Phương pháp kiểm toán là gì năm 2024

Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Kiểm toán phải đảm nhiệm những công việc nào? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Phương pháp kiểm toán là gì năm 2024

Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.

Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

Phương pháp kiểm toán là gì năm 2024

2. Có những loại kiểm toán nào?

Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về hình thức kiểm toán thì có 3 loại kiểm toán phổ biến là:

Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước

Đây là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nhà nước trong bài viết xem thêm.

Thứ hai: Kiểm toán độc lập

Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán độc lập trong bài viết xem thêm.

Thứ ba: Kiểm toán nội bộ

Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nội bộ trong bài viết xem thêm.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu trên báo cáo tài chính do đơn vị được kiểm toán cung cấp.

Phương pháp kiểm toán là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: Pinterest

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính

Định nghĩa

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu trên báo cáo tài chính do đơn vị được kiểm toán cung cấp.

Nội dung phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính gồm:

(1) Các thủ tục phân tích

- Phân tích là việc xem xét số liệu trên báo cáo tài chính thông qua phân tích xu hướng và các tỉ số tài chính.

- Phương pháp này giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất thường trên báo cáo tài chính.

- Từ đó kiểm toán viên xác định được mục tiêu, phạm vi, qui mô, khối lượng công việc cần kiểm toán và đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viên cho là cần thiết.

- Ngoài mục đích phân tích để tìm kiếm sai phạm, kiểm toán viên còn có một mục đích nữa là đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra góp ý cho doanh nghiệp trong thư quản lí.

- Phương pháp phân tích gồm hai nội dung: phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất.

+ Phân tích xu hướng là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu, bao gồm:

• So sánh số liệu thực tế kì này so với kì khác.

• So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán.

• So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp so với bình quân ngành.

• So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác cùng qui mô, lãnh thổ, ngành nghề kinh doanh.

Phương pháp phân tích xu hướng sẽ giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu, qua đó sẽ giúp kiểm toán viên định hướng được nội dung kiểm toán và những vấn đề cơ bản cần quan tâm.

Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là không thể hiện được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau.

- Phân tích tỉ suất

+ Việc tính toán các tỉ suất, lựa chọn phân tích các tỉ suất nào phụ thuộc vào việc đánh giá và nhận xét của kiểm toán viên.

+ Kiểm toán viên cũng cần chú ý so sánh tỉ suất này của năm nay so với năm trước xem có gì thay đổi lớn hay không và dựa vào các chỉ tiêu và số liệu liên quan khác để xem xét nguyên nhân gây ra sự thay đổi này.

+ Các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính gồm:

1. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn.

2. Khả năng thanh toán.

3. Khả năng quản lí tài sản.

4. Khả năng quản lí vốn vay.

5. Khả năng sinh lời.

(2) Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản

- Phương pháp kiểm tra chi tiết số dư tài khoản là kĩ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan, kiểm tra việc tính toán và tổng hợp số dư từng tài khoản.

- Phương pháp này nhằm mục đích thu thập bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu kế toán.

- Mục đích của việc kiểm tra chi tiết số dư tài khoản là thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.