05-03-2013, 02:42 AM bởi Ho Viet Hung.)

(04-28-2013, 03:23 PM)toannguyen Đã viết: vậy cái fys này ko quy đổi ra phải ko a. sao e đc sách sap của nguyễn khánh hùng ko bít giá trị này nó có giống trong sap ko nếu giống thì e thấy nó đc quy đổi hay sao ý
quy đổi từ tc csa-a23.3-94 sang tcvn 356-2005
cI.AI
CÓ RS=225( MPA)
FY=FYS= 264.7 (MPA)
mà vừa rồi e có tham khảo video của a ,a có nhập cho giá trị fys=22000 ko bít số a nhập ở đâu ra. hay a nhập vào cho nó có mô hình

.
BS 8110-97 sử dụng hệ số điều kiện làm việc cho cốt thép chịu cắt là 1.25, do đó khi quy đổi có thể sử dụng (cường độ tính toán dành cho cốt thép ngang theo TCXDVN 356) * 1.25, các giá trị sau khi quy đổi gần bằng cường độ tính toán của chính nhóm cốt thép đó

Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách